![]() | Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. |
Bài này không có nguồn tham khảo nào. |
SDR: Software Defined Radio - Vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm sử dụng một nền tảng phần cứng thống nhất để cung cấp các tiêu chuẩn thông tin, các lược đồ điều chế và tần số khác nhau thông qua các module phần mềm. Nó hỗ trợ việc triển khai các hệ thống thông tin vô tuyến đa băng tần và đa tiêu chuẩn.
Việc đưa thêm ứng dụng có công nghệ mới vào khai thác trên dải tần đã sử dụng mang lại hiệu quả băng tần. Tần số vô tuyến là một tài nguyên mà nhiều nhà cung cấp dịch vụ muốn sử dụng để kinh doanh. Do đó sử dụng dải tần một cách hiệu quả là một yêu cầu quan trọng. Như việc đưa vào triển khai hệ thống thông tin di động đặc biệt SMR (Specialised Mobile Radio) ở Mỹ trên hệ thống dữ liệu của châu Âu đã mang lại những hiệu quả tích cực to lớn. Ngoài ra SDR còn cho thấy các ứng dụng quan trọng khác của nó trong thông tin vệ tinh, thông tin dẫn đường, hàng hải và lĩnh vực an ninh công cộng, các hệ thống cơ sở dữ liệu... Ứng dụng SDR trong lĩnh vực hàng không có thể hoạt động theo nhiều tiêu chuẩn về giao diện vô tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho sử dụng, nâng cấp khi cần thay đổi, cung cấp nhiều dịch vụ công tác. Ưu điểm khác đó là thiết bị vô tuyến cấu hình mềm là một kiểu kiến trúc mở cho phép nhiều nhà cung cấp, sản xuất cùng tham gia, giảm bớt thời gian phát triển sản phẩm.
Một cách cụ thể, SDR định nghĩa là một tập hợp các kỹ thuật phần cứng và phần mềm trong đó một vài hoặc toàn bộ các chức năng hoạt động của vô tuyến (còn được gọi là xử lý lớp vật lý) được thực hiện thông qua phần mềm hoặc phần sụn (firmware) có thể thay đổi hoạt động dựa trên các kỹ thuật xử lý lập trình được.
Các thiết bị này gồm có các ma trận cổng logic bán dẫn trường cho phép lập trình được FPGA (Field Programmable Gate Arrays), các bộ xử lý tín hiệu số DSP (Digital Signal Processor), các bộ xử lý chức năng chung GPP (General Purpose Processor), hệ thống trên chip lập trình được SoC (System on Chip) hoặc các bộ xử lý có thể lập trình theo ứng dụng cụ thể khác. Việc thiết kế các hệ thống SDR đã mở ra một khía cạnh mới trong lĩnh vực thông tin liên lạc. Nó trực tiếp hoặc gián tiếp góp mặt trong rất nhiều ứng dụng thiết thực của lĩnh vực thông tin, bao gồm các ứng dụng chủ yếu sau:
Một ưu thế của công nghệ SDR trong thông tin quân sự đó là khi các chức năng của thiết bị được thực hiện bằng các thuật toán tương ứng và được lập trình, nạp vào trong thiết bị. Kích thước của thiết bị khi đó nhỏ đi rất nhiều, với các thiết bị cầm tay cũng có đầy đủ chức năng cơ bản. Đơn giản, gọn nhẹ cho người lính nhưng vẫn đảm bảo chức năng liên lạc không chỉ với đồng đội, các đơn vị chiến thuật khác mà còn có khả năng liên lạc với các đơn vị, quân binh chủng khác do có thể hoạt động với băng tần rất rộng, bao gồm nhiều dạng sóng khác nhau