Sa nhân đỏ

Sa nhân đỏ
Cây sa nhân đỏ trong Vườn thực vật Hồng Kông
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Alpinioideae
Tông (tribus)Alpinieae
Chi (genus)Wurfbainia
Loài (species)W. villosa
Danh pháp hai phần
Wurfbainia villosa
(Lour.) Škorničk. & A.D.Poulsen, 2018
Danh pháp đồng nghĩa
  • Amomum villosum Lour., 1790
  • Cardamomum villosum (Lour.) Kuntze, 1891
  • Elettaria villosa (Lour.) Miq., 1859
  • Zingiber villosum (Lour.) Stokes, 1812 không Theilade, 1999
  • Amomum echinosphaera K.Schum., 1899
  • Amomum xanthioides Wall. ex Baker, 1892
  • Amomum villosum var. nanum H.T.Tsai & S.W.Zhao, 1979
  • Amomum villosum var. xanthioides (Wall. ex Baker) T.L.Wu & S.J.Chen, 1978
  • Wurfbainia villosa var. nana (H.T.Tsai & S.W.Zhao) Škorničk. & A.D.Poulsen, 2018

Sa nhân,[2][3] sa nhân đỏ, sa nhân thầu dầu, dương xuân sa[4] hay mè tré bà[4] (danh pháp hai phần: Wurfbainia villosa) là loài thực vật thuộc họ Gừng. Nó được João de Loureiro mô tả lần đầu tiên theo mẫu thu thập tại Quy Nhơn và Phú Yên dưới danh pháp Amomum villosum.[2] Năm 2018 Jana Leong-Škorničková và Axel Dalberg Poulsen chuyển nó sang chi Wurfbainia.[5]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Bangladesh, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc (trung nam và đông nam, bao gồm Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam),[6] Việt Nam.[3][4][7] Môi trường sống là rừng, được gieo trồng ở nơi ẩm ướt và có bóng râm trong rừng thưa; ở cao độ 100–800 m.[6]

Loài này được trồng ở khắp vùng Đông Nam ÁHoa Nam.[8]

Phân loài, thứ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Wurfbainia villosa var. villosa (nguyên chủng, đồng nghĩa: Amomum echinosphaera): Bangladesh, Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc (trung nam, đông nam), Việt Nam.
  • Wurfbainia villosa var. xanthioides (Wall. ex Baker) Škorničk. & A.D.Poulsen, 2018 (đồng nghĩa: Amomum villosum var. nanum, Amomum villosum var. xanthioides, Amomum xanthioides, Wurfbainia villosa var. nana): Myanmar, Trung Quốc (đông nam, trung nam). Du nhập vào Lào.

Cây cao (1-)1,5–3 m. Thân rễ mọc nhô cao trên mặt đất, được bọc trong các bẹ màu nâu, giống như vảy. Lá không cuống hoặc gần như không cuống; bẹ lá có các mảng hình vuông như lưới, lõm xuống; lưỡi bẹ hình bán nguyệt, 3–5 mm; phiến lá hình mũi mác đến thẳng, 25-35 × 3–7 cm, nhẵn nhụi, đáy thuôn tròn, đỉnh hình đuôi. Cụm hoa dạng bông, hình elipxoit; cuống 4–8 cm, các bẹ giống như vảy màu nâu hoặc xanh lục, hình elip; lá bắc hình mũi mác, khoảng 1,8 cm × 5 mm; lá bắc con hình ống, khoảng 1 cm. Đài hoa màu trắng, khoảng 1,7 cm, hơi có lông tơ, đỉnh 3 răng. Ống tràng hoa khoảng 1,8 cm; các thùy màu trắng, hình trứng ngược thuôn dài, 1,6–2 cm × 5–7 mm. Cánh giữa môi dưới màu trắng với gân giữa màu vàng nhuốm màu tía, 2 đốm màu tía ở đáy và đỉnh màu vàng, hình tròn-hình thìa, rộng 1,6–2 cm, gân giữa lồi, đáy co hep lại thành vuốt, đỉnh uốn ngược, 2 khe. Chỉ nhị 5–6 mm; bao phấn khoảng 6 mm; phần phụ liên kết 3 thùy, thùy trung tâm hình bán nguyệt, khoảng 3 × 4 mm, các thùy bên có tai. Bầu nhụy có lông tơ màu trắng. Quả nang màu tía, xanh lục hoặc ánh nâu khi thuần thục và còn tươi, màu nâu khi khô, hình elipxoit, 1,5-2 × 1,2–2 cm, với các gai phân nhánh hoặc đơn giản, mềm. Hạt nhiều góc cạnh, mùi thơm nồng. Ra hoa tháng 5-6, tạo quả tháng 8-9.[6]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạt sa nhân đỏ sau khi chín sẽ khô và có mùi thơm nồng,[9] được dùng làm gia vị và làm thuốc trong đông y[9].

Tên gọi khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Trung Quốc người ta gọi nó là 春砂仁 (xuân sa nhân).[6]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dữ liệu liên quan tới Wurfbainia villosa tại Wikispecies
  • Tư liệu liên quan tới Wurfbainia villosa tại Wikimedia Commons
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Wurfbainia villosa”. International Plant Names Index.
  1. ^ Leong-Skornickova, J.; Tran, H.D.; Newman, M.; Lamxay, V.; Bouamanivong, S. (2019). Wurfbainia villosa. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T202235A132696966. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T202235A132696966.en. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b João de Loureiro, 1790. Amomum villosum. Flora cochinchinensis 1: 4.
  3. ^ a b Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Quyển III, mục từ 9448: Amomum villosum var. xanthioides, trang 437. Nhà xuất bản Trẻ.
  4. ^ a b c Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Quyển III, mục từ 9447: Amomum villosum, trang 437. Nhà xuất bản Trẻ.
  5. ^ Hugo de Boer, Mark Newman, Axel Dalberg Poulsen, A. Jane Droop, Tomáš Fér, Lê Thị Thu Hiền, Kristýna Hlavatá, Vichith Lamxay, James E. Richardson, Karin Steffen & Jana Leong-Škorničková, 2018. Convergent morphology in Alpinieae (Zingiberaceae): Recircumscribing Amomum as a monophyletic genus. Taxon 67(1):6-36, doi:10.12705/671.2
  6. ^ a b c d Amomum villosum trong e-flora. Tra cứu ngày 24-12-2020.
  7. ^ Wurfbainia villosa trên Plants of the World Online. Tra cứu ngày 26-11-2020.
  8. ^ “Amomum villosum”, Encyclopedia of Life
  9. ^ a b G. Li, A. J. Chen, X. Y. Chen, X. L. Li & W. W. Gao (2010), “First report of Amomum villosum (cardamom) leaf lesion caused by Pyricularia costina in China”, New Disease Reports, 22 (2)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bài học từ chiếc túi hàng hiệu
Bài học từ chiếc túi hàng hiệu
Mình sở hữu chiếc túi designer bag đầu tiên cách đây vài năm, lúc mình mới đi du học. Để mà nói thì túi hàng hiệu là một trong những ''life goals" của mình đặt ra khi còn bé
Nữ thợ săn rừng xanh - Genshin Impact
Nữ thợ săn rừng xanh - Genshin Impact
Nữ thợ săn không thể nói chuyện bằng ngôn ngữ loài người. Nhưng cô lại am hiểu ngôn ngữ của muôn thú, có thể đọc hiểu thơ văn từ ánh trăng.
Cung thuật Tengu - Genshin Impact
Cung thuật Tengu - Genshin Impact
Kujou Sara sử dụng Cung thuật Tengu, một kĩ năng xạ thuật chết chóc nổi tiếng của Tengu.
[Visual Novel] White Album 2 Tiếng Việt
[Visual Novel] White Album 2 Tiếng Việt
Đây là bài đầu tiên mà tôi tập, và cũng là bài mà tôi đã thuần thục