Phân cấp hành chính Việt Nam |
---|
Cấp tỉnh |
Thành phố trực thuộc trung ương Tỉnh |
Cấp huyện |
Huyện |
Cấp xã |
Xã |
Thị xã là một đơn vị hành chính cấp huyện ở Việt Nam, dưới tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Theo cách phân loại đô thị hiện nay, thị xã là đô thị loại IV hoặc loại III.
Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2008, Việt Nam có 47 thị xã[1]. Đến ngày 1 tháng 1 năm 2025, Việt Nam có 50 thị xã.
Tất cả các tỉnh lỵ của Việt Nam hiện nay trước kia đều là thị xã, đến nay các thị xã tỉnh lỵ đều đã được nâng cấp lên thành phố thuộc tỉnh.
Về quy mô, thị xã thường nhỏ hơn các thành phố và lớn hơn thị trấn; là nơi tập trung đông dân cư, sinh sống chủ yếu nhờ các hoạt động trong các lĩnh vực như: công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Về loại hình, thị xã là một đô thị và dân cư tại đó được xếp là dân thành thị; mặc dù có thể vẫn còn một phần dân cư sống bằng nông nghiệp.
1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Như vậy, thị xã nằm ở cấp hành chính thứ hai trong 3 cấp hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) của Việt Nam.
Theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13[5] của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2016, tại Điều 6, Mục 2: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị, Chương I: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính thì một thị xã cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
Điều 6. Tiêu chuẩn của thị xã
1. Quy mô dân số từ 100.000 người trở lên.
2. Diện tích tự nhiên từ 200 km² trở lên.
3. Đơn vị hành chính trực thuộc:
a) Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc có từ 10 đơn vị trở lên;
b) Tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 50% trở lên.
4. Đã được công nhận là đô thị loại III hoặc loại IV; hoặc khu vực dự kiến thành lập thị xã đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại III hoặc loại IV.
5. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Thị xã (Năm thành lập) |
Thuộc tỉnh (Vùng) |
Diện tích (km²) |
Dân số (người) |
Mật độ dân số (người/km²) |
Hành chính | Loại đô thị (Năm công nhận) |
Hình ảnh | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phường | Xã | |||||||
An Khê 2003 |
Gia Lai Tây Nguyên |
200,65 | 81.600 | 407 | 6 phường | 5 xã | IV 2003 |
|
An Nhơn 2011 |
Bình Định Duyên hải Nam Trung Bộ |
242,70 | 178.709 | 736 | 5 phường | 10 xã | III 2021 |
|
Ayun Pa 2007 |
Gia Lai Tây Nguyên |
287,00 | 39.936 | 139 | 4 phường | 4 xã | IV 2007 |
|
Ba Đồn 2013 |
Quảng Bình Bắc Trung Bộ |
162,30 | 106.413 | 656 | 6 phường | 10 xã | IV 2013 |
|
Bỉm Sơn 1981 |
Thanh Hóa Bắc Trung Bộ |
63,86 | 69.826 | 1.093 | 6 phường | 1 xã | III 2015 |
|
Bình Long 2009 |
Bình Phước Đông Nam Bộ |
126,28 | 57.598 | 456 | 4 phường | 2 xã | IV 2009 |
|
Bình Minh 2012 |
Vĩnh Long Đồng bằng sông Cửu Long |
93,63 | 94.862 | 1.013 | 3 phường | 5 xã | III 2020 |
|
Buôn Hồ 2008 |
Đắk Lắk Tây Nguyên |
282,61 | 108.413 | 384 | 7 phường | 5 xã | IV 2008 |
|
Cai Lậy 2013 |
Tiền Giang Đồng bằng sông Cửu Long |
140,20 | 143.050 | 1.020 | 6 phường | 10 xã | III 2020 |
|
Chơn Thành 2022 |
Bình Phước Đông Nam Bộ |
390,34 | 121.083 | 310 | 5 phường | 4 xã | IV 2020 |
|
Chũ 2025 |
Bắc Giang Đông Bắc Bộ |
251,55 | 127.881 | 508 | 5 phường | 5 xã | IV 2024 |
|
Duy Tiên 2020 |
Hà Nam Đồng bằng sông Hồng |
120,92 | 152.700 | 1.263 | 9 phường | 7 xã | IV 2017 |
|
Duyên Hải 2015 |
Trà Vinh Đồng bằng sông Cửu Long |
193,40 | 69.961 | 362 | 2 phường | 5 xã | IV 2013 |
|
Điện Bàn 2015 |
Quảng Nam Duyên hải Nam Trung Bộ |
214,28 | 226.564 | 1.057 | 12 phường | 8 xã | IV 2015 |
|
Đông Hòa 2020 |
Phú Yên Duyên hải Nam Trung Bộ |
265,62 | 119.991 | 452 | 5 phường | 5 xã | IV 2019 |
|
Đức Phổ 2020 |
Quảng Ngãi Duyên hải Nam Trung Bộ |
372,76 | 150.927 | 405 | 8 phường | 7 xã | IV 2018 |
|
Giá Rai 2015 |
Bạc Liêu Đồng bằng sông Cửu Long |
354,49 | 145.340 | 410 | 3 phường | 7 xã | IV 2015 |
|
Hòa Thành 2020 |
Tây Ninh Đông Nam Bộ |
82,92 | 147.666 | 1.781 | 4 phường | 4 xã | IV 2018 |
|
Hoài Nhơn 2020 |
Bình Định Duyên hải Nam Trung Bộ |
420,84 | 212.063 | 504 | 11 phường | 6 xã | IV 2019 |
|
Hoàng Mai 2013 |
Nghệ An Bắc Trung Bộ |
169,75 | 113.360 | 668 | 5 phường | 5 xã | IV 2013 |
|
Hồng Lĩnh 1992 |
Hà Tĩnh Bắc Trung Bộ |
58,95 | 36.940 | 627 | 5 phường | 1 xã | IV 1992 |
|
Hương Thủy 2010 |
Thừa Thiên Huế Bắc Trung Bộ |
426,96 | 95.299 | 223 | 5 phường | 5 xã | IV 2010 |
|
Hương Trà 2011 |
Thừa Thiên Huế Bắc Trung Bộ |
392,32 | 72.677 | 185 | 5 phường | 4 xã | IV 2011 |
|
Kiến Tường 2013 |
Long An Đồng bằng sông Cửu Long |
204,36 | 51.620 | 253 | 3 phường | 5 xã | III 2023 |
|
Kinh Môn 2019 |
Hải Dương Đồng bằng sông Hồng |
165,33 | 203.638 | 1.232 | 14 phường | 9 xã | IV 2019 |
|
Kỳ Anh 2015 |
Hà Tĩnh Bắc Trung Bộ |
280,25 | 82.955 | 296 | 6 phường | 5 xã | III 2020 |
|
La Gi 2005 |
Bình Thuận Duyên hải Nam Trung Bộ |
185,40 | 107.820 | 582 | 5 phường | 4 xã | III 2017 |
|
Long Mỹ 2015 |
Hậu Giang Đồng bằng sông Cửu Long |
149,27 | 61.781 | 414 | 4 phường | 5 xã | III 2019 |
|
Mường Lay 1971 |
Điện Biên Tây Bắc Bộ |
114,03 | 11.162 | 98 | 2 phường | 1 xã | IV 2005 |
|
Mỹ Hào 2019 |
Hưng Yên Đồng bằng sông Hồng |
79,37 | 115.608 | 1.457 | 7 phường | 6 xã | IV 2018 |
|
Ngã Năm 2013 |
Sóc Trăng Đồng bằng sông Cửu Long |
242,15 | 74.115 | 306 | 3 phường | 5 xã | IV 2010 |
|
Nghi Sơn 2020 |
Thanh Hóa Bắc Trung Bộ |
455,61 | 302.210 | 6663 | 16 phường | 14 xã | IV 2019 |
|
Nghĩa Lộ 1995 |
Yên Bái Tây Bắc Bộ |
107,78 | 68.206 | 633 | 4 phường | 10 xã | IV 1995 |
|
Ninh Hòa 2010 |
Khánh Hòa Duyên hải Nam Trung Bộ |
1.195,70 | 245.100 | 192 | 7 phường | 20 xã | IV 2010 |
|
Phú Mỹ 2018 |
Bà Rịa – Vũng Tàu Đông Nam Bộ |
333,84 | 179.688 | 538 | 5 phường | 5 xã | III 2020 |
|
Phú Thọ 1903 |
Phú Thọ Đông Bắc Bộ |
64,60 | 70.653 | 1.094 | 4 phường | 5 xã | III 2010 |
|
Phước Long 2009 |
Bình Phước Đông Nam Bộ |
119,38 | 53.992 | 452 | 5 phường | 2 xã | IV 2009 |
|
Quảng Trị 1989 |
Quảng Trị Bắc Trung Bộ |
74,00 | 23.356 | 316 | 4 phường | 1 xã | IV 1989 |
|
Quảng Yên 2011 |
Quảng Ninh Đông Bắc Bộ |
333,70 | 180.028 | 539 | 11 phường | 8 xã | III 2020 |
|
Quế Võ 2023 |
Bắc Ninh Đồng bằng sông Hồng |
155,11 | 219.929 | 1.418 | 11 phường | 10 xã | IV 2022 |
|
Sa Pa 2019 |
Lào Cai Tây Bắc Bộ |
681,37 | 81.857 | 120 | 6 phường | 10 xã | IV 2012 |
|
Sông Cầu 2009 |
Phú Yên Duyên hải Nam Trung Bộ |
492,80 | 120.780 | 245 | 4 phường | 9 xã | III 2019 |
|
Sơn Tây 1884 |
Hà Nội Đồng bằng sông Hồng |
117,20 | 151.090 | 1.289 | 9 phường | 6 xã | III 2006 |
|
Tân Châu 2009 |
An Giang Đồng bằng sông Cửu Long |
176,43 | 175.211 | 989 | 5 phường | 9 xã | III 2019 |
|
Thái Hòa 2007 |
Nghệ An Bắc Trung Bộ |
135,14 | 66.127 | 489 | 4 phường | 5 xã | IV 2007 |
|
Thuận Thành 2023 |
Bắc Ninh Đồng bằng sông Hồng |
117,83 | 199.577 | 1.694 | 10 phường | 8 xã | IV 2020 |
|
Tịnh Biên 2023 |
An Giang Đồng bằng sông Cửu Long |
354,67 | 143.098 | 403 | 7 phường | 7 xã | IV 2018 |
|
Trảng Bàng 2020 |
Tây Ninh Đông Nam Bộ |
340,14 | 161.831 | 476 | 6 phường | 4 xã | IV 2018 |
|
Việt Yên 2024 |
Bắc Giang Đông Bắc Bộ |
171,0 | 205.900 | 1.204 | 9 phường | 8 xã | IV 2021 |
|
Vĩnh Châu 2011 |
Sóc Trăng Đồng bằng sông Cửu Long |
468,71 | 164.663 | 351 | 4 phường | 6 xã | IV 2010 |
Tính đến ngày 1 tháng 11 năm 2024, cả nước có:
Thị xã có diện tích lớn nhất: thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) với 1.195,7 km²
Thị xã có dân số đông nhất: thị xã Nghi Sơn (Thanh Hoá) với 302.210 người.
Thị xã có dân số ít nhất: thị xã Mường Lay (Điện Biên) với 11.162 người.
Thị xã có nhiều đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc nhất: thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) với 16 phường và 15 xã.
Thị xã có ít đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc nhất: thị xã Mường Lay (Điện Biên) với 2 phường và 1 xã.
Thị xã có nhiều xã nhất: thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) với 20 xã.
Thị xã có nhiều phường nhất: thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) với 16 phường.
Thị xã có ít phường nhất: thị xã Mường Lay (Điện Biên) và thị xã Duyên Hải (Trà Vinh) với 2 phường ở mỗi thị xã.
Giai đoạn 1945 - 1975
Tại miền Nam thời Việt Nam Cộng hòa, các xã ở trung tâm tỉnh lỵ có mức độ đô thị hóa cao được gọi là thị xã (xã thành thị) và tất cả đều trở thành các thị xã tự trị (không còn phụ thuộc vào đơn vị cấp "quận trực thuộc tỉnh"). Chính phủ Việt Nam Cộng hòa không xây dựng quy chế thành phố mà thành lập hai cấp tương đương là Đô thành Sài Gòn và 10 thị xã tự trị trong đó có Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Đà Lạt, Vũng Tàu, Mỹ Tho, Cần Thơ và Rạch Giá[6]
Về phân cấp hành chính các thị xã tự trị được tổ chức không giống nhau tùy theo ý nghĩa về quân sự và văn hóa.
Đơn vị hành chính trong các thị xã
Các thị xã được chia thành các quận đô thị (khác quận trực thuộc tỉnh vì thị xã tương đương quận trực thuộc tỉnh, có khi tương đương cấp tỉnh):
Stt | Tên thị xã | Chức năng hành chính | Dân số (1970) |
Các quận trực thuộc |
---|---|---|---|---|
Đô thành Sài Gòn |
Thủ đô chính trị, hành chính và kinh tế | 1.825.297 | Mười một quận: quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 | |
1 | Cam Ranh[7] | Trung tâm Đặc khu Cam Ranh | 118.111 | Hai quận: quận Bắc và Nam |
2 | Cần Thơ | Tỉnh lỵ tỉnh Phong Dinh | 182.424 | Hai quận: quận Nhứt và Nhì |
3 | Đà Nẵng | Trung tâm Đặc khu Đà Nẵng | 472.194 | Ba quận: quận 1, 2 và 3 |
4 | Đà Lạt | Tỉnh lỵ tỉnh Tuyên Đức | 105.072 | Duy nhất 1 quận |
5 | Huế | Tỉnh lỵ tỉnh Thừa Thiên | 209.043 | Ba quận: quận Thành Nội, Hữu Ngạn và Tả Ngạn |
6 | Nha Trang | Tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa | 216.227 | Hai quận: quận 1 và 2 |
7 | Mỹ Tho | Tỉnh lỵ tỉnh Định Tường | 119.892 | Duy nhất 1 quận |
8 | Quy Nhơn | Tỉnh lỵ tỉnh Bình Định | 213.727 | Hai quận: quận Nhơn Bình và Nhơn Định |
9 | Rạch Giá | Tỉnh lỵ tỉnh Kiên Giang | 99.933 | Duy nhất 1 quận |
10 | Vũng Tàu | Trung tâm Đặc khu Vũng Tàu | 108.436 | Duy nhất 1 quận |
Sau năm 1975, cả nước có 64 thị xã, bao gồm: Bạc Liêu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Biên Hòa, Buôn Ma Thuột, Cà Mau, Cam Đường, Cam Ranh, Cao Bằng, Cẩm Phả, Châu Đốc, Cao Bằng, Đà Lạt, Đồ Sơn, Đông Hà, Đồng Hới, Gò Công, Hà Đông, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hòa Bình, Hồng Gai, Hội An, Huế, Hưng Yên, Kiến An, Kon Tum, Lai Châu (cũ), Lạng Sơn, Lào Cai, Long Xuyên, Nghĩa Lộ, Nha Trang, Ninh Bình, Phan Rang, Phan Thiết, Phú Thọ, Phúc Yên, Pleiku, Quảng Nghĩa, Quy Nhơn, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc Trăng, Sơn La, Sơn Tây, Tam Kỳ, Tân An, Tây Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Tuy Hòa, Tuyên Quang, Uông Bí, Vị Thanh, Vĩnh Long, Vĩnh Yên, Vũng Tàu, Yên Bái.
Tháng 6 năm 1975, chuyển thị xã Huế thành thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế[8].
Năm 1976, thành lập thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Biên Hòa.[cần dẫn nguồn]
Ngày 10 tháng 3 năm 1976, tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau đổi tên thành tỉnh Minh Hải, đồng thời thị xã Bạc Liêu cũng được đổi tên thành thị xã Minh Hải thuộc tỉnh Minh Hải.[cần dẫn nguồn]
Ngày 26 tháng 6 năm 1976, sáp nhập thị xã Phúc Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phú vào huyện Yên Lãng.[cần dẫn nguồn]
Ngày 20 tháng 11 năm 1976, sáp nhập thị xã Tam Kỳ với hai huyện Bắc Tam Kỳ và Nam Tam Kỳ thành huyện Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.[cần dẫn nguồn]
Ngày 10 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 49-CP[9]. Theo đó, thành lập thành phố Nha Trang thuộc tỉnh Phú Khánh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Nha Trang cùng với 7 xã thuộc huyện Vĩnh Xương, hợp nhất thị xã Cam Ranh và huyện Khánh Sơn thành huyện Cam Ranh, hợp nhất thị xã Tuy Hòa với huyện Tuy Hòa thành huyện Tuy Hòa.
Đồng thời, ngày 10 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 51-CP.[10] Theo đó, thành phố Đà Lạt gồm có 6 phường và xã Lát thuộc huyện Đức Trọng chuyển sang.
Ngày 26 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 77-CP[11]. Theo đó, sáp nhập thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang vào huyện Gò Công.
Ngày 27 tháng 4 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành 2 quyết định:
Ngày 30 tháng 8 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 228-CP.[14] Theo đó, thành lập thành phố Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng từ ba quận I, II, III của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (các quận này trước đây thuộc thị xã Đà Nẵng trực thuộc trung ương, sau khi thị xã sáp nhập với tỉnh Quảng Nam thì ba quận trên trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng).
Ngày 15 tháng 12 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 330-CP[15]. Theo đó, sáp nhập thị xã Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang (cũ) vào huyện Long Mỹ.
Ngày 4 tháng 3 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 56-CP. Theo đó, sáp nhập thị xã Nghĩa Lộ thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn vào huyện Văn Chấn.[cần dẫn nguồn]
Ngày 22 tháng 9 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 241-CP[16]. Theo đó, tái lập thị xã Tuy Hòa thuộc tỉnh Phú Khánh từ huyện Tuy Hòa.
Ngày 17 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 168-CP[17]. Theo đó, sáp nhập thị xã Cam Đường thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn vào thị xã Lào Cai.
Ngày 30 tháng 5 năm 1979, Quốc hội ban hành Nghị quyết thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo trực thuộc trung ương[18]. Theo đó, thị xã Vũng Tàu sáp nhập với một số đơn vị hành chính khác thành đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.
Đến cuối năm 1979, cả nước có 48 thị xã.
Ngày 5 tháng 3 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 72-CP[19]. Theo đó, sáp nhập thị xã Đồ Sơn thuộc thành phố Hải Phòng với một phần huyện An Thụy để thành lập huyện Đồ Sơn, sáp nhập thị xã Kiến An với phần còn lại của huyện An Thụy thành huyện Kiến An.
Ngày 9 tháng 4 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 151-CP[20]. Theo đó, tái lập thị xã Hà Nam thuộc tỉnh Hà Nam Ninh từ huyện Kim Thanh, tái lập thị xã Ninh Bình từ huyện Hoa Lư.
Ngày 24 tháng 8 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 41-HĐBT[21]. Theo đó, chia thị xã Quảng Nghĩa thuộc tỉnh Nghĩa Bình thành thị xã Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa.
Ngày 1 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 145-HĐBT[22]. Theo đó, tái lập thị xã Phan Rang thuộc tỉnh Thuận Hải từ hai huyện Ninh Hải và An Sơn với tên gọi mới là thị xã Phan Rang – Tháp Chàm.
Ngày 18 tháng 12 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 157-HĐBT[23]. Theo đó, thành lập thị xã Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Quảng Xương và thành lập thị xã Bỉm Sơn trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Hà Trung.
Ngày 18 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 200-HĐBT[24]. Theo đó, thành lập thị xã Tam Điệp thuộc tỉnh Hà Nam Ninh trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của huyện Tam Điệp.
Ngày 23 tháng 2 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 13-HĐBT.[25] Theo đó, thành lập thị xã Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Cao Lãnh.
Ngày 3 tháng 12 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 144-HĐBT[26]. Theo đó, tái lập thị xã Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng từ huyện Tam Kỳ.
Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 75-HĐBT.[27] Theo đó, đổi tên thị xã Minh Hải thành thị xã Bạc Liêu thuộc tỉnh Minh Hải.
Ngày 11 tháng 4 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 113-HĐBT[28]. Theo đó, thành lập thị xã Sông Công thuộc tỉnh Bắc Thái trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Phổ Yên.
Ngày 23 tháng 12 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 284-HĐBT[29]. Theo đó, thành lập thị xã Vĩnh An thuộc tỉnh Đồng Nai trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Vĩnh Cửu.
Đến cuối năm 1985, cả nước có 56 thị xã.
Ngày 3 tháng 7 năm 1986, Hội đồng bộ trưởng ban hành Quyết định số 81-HĐBT[30]. Theo đó, thành lập thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Quy Nhơn.
Ngày 16 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 37-HĐBT[31]. Theo đó, tái lập thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang từ hai huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây.
Ngày 6 tháng 6 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 100-HĐBT[32]. Theo đó, tái lập thị xã Đồ Sơn thuộc thành phố Hải Phòng từ huyện Đồ Sơn và tái lập thị xã Kiến An từ huyện Kiến An.
Ngày 16 tháng 9 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 134-HĐBT[cần dẫn nguồn]. Theo đó, thành lập thị xã Quảng Trị thuộc tỉnh Quảng Trị trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Triệu Hải.
Đến cuối năm 1989, cả nước có 59 thị xã.
Ngày 16 tháng 7 năm 1990, Hội đồng bộ trưởng ban hành Quyết định số 262-HĐBT[33]. Theo đó, tái lập thị xã Bắc Kạn thuộc tỉnh Bắc Thái trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Bạch Thông.
Ngày 2 tháng 3 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 67-HĐBT[34]. Theo đó, thành lập thị xã Hồng Lĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các huyện Đức Thọ và Can Lộc.
Ngày 18 tháng 4 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 130-HĐBT[35]. Theo đó, thành lập thị xã Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Lai Châu trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Điện Biên.
Ngày 9 tháng 6 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 205-HĐBT[36]. Theo đó, tái lập thị xã Cam Đường thuộc tỉnh Lào Cai trên cơ sở một phần diện tích và dân số của thị xã Lào Cai.
Ngày 27 tháng 12 năm 1993, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 102-CP[37]. Theo đó, thành lập thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hồng Gai.
Ngày 1 tháng 5 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 37-CP[38]. Theo đó, thành lập thành phố Thanh Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Thanh Hóa.
Ngày 2 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 45-CP[39]. Theo đó, thành lập thị xã Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Châu Thành.
Ngày 11 tháng 7 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 65-CP[40]. Theo đó, thành lập thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Bảo Lộc.
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, Chính phủ ban hành 3 nghị định:
Ngày 21 tháng 1 năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 08-CP[43]. Theo đó, thành lập thành phố Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh Đắk Lắk trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Buôn Ma Thuột.
Ngày 15 tháng 5 năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 31-CP[44]. Theo đó, tái lập thị xã Nghĩa Lộ thuộc tỉnh Yên Bái trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Văn Chấn.
Đến cuối năm 1995, cả nước có 62 thị xã.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh[45]. Theo đó, tái lập tỉnh Hà Nam và đổi tên thị xã Hà Nam thành thị xã Phủ Lý.[46]
Ngày 6 tháng 8 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 88-CP[47]. Theo đó, thành lập thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hải Dương.
Ngày 8 tháng 7 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 47/NĐ-CP[48]. Theo đó, thành lập thị xã Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Hà Tiên.
Ngày 20 tháng 7 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/NĐ-CP[49]. Theo đó, tái lập thị xã Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Hải Ninh.
Ngày 1 tháng 3 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 09/NĐ-CP[50]. Theo đó, thành lập thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Long Xuyên.
Ngày 14 tháng 4 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 21/NĐ-CP[51]. Theo đó, thành lập thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Cà Mau.
Ngày 1 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/NĐ-CP[52]. Theo đó, thành lập thị xã Vị Thanh thuộc tỉnh Cần Thơ trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Vị Thanh.
Ngày 24 tháng 4 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/NĐ-CP[53]. Theo đó, thành lập thành phố Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Pleiku.
Ngày 25 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 81/NĐ-CP[54]. Theo đó, thành lập thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Phan Thiết.
Ngày 1 tháng 9 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/NĐ-CP[55]. Theo đó, thành lập thị xã Đồng Xoài thuộc tỉnh Bình Phước trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Đồng Phú.
Đến cuối năm 1999, cả nước có 61 thị xã.
Ngày 7 tháng 7 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 21/NĐ-CP[56]. Theo đó, thành lập thị xã Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Cam Ranh.
Ngày 11 tháng 1 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/NĐ-CP[57]. Theo đó, thành lập thành phố Yên Bái thuộc tỉnh Yên Bái trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Yên Bái.
Ngày 31 tháng 1 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/NĐ-CP[58]. Theo đó, sáp nhập thị xã Cam Đường thuộc tỉnh Lào Cai vào thị xã Lào Cai.
Ngày 17 tháng 10 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/NĐ-CP[59]. Theo đó, thành lập thành phố Lạng Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Lạng Sơn.
Ngày 21 tháng 8 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/NĐ-CP[60]. Theo đó, thành lập thị xã Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Long Khánh.
Ngày 26 tháng 9 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2003/NĐ-CP[61]. Theo đó, thành lập thành phố Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Lai Châu trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Điện Biên Phủ.
Ngày 9 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ban hành 2 nghị định:
Ngày 29 tháng 4 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 117/NĐ-CP[64]. Theo đó, thành lập thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Thái Bình.
Ngày 16 tháng 8 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 156/NĐ-CP[65]. Theo đó, thành lập thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Đồng Hới.
Ngày 10 tháng 10 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 176/NĐ-CP[66]. Theo đó, thành lập thị xã Lai Châu (mới) thuộc tỉnh Lai Châu trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Tam Đường.
Ngày 30 tháng 11 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 195/NĐ-CP[67]. Theo đó, thành lập thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Lào Cai.
Ngày 5 tháng 1 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/NĐ-CP[68]. Theo đó, thành lập thành phố Tuy Hòa thuộc tỉnh Phú Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Tuy Hòa.
Ngày 2 tháng 3 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/NĐ-CP[69]. Theo đó, đổi tên thị xã Lai Châu cũ thuộc tỉnh Điện Biên thành thị xã Mường Lay.
Ngày 7 tháng 6 năm 2005, Chính phủ ban hành nghị định số 75/NĐ-CP[70]. Theo đó, thành lập thành phố Bắc Giang thuộc tỉnh Bắc Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Bắc Giang.
Ngày 27 tháng 6 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2005/NĐ-CP[71]. Theo đó, thành lập thị xã Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đắk Nông trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Đắk Nông.
Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành 2 nghị định:
Ngày 26 tháng 8 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/NĐ-CP[74]. Theo đó, thành lập thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Quảng Ngãi.
Ngày 5 tháng 9 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 114/NĐ-CP[75]. Theo đó, thành lập thị xã La Gi thuộc tỉnh Bình Thuận trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Hàm Tân.
Đến cuối năm 2005, cả nước có 58 thị xã.
Ngày 26 tháng 1 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/NĐ-CP[76]. Theo đó, thành lập thành phố Bắc Ninh thuộc tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Bắc Ninh.
Ngày 29 tháng 9 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 113/NĐ-CP[77]. Theo đó, thành lập thành phố Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Tam Kỳ.
Ngày 27 tháng 10 năm 2006, Chính phủ ban hành 2 nghị định:
Ngày 1 tháng 12 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 146/NĐ-CP[80]. Theo đó, thành lập thành phố Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Vĩnh Yên.
Ngày 27 tháng 12 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 155/NĐ-CP[81]. Theo đó, thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hà Đông.
Ngày 16 tháng 1 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/NĐ-CP[82]. Theo đó, thành lập thành phố Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Cao Lãnh.
Ngày 7 tháng 2 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/NĐ-CP[83]. Theo đó, thành lập thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Ninh Bình.
Ngày 8 tháng 2 năm 2007, Chính phủ ban hành 2 nghị định:
Ngày 26 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 50/NĐ-CP[86]. Theo đó, thành lập thị xã Ayun Pa thuộc tỉnh Gia Lai trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Ayun Pa.
Ngày 28 tháng 5 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/NĐ-CP[87]. Theo đó, thành lập thành phố Hà Tĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hà Tĩnh.
Ngày 2 tháng 8 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 130/NĐ-CP[88]. Theo đó, thành lập thành phố Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Sơn Tây.
Ngày 12 tháng 9 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 145/NĐ-CP[89]. Theo đó, thành lập quận Đồ Sơn thuộc thành phố Hải Phòng trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Đồ Sơn.
Ngày 15 tháng 11 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 164/NĐ-CP[90]. Theo đó, thành lập thị xã Thái Hòa thuộc tỉnh Nghệ An trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Nghĩa Đàn.
Ngày 9 tháng 1 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/NĐ-CP[91]. Theo đó, thành lập thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hội An.
Ngày 9 tháng 6 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/NĐ-CP[92]. Theo đó, thành lập thành phố Phủ Lý thuộc tỉnh Hà Nam trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Phủ Lý.
Ngày 3 tháng 9 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 98/NĐ-CP[93]. Theo đó, thành lập thành phố Sơn La thuộc tỉnh Sơn La trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Sơn La.
Ngày 24 tháng 9 năm 2008, Chính phủ ban hành 2 nghị định:
Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ ban hành 2 nghị định:
Ngày 19 tháng 1 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 04/NĐ-CP[98]. Theo đó, thành lập thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh Hưng Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hưng Yên.
Ngày 10 tháng 4 năm 2009, Chính phủ ban hành 2 nghị định:
Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP[101]. Theo đó, chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây trực thuộc thành phố Hà Nội.
Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành 3 nghị quyết:
Ngày 24 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành 2 nghị quyết:
Ngày 27 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP[107]. Theo đó, thành lập thị xã Sông Cầu thuộc tỉnh Phú Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Sông Cầu.
Đến cuối năm 2009, cả nước có 46 thị xã.
Ngày 9 tháng 2 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 08/NQ-CP[108]. Theo đó, thành lập thị xã Hương Thủy thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Hương Thủy.
Ngày 12 tháng 2 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP[109]. Theo đó, thành lập thị xã Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Chí Linh.
Ngày 4 tháng 3 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP[110]. Theo đó, thành lập thành phố Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Trà Vinh.
Ngày 8 tháng 4 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP[111]. Theo đó, thành lập thành phố Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Bảo Lộc.
Ngày 2 tháng 7 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP[112]. Theo đó, thành lập thành phố Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Tuyên Quang.
Ngày 27 tháng 8 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP[113]. Theo đó, thành lập thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Bạc Liêu.
Ngày 23 tháng 9 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP[114]. Theo đó, thành lập thành phố Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Vị Thanh.
Ngày 27 tháng 9 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP[115]. Theo đó, thành lập thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hà Giang.
Ngày 25 tháng 10 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP[116]. Theo đó, thành lập thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Ninh Hòa.
Ngày 23 tháng 12 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 65/NQ-CP[117]. Theo đó, thành lập thành phố Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Cam Ranh.
Ngày 13 tháng 1 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP[118]. Theo đó, thành lập thị xã Dĩ An và thị xã Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của 2 huyện có tên tương ứng.
Ngày 25 tháng 2 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP[119]. Theo đó, thành lập thành phố Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Uông Bí.
Ngày 25 tháng 8 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 90/NQ-CP[120]. Theo đó, thành lập thị xã Vĩnh Châu thuộc tỉnh Sóc Trăng trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Vĩnh Châu.
Ngày 15 tháng 11 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 99/NQ-CP[121]. Theo đó, thành lập thị xã Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Hương Trà.
Ngày 25 tháng 11 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP[122]. Theo đó, thành lập thị xã Quảng Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Yên Hưng.
Ngày 28 tháng 11 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 101/NQ-CP[123]. Theo đó, thành lập thị xã An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định trên cơ sở toàn bộ diên tích và dân số của huyện An Nhơn.
Ngày 21 tháng 2 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP[124]. Theo đó, thành lập thành phố Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Cẩm Phả.
Ngày 2 tháng 5 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP[125]. Theo đó, thành lập thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Thủ Dầu Một.
Ngày 22 tháng 8 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 43/NQ-CP[126]. Theo đó, thành lập thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Bà Rịa.
Ngày 25 tháng 8 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP[127]. Theo đó, thành lập thành phố Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Cao Bằng.
Ngày 28 tháng 12 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 89/NQ-CP[128]. Theo đó, thành lập thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân só của huyện Bình Minh.
Ngày 18 tháng 3 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP[129]. Theo đó, thành lập thị xã Kiến Tường thuộc tỉnh Long An trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Mộc Hóa.
Ngày 3 tháng 4 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 47/NQ-CP[130]. Theo đó, thành lập thị xã Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Quỳnh Lưu.
Ngày 19 tháng 7 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP[131]. Theo đó, thành lập thành phố Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Châu Đốc.
Ngày 14 tháng 10 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 113/NQ-CP[132]. Theo đó, thành lập thành phố Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Sa Đéc.
Ngày 20 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP[133]. Theo đó, thành lập thị xã Ba Đồn thuộc tỉnh Quảng Bình trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Quảng Trạch.
Ngày 26 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 130/NQ-CP[134]. Theo đó, thành lập thị xã Cai Lậy thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Cai Lậy.
Ngày 27 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 131/NQ-CP[135]. Theo đó, thành lập thành phố Lai Châu thuộc tỉnh Lai Châu trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Lai Châu.
Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành 3 nghị quyết:
Ngày 11 tháng 3 năm 2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành 3 nghị quyết:
Ngày 10 tháng 4 năm 2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành 2 nghị quyết:
Ngày 15 tháng 5 năm 2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành 4 nghị quyết:
Cuối năm 2015, cả nước có 51 thị xã.
Ngày 19 tháng 4 năm 2017, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 368/NQ-UBTVQH14[148]. Theo đó, thành lập thành phố Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Sầm Sơn.
Ngày 7 tháng 2 năm 2018, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 484/NQ-UBTVQH14[149]. Theo đó, thành lập thành phố Phúc Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Phúc Yên.
Ngày 12 tháng 4 năm 2018, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 492/NQ-UBTVQH14[150]. Theo đó, thành lập thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Tân Thành.
Ngày 11 tháng 9 năm 2018, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 573/NQ-UBTVQH14[151]. Theo đó, thành lập thành phố Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hà Tiên.
Ngày 16 tháng 10 năm 2018, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 587/NQ-UBTVQH14[152]. Theo đó, thành lập thành phố Đồng Xoài thuộc tỉnh Bình Phước trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Đồng Xoài.
Ngày 10 tháng 1 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH14[153]. Theo đó, thành lập thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Chí Linh.
Ngày 12 tháng 3 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 656/NQ-UBTVQH14[154]. Theo đó, thành lập thị xã Mỹ Hào thuộc tỉnh Hưng Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Mỹ Hào.
Ngày 10 tháng 4 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 673/NQ-UBTVQH14[155]. Theo đó, thành lập thành phố Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Long Khánh.
Ngày 11 tháng 9 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành 2 nghị quyết:
Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành 2 nghị quyết:
Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 4 nghị quyết:
Ngày 22 tháng 4 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 3 nghị quyết:
Ngày 18 tháng 9 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1003/NQ-UBTVQH14[167]. Theo đó, thành lập thành phố Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hồng Ngự.
Ngày 22 tháng 9 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 387/NQ-UBTVQH15[168]. Theo đó, thành lập thành phố Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Từ Sơn.
Ngày 15 tháng 2 năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 469/NQ-UBTVQH15[169]. Theo đó, thành lập thành phố Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Phổ Yên.
Ngày 11 tháng 8 năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 570/NQ-UBTVQH15[170]. Theo đó, thành lập thị xã Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Chơn Thành.
Ngày 13 tháng 2 năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 3 nghị quyết:
Ngày 13 tháng 12 năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 938/NQ-UBTVQH15[174]. Theo đó, thành lập thị xã Việt Yên thuộc tỉnh Bắc Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Việt Yên.
Ngày 19 tháng 3 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 2 nghị quyết:
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 2 nghị quyết:
Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1243/NQ-UBTVQH15, theo đó sáp nhập thị xã Cửa Lò vào thành phố Vinh[177].
Cả nước có 50 thị xã như hiện nay.
Trường hợp đặc biệt là huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang được nâng cấp lên thẳng thành phố mà không trải qua cấp thị xã như các thành phố trực thuộc tỉnh khác trên cả nước.
Một số huyện đã được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại IV và đang định hướng trở thành thị xã:
Một số huyện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch nâng cấp đô thị giai đoạn 2021 - 2030 và cũng có định hướng thành lập thị xã:[182]
|website=
tại ký tự số 24 (trợ giúp)