Sở Điệu vương

Sở Điệu vương
楚悼王
Vua chư hầu Trung Quốc
Vua nước Sở
Trị vì401 TCN - 381 TCN
Tiền nhiệmSở Thanh vương
Kế nhiệmSở Túc vương
Thông tin chung
Mất381 TCN
Trung Quốc
Hậu duệSở Túc vương
Sở Tuyên vương
Tên thật
Hùng Nghi (熊疑)
Thụy hiệu
Điệu Chiết vương (悼折王)
Chính quyềnnước Sở
Thân phụSở Thanh vương

Sở Điệu Vương (chữ Hán: 楚悼王, trị vì 401 TCN - 381 TCN[1][2]), hay Sở Điệu Chiết vương (楚悼折王), tên thật là Hùng Nghi (熊疑), hay Mị Nghi (羋疑), là vị vua thứ 36 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Hùng Nghi là con của Sở Thanh vương, vua thứ 35 của nước Sở. Năm 402 TCN, vua cha Sở Thanh vương bị cường đạo giết chết, Sở Điệu vương cùng kì huynh Vương tử Định tranh đoạt vương vị,Điệu vương giành chiến thắng.Vương tử Định trốn đến nước Ngụy cầu cứu tam Tấn.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 400 TCN, liên quân ba nước Tam Tấn là Hàn, Ngụy, Triệu tấn công nước Sở, tiến đến Tang Khâu, đánh bại quân Sở, tiến đến Thặng Khâu mới rút lui.

Năm 398 TCN, Sở Điệu vương cử quân đánh nước Trịnh, tiến đến thủ phủ của Trịnh là Tân Trịnh. Cùng năm, ông tấn công biên giới nhà Chu.

Năm 393 TCN, ông lại đánh Hàn, chiếm đất Phụ Thử. Hai năm sau, quân 3 nước Tam Tấn lại tấn công Sở, quân Sở bại trận ở Du Quan. Sở Điệu vương bèn mang của biếu nước Tần để kết liên minh chống Tam Tấn.

Đến năm 391 TCN, Sở lại giao chiến với Tam Tấn ở Đại Lương[3] và Du Quan[4], bị Tam Tấn đánh bại.

Năm 387 TCN, đại tướng Ngô Khởi nước Ngụy bị Ngụy Vũ hầu nghi ngờ, phải chạy sang Sở, được bổ làm Thái thú Uyển quận[5]. Sau đó Sở Điệu vương lại phong Ngô Khởi làm Lệnh doãn (tướng quốc), nắm giữ quốc chính. Ngô Khởi đề ra pháp luật, tiến hành một số cải cách như giảm tước lộc và quyền lực của các đại thần, bỏ không chu cấp cho những người họ nhà vua đã xa quá năm đời, hậu đãi binh lính, bãi bọn vô năng, phế bọn vô dụng, trị bách quan, thân vạn dân, thực phủ khố, tăng cường huấn luyện quân đội, cấm dân du, tướng tam quân, sử sĩ tốt lạc tử, địch quốc bất cảm mưu làm cho quân mạnh, về phía bắc củng cố lại hai đất TrầnSái, phía Tây hòa hoãn với nước Tần, phía nam bình định Bách Việt, làm nước Sở lại cường thịnh.

Sự lớn mạnh của nước Sở khiến chư hầu lo ngại, đồng thời các quý tộc nước Sở bị đụng chạm quyền lợi đều muốn hại Ngô Khởi, nhưng vì Sở Điệu vương trọng dụng nên không làm gì được.

Năm 381 TCN, Ngụy đánh Triệu, Ngô Khởi đem quân cứu Triệu, đóng ở Lâm Trung, đại thắng được quân Ngụy.

Cùng năm đó, Sở Điệu vương qua đời. Ông ở ngôi 21 năm. Ngô Khởi nghe tin đem quân về thì bị các đại thần và tông thất đánh. Ngô Khởi cùng đường chạy đến ôm thây Điệu vương mà khóc, quân nổi loạn giơ cung bắn chết Ngô Khởi, bắn cả vào thi thể của ông. Sau đó thái tử Hùng Tang lên ngôi, tức Sở Túc vương, Túc vương xét đến tội bắn vào thi thể Điệu vương, giết chết đến 70 nhà.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sử ký Tư Mã Thiên, các thiên:
    • Sở thế gia
    • Tôn Tử, Ngô Khởi liệt truyện
  • Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sử ký, Sở thế gia
  2. ^ Phương Thi Danh, sách đã dẫn, tr 37
  3. ^ Nay thuộc địa phận Khai Phong, Hà Nam
  4. ^ Nay nằm ở tây nam Khai Phong, Hà Nam
  5. ^ Nay thuộc Nam Dương, Hà Nam, Trung Quốc
Sở Điệu vương
Mất: , 381 TCN
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Sở Thanh vương
Vua nước Sở
401 TCN381 TCN
Kế nhiệm
Sở Túc vương
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
 Huy hiệu của Baal không phải là biểu tượng của hệ lôi
Huy hiệu của Baal không phải là biểu tượng của hệ lôi
Nếu chúng ta soi kĩ, chúng ta sẽ thấy được điểm khác biệt của huy hiệu này với cái biểu tượng của hệ lôi
Hiệu ứng Brita và câu chuyện tự học
Hiệu ứng Brita và câu chuyện tự học
Bạn đã bao giờ nghe tới cái tên "hiệu ứng Brita" chưa? Hôm nay tôi mới có dịp tiếp xúc với thuật ngữ này
Sự Kiện Impact - Bí mật ẩn chứa trong tên của trò chơi
Sự Kiện Impact - Bí mật ẩn chứa trong tên của trò chơi
Sự Kiện Impact đã được tôi nêu ra là dùng để chỉ hiện tượng một nền văn minh phải đối mặt với sự diệt vong
Mondstadt và Đại thảm họa Thủy Triều Đen
Mondstadt và Đại thảm họa Thủy Triều Đen
Bối cảnh rơi vào khoảng thời gian khoảng 500 năm sau cuộc khởi nghĩa nhân dân cuối cùng ở Mondstadt kết thúc, Venessa thành lập Đội Kỵ Sĩ Tây Phong để bảo vệ an toàn và duy trì luật pháp cho đất nước