Ryzen

AMD Ryzen
Thông tin chung
Ngày bắt đầu sản xuấtTháng Hai năm 2017
Ngày ngừng sản xuấtnay
Nhà sản xuất phổ biến
Hiệu năng
Xung nhịp tối đa của CPU3.0 GHz đến 4.6 GHz
Kiến trúc và phân loại
Công nghệ node14 nm đến 7 nm
Vi kiến trúcZen
Zen+
Tập lệnhAMD64/x86-64, MMX(+), SSE1, SSE2, SSE3, SSSE3, SSE4a, SSE4.1, SSE4.2, AES, CLMUL, AVX, AVX2, FMA3, CVT16/F16C, ABM, BMI1, BMI2, SHA
Thông số vật lý
Nhân
  • Lên đến 16 nhân/32 luồng (64 nhân/128 luồng được công bố)
(Các) chân cắm

Ryzen (/ˈrzən/ RY-zən)[1] là một thương hiệu[2] bộ xử lý trung tâm (CPU) và bộ xử lý tăng tốc (APU) được thiết kế và bán bởi AMD (Advanced Micro Devices).

Thương hiệu này được giới thiệu năm 2017 với các sản phẩm dựa trên vi kiến trúc Zen dành cho CPU, và lần đầu tiên các sản phẩm mang thương hiệu Ryzen được công bố chính thức tại hội nghị AMD's New Horizon ngày 13/7/2016.[3] Thế hệ CPU thứ hai của Ryzen dựa trên vi kiến trúc Zen+, được xây dựng với công nghệ 12 nm process và phát hành vào ngày 19/4/2018.[4]

Dòng sản phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Vi kiến trúc Zen

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong năm năm trước khi phát hành Ryzen, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của AMD trong mảng CPU x86-64, Intel, đã liên tục tăng thị phần với chu kỳ tick-tock của dòng chip Intel Core.[5] Kể từ khi phát hành vi kiến trúc Bulldozer vào năm 2011, AMD đã tụt hậu so với Intel đáng kể, cả về điểm hiệu năng đơn nhân lẫn đa nhân.[6] Ryzen là sự hiện thực hoá đầu tiên của Zen ở cấp độ người tiêu dùng.[7][8] CPU Ryzen cho hiệu năng đa luồng cao hơn và hiệu năng đơn luồng thấp hơn so với CPU của Intel.[cần dẫn nguồn] Chúng đưa AMD trở lại thị trường CPU desktop cao cấp, cho phép cạnh tranh hiệu năng với dòng Core i7 của Intel.[9] Zen, vi kiến trúc x86 hiệu năng cao của AMD, cải thiện hơn 52% chu kỳ instructions-per-clock so với thế hệ trước, mà không làm tăng điện năng tiêu thụ.[10] Từ khi phát hành Ryzen, thị phần CPU của AMD đã tăng lên.

CPU: Summit Ridge / Whitehaven

[sửa | sửa mã nguồn]

APU: Raven Ridge

[sửa | sửa mã nguồn]

CEO AMD, Lisa Su, khẳng định trong tháng 3/2017 trên Reddit AMA (tại subreddit /r/AMD) rằng APU dựa trên Zen cũng sẽ mang thương hiệu Ryzen.[19] Theo truyền thống, APU của AMD sẽ có thương hiệu khác với CPU. Thương hiệu này sau đó đã được làm rõ là Ryzen Mobile, và AMD nói rằng các sản phẩm sẽ có hiệu năng CPU và GPU cao hơn và ít tiêu thụ điện hơn thế hệ trước.[20]

Tháng 5/2017, AMD đưa ra một APU Ryzen Mobile với bốn nhân CPU Zen và GPU dựa trên Vega,[21]  APU Ryzen Mobile đầu tiên chính thức phát hành vào tháng 10/2017.[22] Đó con chip đầu tiên của AMD có tính năng Video Core Next ASIC.

Di động
[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tháng 1/2018, AMD cũng đã công bố hai vi xử lý máy tính với GPU Vega tích hợp có tên mã Raven Ridge, được phát hành vào tháng Hai.[24]

Trong tháng 2/2018, AMD cũng công bố dòng APU Zen+Vega nhúng V1000 với bốn SKU.[25]

Model CPU GPU Memory
support
TDP Release
date
Release
price
Cores
(threads)
Clock rate (GHz) Cache[a] Model Config[b]
(cores)
Clock Processing power (GFLOPS)[c]
Base Boost XFR L2 L3
V1202B 2 (4) 2.3 3.2 Không biết 1 MB Không biết RX Vega 3 192:12:16
(3)
1000 MHz 384 DDR4-2400 (Dual channel) 12–25 W Không biết Không biết
V1605B 4 (8) 2.0 3.6 Không biết 2 MB RX Vega 8 512:32:16
(8)
1100 MHz 1126.4 Không biết Không biết
V1756B 3.25 Không biết Không biết 1300 MHz 1331.2 DDR4-3200 (Dual channel) 35–54 W Không biết Không biết
V1807B 3.35 3.8 Không biết RX Vega 11 704:44:16
(11)
1830.4 Không biết Không biết

Vi kiến trúc Zen+

[sửa | sửa mã nguồn]

CPU: Pinnacle Ridge

[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng sản phẩm Ryzen 2000 đầu tiên dựa trên Zen+, tên mã là Pinnacle Ridge, đã được công bố cho đặt hàng trước ngày 13/4/2018[27] và chính thức sáu ngày sau đó.

Tương thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù AMD "xác nhận" Ryzen có thể chạy Windows 7 và Windows 10, Microsoft chỉ chính thức hỗ trợ Ryzen trên máy tính chạy Windows 10. Windows Update chặn việc cài đặt trên hệ thống chạy phiên bản cũ hơn, dù rằng hạn chế đó có thể tránh được bằng cách không cài đặt bản cập nhật tương ứng, hoặc là bỏ qua hoàn toàn nhờ một bản vá không chính thức.[28] Và trong khi AMD ban đầu nói rằng họ sẽ chỉ cung cấp driver của chipset Ryzen cho Windows 10,[29] Ryzen / Threadripper chipset driver package của AMD vẫn bao gồm driver chính thức cho Windows 7.[30]

Vi xử lý Ryzen cũng tương thích với Linux, hiệu năng cao nhất của Ryzen được kích hoạt với phiên bản kernel 4.10 trở lên.[31]

Vấn đề tồn tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Ryzen gặp phải việc khoá cứng hệ thống khi ứng dụng thực hiện một số trình tự của FMA3 instructions.[32] AMD tuyên bố vào giữa tháng 3/2017 rằng vấn đề này sẽ được sửa thông qua microcode mới bao gồm trong các bản cập nhật UEFI từ nhà sản xuất bo mạch chủ.[33]

Một số vi xử lý Ryzen đời đầu có lỗi segmentation faults trong vài tác vụ của Linux, đặc biệt là trong khi biên dịch mã với GCC.[34] AMD đề nghị thay thế những vi xử lý bị ảnh hưởng bằng vi xử lý mới không bị ảnh hưởng.[35]

Đầu năm 2018, một công ty Israel tên là CTS Labs tuyên bố phát hiện ra vài sai sót trong hệ sinh thái Ryzen: Ryzenfall, ảnh hưởng đến CPU Ryzen desktop; Fallout, ảnh hưởng đến CPU Epyc; Masterkey, ảnh hưởng đến cả hai; và Chimera ảnh hưởng đến ASMedia-designed USB 3.1 silicon tìm thấy trong Ryzen desktop SoC.[36] Động thái bất thường của công ty bảo mật này, tiết lộ lỗ hổng mà không cho AMD thời gian phản ứng, đã làm dấy lên mối quan ngại và những câu hỏi về tính hợp pháp của exploit.[37]

Những câu hỏi khác được đặt ra khi các nhà điều tra độc lập đào sâu lịch sử của công ty và phân tích các video họ đã tải lên web.[38] Cuối cùng, các nhà điều tra phát hiện ra một bài viết của Viceroy Research lên án AMD về exploit và lưu ý rằng bài viết được đăng chưa đến nửa giờ sau khi exploit được tiết lộ. Bài viết đã được chuẩn bị từ nhiều ngày trước, và từ ngữ của nó cho thấy có động lực tài chính đứng sau, nhiều người nhanh chóng cáo buộc đây là chiến dịch bôi nhọ mà Viceroy sắp đặt để bán khống cổ phiếu AMD.[39]

Ngoài ra, một số giả thuyết cho rằng exploit là một phần của chiến dịch bôi nhọ bởi đối thủ Intel, mặc dù không có bằng chứng xác đáng và Intel tự có một thông cáo báo chí nói rằng mình không tham gia.

AMD thông báo rằng tuy exploit là có thật nhưng chúng đang bị cường điệu hoá, cần phải truy cập vật lý vào máy chủ để khai thác những lỗ hổng này. AMD cũng thông báo rằng lỗ hổng có thể được sửa thông qua cập nhật microcode và họ đang làm việc với một bản vá.[40]

Tài liệu tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cutress, Ian (ngày 13 tháng năm 2016). “AMD Gives More Zen Details: Ryzen, 3.4 GHz+, NVMe, Neural Net Prediction, & 25 MHz Boost Steps”. AnandTech.
  2. ^ “AMD Takes Computing to a New Horizon with Ryzen™ Processors”. Amd.com. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2018.
  3. ^ “New Horizon”. Amd.com.
  4. ^ Cutress, Ian. “AMD Ryzen 2nd Gen Details: Four CPUs, Pre-Order Today, Reviews on the 19th”. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2018.
  5. ^ “PassMark CPU Benchmarks - AMD vs Intel Market Share”. Cpubenchmark.net (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2017.
  6. ^ “AMD's moment of Zen: Finally, an architecture that can compete”. Ars Technica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2018.
  7. ^ “AMD's Zen CPU is now called Ryzen, and it might actually challenge Intel”. Ars Technica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2018.
  8. ^ “AMD's New Desktop Processors for 2018: What You Need to Know”. Tom's Guide (bằng tiếng Anh). ngày 7 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2018.
  9. ^ Cuttress, Ian (ngày 2 tháng 3 năm 2017). “The AMD Zen and Ryzen 7 Review: A Deep Dive on 1800X, 1700X and 1700”. AnandTech. tr. 23. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2017.
  10. ^ “The "Zen" Core Architecture | AMD”. Amd.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2018.
  11. ^ Cutress, Ian (ngày 2 tháng 3 năm 2017). “The AMD Zen and Ryzen 7 Review: A Deep Dive on 1800X, 1700X and 17000”. AnandTech. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2017.
  12. ^ Kampman, Jeff (ngày 2 tháng 3 năm 2017). “AMD's Ryzen 7... CPUs reviewed”. Techreport.com. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2017.
  13. ^ “Gaming: Tips for Building a Better AMD Ryzen™ S... - Community”. community.amd.com.
  14. ^ “[PATCH] add znver1 processor”.
  15. ^ “AMD Ryzen 7 1800X och 7 1700X- Sweclockers”. Sweclockers.com.
  16. ^ “AMD Ryzen 7 1800X Review - CPU-Z Screenshots & System”.
  17. ^ “AMD Ryzen pre-order and release date revealed VS Intel”. SlashGear.
  18. ^ “AMD Ryzen 16 Core Whitehaven Enthusiast CPUs Leaked – 3.6 GHz Clock Speed, Boatloads of Cache & Quad Channel DDR4 Support”. Wccf tech.
  19. ^ “We are AMD, creators of Athlon, Radeon and other famous microprocessors. We also power the Xbox One and PS4. Today we want to talk RYZEN, our new high-speed CPU five years in the making. We're celebrating with giveaways, and you can ask us anything! Special guest: AMD President and CEO Dr. Lisa Su”. Reddit. Reddit. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2017.
  20. ^ Shrout, Ryan (ngày 18 tháng 5 năm 2017). “AMD Teases Ryzen Mobile APUs with Zen CPU Cores and On-Die Vega Graphics”. PC Perspective. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2017.
  21. ^ Shrout, Ryan (ngày 30 tháng 5 năm 2017). “Computex 2017: AMD Demos Ryzen Mobile SoC with Vega Graphics”. PC Perspective. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2017.
  22. ^ Cutress, Ian (ngày 26 tháng 10 năm 2017). “Ryzen Mobile is Launched”. Anandtech. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2017.
  23. ^ “The Mobile CPU Comparison Guide Rev. 13.0 Page 5: AMD Mobile CPU Full List”. TechARP.com. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2017.
  24. ^ “AMD's 2018 roadmap: Desktop APUs in February, second-generation Ryzen in April”. Ars Technica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2018.
  25. ^ Alcorn, Paul (ngày 21 tháng 2 năm 2018). “AMD Launches Ryzen Embedded V1000, EPYC Embedded 3000 Processors”. Tomshardware.com. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2018.
  26. ^ “Processor Programming Reference (PPR) for AMD Family 17h Model 01h, Revision B1 Processors” (PDF). Processor Programming Reference (PPR) for AMD Family 17h Model 01h, Revision B1 Processors. AMD. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2017.
  27. ^ Alcorn, Paul (ngày 13 tháng 4 năm 2018). “AMD Announces 2nd Generation Ryzen 7 & 5 CPUs: Pricing, Pre-Orders”. Tom's Hardware. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2018.
  28. ^ “Unofficial Patch Unblocks Windows 7 and 8.1 Updates for Kaby Lake, Ryzen - ExtremeTech”. ExtremeTech (bằng tiếng Anh). ngày 20 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017.
  29. ^ “AMD: Sorry, there will be no official Ryzen drivers for Windows 7”. PC World. IDG. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2017.
  30. ^ “Chipset”. support.amd.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017.
  31. ^ Chacos, Brad (ngày 13 tháng 3 năm 2017). “Kernel 4.10 gives Linux support for AMD Ryzen multithreading”. PC World. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2017.
  32. ^ “AMD Confirms It's Issuing a Fix To Stop New Ryzen Processors From Crashing Desktops - Slashdot”. hardware.slashdot.org.
  33. ^ “AMD found the root problem causing its new Ryzen processors to freeze desktops”.
  34. ^ “AMD Confirms Linux Performance Marginality Problem Affecting Some, Doesn't Affect Epyc / TR - Phoronix”. Phoronix.com.
  35. ^ “AMD Replaces Ryzen CPUs for Users Affected By Rare Linux Bug. - ExtremeTech”. Extremetech.com. ngày 29 tháng 8 năm 2017.
  36. ^ “AMD Investigating RyzenFall, MasterKey, Fallout, and Chimera CPU Vulnerabilities - BleepingComputer.com”. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2018.
  37. ^ “Linus Torvalds slams CTS Labs - Linus Tech Tips”. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2018.
  38. ^ “Assassination Attempt on AMD by Viceroy Research & CTS Labs, AMD "Should Be $0 - GamerNexus". Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2018.
  39. ^ “AMD And CTS Labs: A Story Of Failed Stock Manipulation - Seeking Alpha”. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2018.
  40. ^ “AMD is working on fixes for the reported Ryzenfall, MasterKey vulnerabilities - Yahoo! Finance”. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan