Sapajus

Khỉ mũ mình dày[1]
Thời điểm hóa thạch: Late Miocene tới nay
Sapajus apella
Phân loại khoa học
Loài điển hình
Sapajus apella
Linnaeus, 1758
  S. apella   S. cay   S. flavius   S. libidinosus   S. macrocephalus   S. nigritus   S. robustus   S. xanthosternos

  S. apella   S. cay   S. flavius   S. libidinosus   S. macrocephalus   S. nigritus   S. robustus   S. xanthosternos
Loài

Khỉ mũ mình dày (Robust capuchin monkey) là các loài khỉ mũ (hay khỉ thầy tu hay còn gọi là khỉ Capuchin) được xếp vào chi Sapajus. Trước đây tất cả các con khỉ Capuchin được xếp trong chi Cebus; nhưng việc phân loại chi mới có tên Sapajus đã được xác lập vào năm 2012 bởi Jessica Lynch Alfaro và cộng sự. Do đó, để phân biệt khỉ Capuchin mình dày (lông len) mà trước đây là nhóm Cebus apella với khỉ Capuchin thon trước đây là nhóm Cebus capucinus, vẫn còn ở chi Cebus thì các nhà khoa học đã tách thành chi riêng như đã biết hiện nay với tên là Sapajus[1][2].

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc phân loài của chi này vẫn còn gây nhiều tranh cãi với việc phân loại mới được đề xuất[3][4][5][6] Năm 2011, Jessica Lynch Alfaro và các cộng sự đã đề xuất loài khỉ thầy tu lớn (trước đây là loài Cebus apella) được đặt trong một chi riêng biệt với tên gọi là Sapajus còn khỉ thầy tu thon (trước đây là nhóm Cebus capucinus) giữ nguyên trong chi Cebus.[1][7] Và cách phân loại này được sử dụng phổ biến[8].

Theo các nghiên cứu di truyền do Lynch Alfaro nghiên cứu vào năm 2011, khỉ thầy tu mình thon có nguồn gốc tách ra khoảng 6,2 triệu năm trước đây. Lynch Alfaro nghi ngờ rằng việc này chính là bởi sông Amazon, mà tách khỏi những con khỉ trong rừng Amazon để phát triển thành loài khỉ thầy tu mình thon phát triển ở phía Bắc của rừng, từ những loài khỉ trong rừng Đại Tây Dương ở phía nam của dòng sông để phát triển thành những con khỉ thầy tu lớn hơn, dày mình hơn. Khỉ thầy tu mình thon có chân dài hơn so với loài khỉ thầy tu lớn, ngoài ra là hộp sọ tròn, trong khi con khỉ thầy tu lớn lại có hàm thích nghi tốt hơn cho việc ăn các loại hạt cứng. Đặc điểm nổi bật là chỏm lông ở đầu và bộ râu của những con đực.[1][7]

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa trên phân loại của Groves vào năm 2001 và năm 2005, thì khỉ mũ mình dày được phân loại như sau:[2][9]

Khả năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số loài khỉ mũ mình dày được biết đến với khả năng là sử dụng các công cụ bằng đá trong tự nhiên[1][10][11][12][13]. Chúng được sử dụng để thường xuyên để tách các loại hạt cứng và các loại trái cây có vỏ khác và thậm chí cả hàu[14]. Những con khỉ đực sử dụng các công cụ để tách hạt thường xuyên hơn những con cái và khối lượng cơ thể là yếu tố dự báo tốt nhất về hiệu quả, nhưng giới tính không khác nhau về hiệu quả. Một số quần thể cũng đã được biết là sử dụng các công cụ bằng đá để đào đất. Khỉ mũ mình dày đôi khi cũng được biết đến để chà xát dịch tiết từ động vật chân đốt trên cơ thể trước khi ăn chúng[15], những chất tiết như vậy được cho là hoạt động như thuốc trừ sâu tự nhiên để diệt các loài chấy rận ký sinh[16][17].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Lynch Alfaro, J.W.; Silva, J.S. & Rylands, A.B. (2012). “How Different Are Robust and Gracile Capuchin Monkeys? An Argument for the Use of Sapajus and Cebus”. American Journal of Primatology. 74 (4): 1–14. doi:10.1002/ajp.22007. PMID 22328205. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “alfaro” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ a b Lynch Alfaro, J.W.; và đồng nghiệp (2011). “Explosive Pleistocene range expansion leads to widespread Amazonian sympatry between robust and gracile capuchin monkeys” (PDF). Journal of Biogeography. 39 (2): 272–288. doi:10.1111/j.1365-2699.2011.02609.x. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2015.
  3. ^ Amaral, P. J. S, Finotelo, L. F. M., De Oliveira, E. H. C, Pissinatti, A., Nagamachi, C. Y., & Pieczarka, J. C. (2008).Phylogenetic studies of the genus Cebus (Cebidae-Primates) using chromosome painting and G-banding. BMC Evol Biol. 2008; 8: 169.
  4. ^ Rylands, A. B., Kierulff, M. C. M., & Mittermeier, R. A. (2005). Notes on the taxonomy and distributions of the tufted capuchin monkeys (Cebus, Cebidae) of South America. Lundiana 6 (supp.): 97-110
  5. ^ Silva Jr., J. de S. (2001). Especiação nos macacos-prego e caiararas, gênero Cebus Erxleben, 1777 (Primates, Cebidae). PhD thesis, Rio de Janeiro, Universidade Federal do Rio de Janeiro.
  6. ^ IUCN 2008. 2008 IUCN Red List of Threatened Species. Accessed ngày 23 tháng 11 năm 2008
  7. ^ a b Lynch Alfaro, J.W. (2011). “Explosive Pleistocene range expansion leads to widespread Amazonian sympatry between robust and gracile capuchin monkeys” (PDF). Journal of Biogeography. doi:10.1111/j.1365-2699.2011.02609.x. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2020.
  8. ^ Garber, P.A., Gomes, D.F. & Bicca-Marquez, J.C. (2011). “Experimental Field Study of Problem-Solving Using Tools in Free-Ranging Capuchins (Sapajus nigritus, formerly Cebus nigritus)”. American Journal of Primatology. 73: 1–15. PMID 21538454.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ Groves, C. P. (2005). “Genus Cebus. Trong Wilson, D. E.; Reeder, D. M (biên tập). Mammal Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference (ấn bản thứ 3). Johns Hopkins University Press. tr. 136–138. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  10. ^ Fragaszy, D.; Izar, P.; Visalberghi, E.; Ottoni, E. B.; de Oliveira, M. G. (2004). “Wild capuchin monkeys (Cebus libidinosus) use anvils and stone pounding tools”. American Journal of Primatology. 64 (4): 359–366. doi:10.1002/ajp.20085. PMID 15580579.
  11. ^ Ottoni, E. B.; Izar, P. (2008). “Capuchin monkey tool use: Overview and implications”. Evolutionary Anthropology. 17 (4): 171–178. doi:10.1002/evan.20185.
  12. ^ Ottoni, E. B.; Mannu, M. (2001). “Semifree-ranging Tufted Capuchins (Cebus apella) Spontaneously Use Tools to Crack Open Nuts” (PDF). International Journal of Primatology. 22 (3): 347–358. doi:10.1023/A:1010747426841. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2020.
  13. ^ Garber, P. A., Gomez, D. F. & Bicca-Marques, J. C. (2011). “Experimental Field Study of Problem-Solving Using Tools in Free-Ranging Capuchins (Sapajus nigritus, formerly Cebus nigritus)”. American Journal of Primatology. 74 (4): 344–358. doi:10.1002/ajp.20957. PMID 21538454. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2012.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  14. ^ Spagnoletti, Noemi; Visalberghi, Elisabetta; Verderane, Michele P.; Ottoni, Eduardo; Izar, Patricia; Fragaszy, Dorothy (tháng 5 năm 2012). “Stone tool use in wild bearded capuchin monkeys, Cebus libidinosus. Is it a strategy to overcome food scarcity?”. Animal Behaviour. 83 (5): 1285–1294. doi:10.1016/j.anbehav.2012.03.002.
  15. ^ Alfaro, Jessica W. Lynch; Matthews, Luke; Boyette, Adam H.; Macfarlan, Shane J.; Phillips, Kimberley A.; Falótico, Tiago; Ottoni, Eduardo; Verderane, Michele; Izar, Patrícia (ngày 1 tháng 4 năm 2012). “Anointing variation across wild capuchin populations: a review of material preferences, bout frequency and anointing sociality in Cebus and Sapajus”. American Journal of Primatology (bằng tiếng Anh). 74 (4): 299–314. doi:10.1002/ajp.20971. ISSN 1098-2345. PMID 21769906.
  16. ^ Valderrama, X.; và đồng nghiệp (2000). “Seasonal Anointment with Millipedes in a Wild Primate: A Chemical Defense Against Insects?”. Journal of Chemical Ecology. 26 (12): 2781–2790. doi:10.1023/A:1026489826714.
  17. ^ Verderane, M. P.; Falótico, T.; Resende, B. D.; Labruna, M. B.; Izar, P.; Ottoni, E. B. (ngày 17 tháng 1 năm 2007). “Anting in a Semifree-ranging Group of Cebus apella”. International Journal of Primatology (bằng tiếng Anh). 28 (1): 47. doi:10.1007/s10764-006-9102-8. ISSN 0164-0291.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp một số loại quái vật trong Nazarick
Tổng hợp một số loại quái vật trong Nazarick
Ở Nazarick, có vô số con quái vật mà ai cũng biết. Tuy nhiên, nhiều người dường như không biết về những con quái vật này là gì, và thường nhầm chúng là NPC.
Đấng tối cao Nishikienrai - Overlord
Đấng tối cao Nishikienrai - Overlord
Nishikienrai chủng tộc dị hình dạng Half-Golem Ainz lưu ý là do anh sử dụng vật phẩm Ligaments để có 1 nửa là yêu tinh nên có sức mạnh rất đáng kinh ngạc
Download Anime Kyokou Suiri VietSub
Download Anime Kyokou Suiri VietSub
Năm 11 tuổi, Kotoko Iwanga bị bắt cóc bởi 1 yêu ma trong 2 tuần và được yêu cầu trở thành Thần trí tuệ
Giới thiệu anime: Hyouka
Giới thiệu anime: Hyouka
Hyouka (氷菓 - Băng Quả) hay còn có tên là "Kotenbu" (古典部 - Cổ Điển Hội) là 1 series light novel được sáng tác bởi nhà văn Honobu Yonezawa và phát hành bởi nhà xuất bản Kadokawa Shoten