Ranjit Singh

Ranjit Singh
Vua xứ Punjab
Chân dung Quốc vương Ranjit Singh với biệt danh Sher-e-Punjab (Sư tử Ngũ hà) mặc áo giáp nạm viên kim cương Koh-i-Noor.
Vua của đế quốc Sikh
Tại vị1801 - 1839
Tiền nhiệmKhông có
Kế nhiệmKharak Singh
Thông tin chung
Sinh13 tháng 11 năm 1780
Gujranwala, đế quốc Mogul
Mất20 tháng 6 năm 1839
Lahore, đế quốc Sikh
Thê thiếpDatar Kaur
Hậu duệKharak Singh
Sher Singh
Maharaja Dalip Singh
Hoàng tộcHọ Singh
Thân phụMaha Singh
Tôn giáoĐạo Sikh

Maharaja Ranjit Singh (ਮਹਾਰਾਜਾ ਰਣਜੀਤ ਸਿੰਘ) (13 tháng 11 năm 1780Gujranwala, đế quốc Mogul20 tháng 6 năm 1839Lahore, đế quốc Sikh) là vị quốc vương đầu tiên của đế quốc Sikh tại vùng Ngũ Hà (Punjab - nay thuộc biên giới Ấn Độ-Pakistan), có biệt danh Sher-e-Punjab (Sư tử Ngũ Hà). Ông lãnh đạo dân Punjab đánh bại các cuộc xâm lược của người Hồi giáo, đặc biệt là chiến thắng trước người Afghanistan, và ông đã thiết lập mối quan hệ giao hảo với người Anh[1].

Thuở thiếu thời

[sửa | sửa mã nguồn]

Ranjit Singh sinh ra ở Gujranwala (Pakistan ngày nay), trong một gia đình Sandhu Sikh (Theo một số sử gia có nguồn gốc Jatt và một số người Sansi có quyền khác[2][3][4][5][6][7][8])[9][10], nhánh thuộc misl Sukerchakia[10]. Ông thuộc một nhánh của người Sikh ở Bắc Ấn và Pakistan.[11][12] Khi còn thơ ấu, ông bị bệnh đậu mùa và kết quả là bị mất một mắt. Trong thời gian đó, phần lớn vùng Punjab được cai trị bởi Liên minh Sikh theo cơ cấu Sarbat Khalsa, cũng như người Afghan, và vùng đất này bị phân chia giữa những "tộc chiến" được gọi là misl. Thân phụ Ranjit Singh là Maha Singh giữ chức Tổng chỉ huy của misl Sukerchakia và cai quản vùng đất ở phía tây Punjab, nằm quanh các tổng hành dinh của ông ở Gujranwala. Ranjit Singh kế vị cha ở tuổi 12. Sau vài cuộc chiến tranh, các kẻ thù phải công nhận ông là vị thủ lĩnh của họ, và ông thống nhất các bè phái người Sikh thành một nhà nước.

Đại Vương xứ Ngũ hà

[sửa | sửa mã nguồn]
Samadhi của Ranjit SinghLahore, Pakistan

Ranjit Singh đăng quang ngày 12 tháng 4 năm 1801 (xảy ra đồng thời với Baisakhi). Sahib Singh Bedi, hậu duệ của Guru Nanak Dev, đã chỉ đạo việc thực hiện lễ đăng quang[13]. Ông đóng đô tại Gujranwala từ năm 1799 đến năm 1902. Năm 1802 ông thiên đô về Lahore. Ranjit Singh vươn tới quyền lực trong một thời gian rất ngắn, từ một thủ lĩnh của một misl Sikh cuối cùng đã lên ngôi Đại vương (Maharaja) của vùng Punjab.

Trong những năm tới ông giao chiến với quân Afghanistan, đuổi họ ra khỏi vùng Punjab. Ông cũng chiếm các lãnh thổ của người Pashtun trong đó có Peshawar (nay là Tỉnh Biên giới Tây Bắc và các khu vực có bộ lạc sinh sống). Đây là lần đầu tiên người Pashtun Peshwar nằm dưới quyền thống trị của người Punjab. Ông đã chiếm tỉnh Multan bao quanh các phần đất phía bắc Punjab, Peshawar (1818), JammuKashmir (1819). Thế là Ranjit Singh đã đặt dấu chấm cho hơn ngàn năm thống trị của Hồi giáo. Ông cũng chinh phạt các nhà nước vùng đồi núi ở phía bắc Anandpur Sahib, nước lớn nhất là Kangra. Khi Ngoại giao Đại thần của Ranjit Singh là Fakir Azizuddin, gặp Toàn quyền Anh ở Ấn Độ, Huân tước Auckland, ở Simla, Auckland đã hỏi Fakir Azizuddin rằng vua Sikh bị chột bên mắt nào. Azizuddin trả lời: Đại Vương của chúng tôi là một vầng mặt trời và mặt trời ấy chỉ có một mắt.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Patwant Singh (2008). Empire of the Sikhs: The Life and Times of Maharaja Ranjit Singh. Peter Owen. tr. 113–124. ISBN 978-0-7206-1323-0.
  2. ^ Sir Lepel Griffin, Punjab Chiefs, Vol. 1, p 219"...and from Sansi the Sindhanwalias and the Sansis have a common descent. The Sansis were the theivish and degraded tribe [sic] and the house of Sindhanwalia naturally feeling ashamed of its Sansi name invented a romantic story to account for it. But the relationship between the nobles and the beggars, does not seem the less certain and if history of Maharaja Ranjit Singh is attentively considered it will appear that much his policy and many of his actions had the true Sansi complexion"
  3. ^ The Sansis of Punjab; a Gypsy and De-notified Tribe of Rajput Origin, Maharaja Ranjit Singh- The Most Glorious Sansi, pp 13, By Sher Singh, 1926-, Published by, 1965, Original from the University of Michigan
  4. ^ Tribalism in India, pp 160, By Kamaladevi Chattopadhyaya, Edition: illustrated, Published by Vikas, 1978, Original from the University of Michigan
  5. ^ Sociological Bulletin,pp 97, By Indian Sociological Society, Published by Indian Sociological Society., 1952
  6. ^ Indian Librarian edited by Sant Ram Bhatia,pp 220, Published by, 1964Item notes: v.19-21 1964-67, Original from the University of Michigan
  7. ^ The Sikhs in History, pp 92, By Sangat Singh, Edition: 2, Published by S. Singh, 1995, Original from the University of Michigan
  8. ^ Some Aspects of State and Society Under Ranjit Singh, pp 5 By Fauja Singh, Published by Master Publishers, 1981, Original from the University of Michigan
  9. ^ Preminder Singh Sandhawalia (1999). Noblemen and Kinsmen History of a Sikh Family: History of a Sikh Family. Munshiram Manoharlal Publishers. ISBN 8121509149
  10. ^ a b Jean-Marie Lafont, Maharaja Ranjit Singh, Lord of the Five Rivers. (Oxford: Oxford University Press, 2002).
  11. ^ Preminder Singh Sandhawalia (1999). Noblemen and Kinsmen History of a Sikh Family: History of a Sikh Family. Munshiram Manoharlal Publishers. ISBN 8121509149.
  12. ^ Jean-Marie Lafont, Maharaja Ranjit Singh, Lord of the Five Rivers. (Oxford: Oxford University Press, 2002).
  13. ^ "Ranjit Singh, Maharaja", Sikh Cyber Museum

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • The Real Ranjit Singh by Fakir Syed Waheeduddin, published by Punjabi University, ISBN 8173807787, 01 Jan 2001, 2nd ed. First ed. published 1965 Pakistan.
  • Maharaja Ranjit Singh, Lord of the Five Rivers, By Jean-Marie Lafont. (Oxford University Press. Date:2002, ISBN 0195661117).
  • Noblemen and Kinsmen History of a Sikh Family: History of a Sikh Family, By Preminder Singh Sandhawalia (Author), (Munshiram Manoharlal Publishers. Date:1999, ISBN 8121509149).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Sikh Empire tại Wikimedia Commons

Genealogy
Biographies
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm tắt chương 227: Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 227: Jujutsu Kaisen
Đầu chương, Kusakabe không hiểu cơ chế đằng sau việc hồi phục thuật thức bằng Phản chuyển thuật thức
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima (有馬 貴将, Arima Kishō) là một Điều tra viên Ngạ quỷ Cấp đặc biệt nổi tiếng với biệt danh Thần chết của CCG (CCGの死神, Shīshījī no Shinigami)
[Lôi Thần] Không về phe Thiên Lý và mục đích của
[Lôi Thần] Không về phe Thiên Lý và mục đích của "Lệnh truy nã Vision"
Chỉ cần dám ngăn cản tầm nhìn của vĩnh hằng, hay chỉ cần làm tổn thương người của Inazuma, thì sẽ trở thành kẻ thù của nàng
Limerence - Có lẽ đó không chỉ là crush
Limerence - Có lẽ đó không chỉ là crush
I want you forever, now, yesterday, and always. Above all, I want you to want me