Sở Uy vương

Sở Uy vương
楚威王
Vua chư hầu Trung Quốc
Vua nước Sở
Trị vì340 TCN - 329 TCN
Tiền nhiệmSở Tuyên vương
Kế nhiệmSở Hoài vương
Thông tin chung
Mất329 TCN
Trung Quốc
Hậu duệSở Hoài vương
Tên thật
Hùng Thương (熊商)
Thụy hiệu
Uy vương (威王)
Chính quyềnnước Sở
Thân phụSở Tuyên vương

Sở Uy vương (chữ Hán: 楚威王; 378 TCN - 329 TCN)[1][2], tên thật là Hùng Thương (熊商) hoặc Mị Thương (芈商), là vị vua thứ 39 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 339 TCN đến năm 329 TCN, tổng cộng 11 năm.

Sở Uy vương là con của Sở Tuyên vương, vị quốc vương thứ 38 của nước Sở. Bấy giờ ông là một vị quân chủ nổi tiếng trong thời đại Chiến Quốc, được xem là vị quân chủ trung hưng nước Sở rất có công lao. Nước Sở dưới thời Sở Uy vương đã đạt đến cực thịnh nhất trong lịch sử tồn tại của nó, cương vực rộng lớn nhất trong Thất hùng.

Theo Sử ký - Tô Tần liệt truyện viết về nước Sở: "Tây có Kiềm Trung, Vu quận, đông có Hạ Châu, Hải Dương, Nam tới Đổng Đình, Thương Ngô, bắc tới Tuân Dương, đất rộng năm nghìn dặm, cỗ xe năm nghìn, áo giáp trăm vạn..."[3], cho thấy sự thịnh trị cực đại của nước Sở dưới thời Uy vương.

Năm 339 TCN, Sở Tuyên Vương mất, Hùng Thương nối ngôi, tức là Sở Uy vương.

Năm 337 TCN, sau khi Tần Hiếu công mất, Thái tử Doanh Tứ lên ngôi tức Tần Huệ Văn vương. Huệ Văn vương giết tướng quốc Thương Ưởng, Sở Uy vương nghe tin bèn cùng HànTriệu đã sai sứ đến chúc mừng vua Tần. Năm 337 TCN, Sở Uy vương cùng Hàn Chiêu hầu, Triệu Túc hầu sai sứ thông hiếu với Tần.

Năm 334 TCN, nghe tin nước Việt (越國) chuẩn bị tấn công Tề, Tề Uy Vương bèn gửi sứ thần tới thuyết phục vua Việt tấn công Sở thay vì tấn công nước mình, Việt ồ ạt đem quân đánh Sở, tuy nhiên sau một thời gian giằng co, Sở đánh bại Việt, nhân đó Sở Uy Vương sai Cảnh Thúy đánh Việt, giết Việt vương và chiếm nước Việt. Người nước Việt ly tán và chống lại nước Sở, mãi tới thời Hoài vương, năm 306 TCN mới thôn tính hết được.

Năm 334 TCN, Tề Uy vươngNgụy Huệ vương hội ở Từ Châu cùng xưng vương. Sở Uy vương thấy vậy tức giận, sai Cảnh Thúy đánh nước Tề. Cảnh Thúy đại thắng quân Tề ở Từ Châu.

Năm 332 TCN, theo Sử ký, Tô Tần hợp tung chống Tần, đến thuyết Uy vương cùng sáu nước chống Tần, tuy nhiên các sử gia hiện đại xác định rằng thời gian hoạt động của Tô Tần muộn hơn trong Sử ký nêu khoảng 40 năm và không có đến thuyết Sở Uy vương.

Cái chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Uy vương vì chuyện nước Tề xưng vương nên ăn không ngon ngủ không yên đến năm 329 TCN thì phát bệnh chết.Con là Hùng Hoè kế vị tức Sở Hoài vương

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới
  • Sử ký Tư Mã Thiên, thiên Sở thế gia, Tô Tần liệt truyện

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sử ký, Sở thế gia
  2. ^ Phương Thi Danh, sách đã dẫn
  3. ^ Sử ký, Tô Tần liệt truyện
Sở Uy vương
Mất: , 329 TCN
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Sở Tuyên vương
Vua nước Sở
339 TCN329 TCN
Kế nhiệm
Sở Hoài vương
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp các
Tổng hợp các "chợ" ứng dụng bản quyền miễn phí tốt nhất dành cho iPhone
với các "chợ" ứng dụng dưới đây bạn hoàn toàn có thể tải về hoàn toàn miễn phí, thậm chí còn cung cấp rất nhiều game/app đã được chỉnh sửa (thêm, xóa chức năng) và tiện ích không có trên App Store
Giới thiệu VinFast VF e34 (VinFast e34)
Giới thiệu VinFast VF e34 (VinFast e34)
VinFast VF e34 có giá bán 690 triệu đồng, thuộc phân khúc xe điện hạng C. Tại Việt Nam chưa có mẫu xe điện nào thuộc phân khúc này, cũng như chưa có mẫu xe điện phổ thông nào.
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Akutami Gege-sensei xây dựng nhân vật rất tỉ mỉ, nhất là dàn nhân vật chính với cách lấy thật nhiều trục đối chiếu giữa từng cá thể một với từng sự kiện khác nhau
Nhân vật Bukubukuchagama (ぶくぶく茶釜) - Overlord
Nhân vật Bukubukuchagama (ぶくぶく茶釜) - Overlord
Bukubukuchagama là một trong chín thành viên đầu tiên sáng lập guid Ainz Ooal Gown và cũng là 1 trong 3 thành viên nữ của guid.