Sông Chơr Lang

Sông Chơr Lang trên bản đồ Việt Nam
Sông Chơr Lang
Sông Chơr Lang
Sông Chơr Lang (Việt Nam)

Sông Chơr Langphụ lưu của sông A Vương, chảy ở xã Bha Lêê huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.[1][2][3][4][5]

Sông Chơr Lang dài hơn 21 km, diện tích lưu vực 66 km², mã sông là "05 01 09 11 04", tên trong "Danh mục sông nội tỉnh" là "Sông Che Long". Tên "Chơr Lang" xác định theo bài viết của BTV Pơloong Hữu Phú đăng ở Cổng TTĐT Tây Giang.

Sông bắt nguồn từ sườn nam dãy núi ở rìa phía bắc xã, giáp ranh với huyện A Lưới và biên giới Việt Lào, trong đó có đỉnh núi Bơ Rơ cao 1232 m 16°01′38″B 107°28′11″Đ / 16,027199°B 107,46967°Đ / 16.027199; 107.469670 (núi Bơ Rơ), trong đất Việt Nam và gần với mốc biên giới 676.[6]

Sông Chơr Lang chảy qua các làng A Tép, R'Cung, và chảy tiếp về hướng nam. Tại làng A Dích suối đổ vào sông A Vương trong hệ thống sông Thu Bồn.[7]

Đoạn Đường Hồ Chí Minh ở vùng này được mở mới theo thung lũng Sông Chơr Lang tới Hầm đường bộ A Roàng, nhằm tránh đoạn quốc lộ 14 cũ chạy qua đất Lào.

Thắng cảnh liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Thác R'Cung 15°57′57″B 107°31′24″Đ / 15,965857°B 107,523286°Đ / 15.965857; 107.523286 (Thác R'Cung) là thắng cảnh ở làng R'Cung, trên phụ lưu của Sông Chơr Lang là suối R'Cung.

Thác cách Đường Hồ Chí Minh cỡ 700 m, và cách trung tâm hành chính xã Bha Lêê cỡ 6 km. Hiện nay điểm du lịch này đã có đường bộ đến thác thuận tiện, và xây dựng 6 nhà sàn làm điểm dừng chân cho khách du lịch đến trải nghiệm và tham quan dòng thác nước trắng xóa và mát dịu trong rừng nguyên sơ.[8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ D-48-12-A. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2013.
  3. ^ Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23/03/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành Danh mục lưu vực sông nội tỉnh. Thuvien Phapluat Online, 2016.
  4. ^ Khám phá Tây Giang với Làng du lịch sinh thái cộng đồng Ta Lang. Tạp chí Điện tử Du lịch, 17/01/2020.
  5. ^ Pơloong Hữu Phú. Sắc màu mới về du lịch sinh thái cộng đồng ở Tây Giang Lưu trữ 2020-05-21 tại Wayback Machine Cổng TTĐT Tây Giang, 2013.
  6. ^ Thông báo Số 48/2017/TB-LPQT ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Bộ Ngoại giao Việt Nam về "Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào", ký tại Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2016, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2017. Thuvien Phapluat Online, 2018.
  7. ^ Góc núi: thác R'Cung Tây Giang[liên kết hỏng]. Cổng TTĐT Tây Giang, 2017. Truy cập 1/04/2020.
  8. ^ Điểm du lịch sinh thái thác R'Cung Lưu trữ 2022-06-29 tại Wayback Machine. Tây Giang, 2017. Truy cập 1/04/2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan