Sweet Child o' Mine

"Sweet Child o' Mine"
Bìa đĩa vinyl phát hành ở Mỹ năm 1988
Đĩa đơn của Guns N' Roses
từ album Appetite for Destruction
Mặt B
Phát hành
  • Tháng 6 năm 1988 (1988-06) (Mỹ)
  • 29 tháng 5 năm 1989 (1989-05-29) (L.H. Anh)
Thu âm1987
Thể loại
Thời lượng
  • 5:55 (bản album)
4:54 (bản dựng video)
Hãng đĩaGeffen
Sáng tácGuns N' Roses
Sản xuấtMike Clink
Thứ tự đĩa đơn của Guns N' Roses
"Welcome to the Jungle"
(1987)
"Sweet Child o' Mine"
(00000002)
"Paradise City"
(1989)
Video âm nhạc
"Sweet Child o' Mine" trên YouTube

"Sweet Child o' Mine" là một bài hát của ban nhạc rock người Mỹ Guns N' Roses trích từ album đầu tay của nhóm mang tên Appetite for Destruction. Đây là đĩa đơn thứ 3 trong album đó và được phát hành vào tháng 8 năm 1988, sau đó giành ngôi quán quân trên Billboard Hot 100,[3] trở thành bài hit quán quân duy nhất của ban nhạc tại Mỹ.[4] Billboard đã xếp ca khúc là bài hát hay thứ 5 trong năm 1988. Khi được tái phát hành vào năm 1989, "Sweet Child o' Mine" đã giành vị trí số 6 trên UK Singles Chart.[5]

Hoàn cảnh ra đời và sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]
Nói đến 'Sweet Child o' Mine,' ca khúc được sáng tác [chỉ] trong 5 phút. Đây là một trong những bài hát chỉ có 3 hợp âm. Bạn biết cú guitar lick của Slash làm ở đoạn dạo đầu đấy? Nó trông như một trò đùa vì chúng tôi nghĩ: 'Bài hát này là gì đây? Trông nó chẳng đâu vào đâu hết và sẽ [chỉ] có chức năng lấp đầy đĩa nhạc thôi.' Ngoại trừ chất giọng ma lanh kia thì bài hát rất ngọt ngào và chân thành, Slash chỉ đang phí thời gian khi sáng tác ra cú lick đó.

Duff McKagan chia sẻ về ca khúc vào năm 1988[6]

Slash được cho là có thái độ coi thường ca khúc lúc ban đầu vì nguồn gốc của bài hát chỉ đơn giản đến từ một bài tập "chạy ngón trên dây đàn" và một trò đùa lúc bấy giờ.[6] Trong một buổi tập dượt của ban nhạc tại Sunset Strip,[7] tay trống Steven Adler và Slash đang khởi động thì Slash bắt đầu chơi một giai điệu kiểu "xiếc" và làm mặt giỡn với Adler. Tay guitar Izzy Stradlin nghe xong liền đề nghị Slash chơi lại đoạn nhạc đó lần nữa rồi Stradlin nảy ra trong đầu một vài hợp âm, Duff McKagan thì chế câu bass còn Adler nhẩm nhịp cho bài hát. Trong cuốn tự truyện của mình, Slash bộc bạch "trong vòng một giờ đồng hồ, bài tập guitar của tôi đã biến thành một thứ gì khác". Giọng ca chính Axl Rose đang ngồi nghe các nhạc công chơi ở lầu trên tại phòng riêng thì có cảm hứng viết lời, kế đó anh đã hoàn thành phần ca từ vào buổi trưa ngày hôm sau.[8] Axl sáng tác dựa trên quan hệ với cô bạn gái Erin Everly và tuyên bố lấy Lynyrd Skynyrd làm nguồn cảm hứng "để đảm bảo rằng chúng tôi có được cái cảm giác chân thành ấy".[7] Trong buổi tập tiếp theo tại Burbank, ban nhạc đã bổ sung thêm một khúc bridge và một khúc guitar solo.[8]

Khi Guns N' Roses thu mấy đĩa demo với Spencer Proffer, nhà sản xuất này đề xuất rằng nên bổ sung thêm một khúc breakdown ở phần kết của bài hát. Các thành viên của ban liền tán thành nhưng không biết phải thực hiện ra sao. Trong lúc nghe đi nghe lại đĩa demo, Rose bất chợt bắt đầu tự nói với mình "Where do we go? Where do we go now?"[a] và Proffer đề nghị anh hát hai câu đó.[8]

Video âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Video âm nhạc của "Sweet Child o' Mine" miêu tả cảnh ban nhạc đang tập luyện tại phòng trà của Mendiola tại Huntington Park, vây quanh họ là những người thuộc tổ ê-kíp hỗ trợ ban. Tất cả các cô bạn gái của từng thành viên trong ban đều có mặt trong MV: bạn gái Rose là Erin Everly (con gái Don Everly của nhóm The Everly Brothers); bạn gái McKagan là Mandy Brix (cô nguyên là thành viên của ban nhạc rock toàn nữ Lame Flames); bạn gái Stradlin là Angela Nicoletti; bạn gái Adler là Cheryl Swiderski; và bạn gái Slash là Sally McLaughlin. MV rất thịnh hành trên MTV và làm bệ phóng giúp ca khúc gặt hái thành công trên thị trường phát thanh.

Để làm "Sweet Child o' Mine" dễ tiếp cận hơn với MTV và các đài phát thanh, thời lượng bài hát đã bị cắt từ 5:56 (5 phút 56 giây) xuống 4:13 (4 phút 13 giây) dành cho bản dựng radio edit/remix, trong đó nhiều đoạn guitar của Slash đã bị xóa. Chuyện này đã làm cho ban nhạc phẫn nộ, nổi bật là Rose khi anh bình luận trong buổi phỏng vấn với Rolling Stone vào năm 1989: "Tôi ghét bản dựng của 'Sweet Child O' Mine.', và các đài phát thanh phản hồi thế này: 'Chà, mà giọng hát của anh có bị cắt đâu.' Phần yêu thích nhất của tôi trong bài hát là khúc solo chậm rãi của Slash, với tôi thì đây là phần hay nhất. Chẳng có lý do nào để bỏ lỡ khúc đó trừ phi muốn dành chỗ để quảng cáo, vì thế chủ sở hữu các đài phát thanh có thể kiếm thêm [nhiều] đồng đô la quảng cáo..."[9]

"Sweet Child o' Mine" còn có một phiên bản MV khác được ghi hình cùng chỗ như MV kia, nhưng với các góc máy khác và ghi bằng tông màu đen và trắng.[10] Tính đến tháng 7 năm 2020, MV của ca khúc đã vượt mốc 1,1 tỉ lượt xem trên YouTube.[11]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

"Sweet Child o' Mine" xếp thứ 37 trong danh sách "những khúc guitar solo hay nhất" của tạp chí Guitar World. Bài hát lần lượt đứng thứ 3 trong danh sách "500 bài hát hay nhất kể từ khi bạn chào đời" của tạp chí Blender và thứ 198 trong danh sách 500 bài hát xuất sắc nhất của Rolling Stone.[12] Vào tháng 3 năm 2005, tạp chí Q xếp "Sweet Child o' Mine" trong danh sách "100 bài hát bằng guitar xuất sắc nhát". Trong một cuộc bầu chọn do tạp chí Total Guitar tiến hành vào năm 2004, khúc riff dạo đầu trứ danh của bài hát được bầu chọn ở vị trí quán quân trong số những khúc riff hay nhất mọi thời đại bởi độc giả của ấn phẩm.[13] Ngoài ra, bài hát còn góp mặt trong "40 ca khúc hay nhất làm thay đổi thế giới" của Rolling Stone, bên cạnh đó cũng nắm giữ hạng 7 trong "100 ca khúc hay nhất thập kỷ 80" của VH1 và xếp thứ 210 trong danh sách Songs of the Century của RIAA.

Tính đến tháng 6 năm 2019, "Sweet Child o' Mine" xếp thứ 76 trong số những bài hát hay nhất mọi thời đại cũng như là ca khúc hay nhất năm 1987 theo đánh giá từ Acclaimed Music.[14] Tạp chí Kerrang! thì liệt ca khúc ở hạng 8 trong số những bài hát hay nhất của GNR.[15] "Sweet Child o' Mine" đã tiêu thụ 2.609.000 bản kĩ thuật số tại Mỹ tính đến tháng 3 năm 2012.[16] Slash chia sẻ vào năm 1990: "[Bài hát] đã biến thành một bài hit lớn và giờ nó làm tôi phát ớn".[17]

Tranh cãi về Australian Crawl

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2015, một trang web của kênh truyền hình Úc MAX đã xuất bản một bài viết của cây viết chuyên về âm nhạc Nathan Jolly cho rằng có những điểm tương đồng giữa "Sweet Child o' Mine" và bài hát "Unpublished Critics" (1981) của ban nhạc người Úc Australian Crawl.[18] Bài viết nhắc đến tên của cả hai ca khúc và mời độc giả so sánh hai bài hát với nhau. Bài viết còn trích lại một bình luận của một độc giả từ một bài đăng cũ,[19] lúc đầu đã thu hút nhiều người chú ý về những điểm tương đồng giữa hai ca khúc. Tính đến tháng 5 năm 2015, bình luận này không còn xuất hiện trên bài đăng cũ kia nữa. Mặc dù vậy, câu chuyện đã lan truyền nhanh chóng,[20] dấy lên những bình luận trên cả bài viết của MAX và nhận định rằng "Unpublished Critics" có ảnh hưởng đến "Sweet Child o' Mine",[21][22][23][24] bao gồm cả Duff McKagan – cây bass của Guns N' Roses khi "Sweet Child o' Mine" được thu âm và sáng tác.[25] McKagan đã nhận thấy những điểm tương đồng giữa hai ca khúc, nhưng cho hay anh chưa từng nghe "Unpublished Critics" trước đây.[26]

Định dạng và danh sách bài hát

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các ca khúc được viết bởi Guns N' Roses, ngoại lệ được ghi chú bên.

Đĩa than 7" tại Mỹ (927 794-7)
STTNhan đềThời lượng
1."Sweet Child o' Mine" (Remix/Edit)3:57
2."Out Ta Get Me" (Ấn bản album)4:20
Tổng thời lượng:8:17
Đĩa than 7" tại Anh (GEF 43)
STTNhan đềThời lượng
1."Sweet Child o' Mine" (Remix/Edit)3:57
2."Out Ta Get Me" (Ấn bản album)4:20
Tổng thời lượng:8:17
Đĩa than 10" tại Anh (GEF 43TE), đĩa than 12" (GEF 43T), đĩa than 12" Metallic Sleeve(GEF 43TV)
STTNhan đềThời lượng
1."Sweet Child o' Mine" (Ấn bản album)5:55
2."Out Ta Get Me" (Ấn bản album)4:20
3."Rocket Queen" (Ấn bản album) 
Đĩa than tái bản 7" (GEF 55)
STTNhan đềThời lượng
1."Sweet Child o' Mine" (Remix/Edit)3:57
2."Out Ta Get Me" (Ấn bản album)4:20
Tổng thời lượng:8:17
Đĩa than 12" tại Anh (GEF 55T), 3" CD (GEF 55CD)
STTNhan đềSáng tácThời lượng
1."Sweet Child o' Mine" (Ấn bản album) 5:55
2."Move to the City" (Ấn bản album)Guns N' Roses, Del James, Chris Weber 
3."Whole Lotta Rosie" (Hát lại trực tiếp bởi AC/DC)Angus Young, Malcolm Young, Bon Scott 
4."It's So Easy" (Trực tiếp)Guns N' Roses, West Arkeen 

Đội ngũ thực hiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Xếp hạng và chứng chỉ

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản của Sheryl Crow

[sửa | sửa mã nguồn]
"Sweet Child o' Mine"
Đĩa đơn của Sheryl Crow
từ album Nhạc phim Big Daddy
Phát hành22 tháng 6 năm 1999 (1999-06-22)
Thể loạiRock
Thời lượng3:49
Hãng đĩaA&M
Sáng tácGuns N' Roses
Sản xuấtRick Rubin, Sheryl Crow
Thứ tự đĩa đơn của Sheryl Crow
"Anything but Down"
(1999)
"Sweet Child o' Mine"
(1999)
"Soak Up the Sun"
(2002)

"Sweet Child o' Mine" được nữ ca sĩ Sheryl Crow tái thể hiện trong soundtrack của bộ phim Big Daddy, đồng thời được phát hành làm bài tặng kèm trong album phòng thu thứ 3 của cô, The Globe Sessions. Bản nhạc do Crow và Rick Rubin chịu trách nhiệm sản xuất. Một video âm nhạc cho ca khúc cũng được phát hành với Stéphane Sednaoui làm đạo diễn.[43] Crow đã thể hiện bài hát trực tiếp tại nhạc hội Woodstock '99.[44]

Ultimate Classic Rock đã liệt bản của Sheryl Crow trong sê-ri "10 bản hát lại classic rock tệ hại",[45] còn độc giả của Rolling Stone thì liệt ca khúc là bản hát lại tệ thứ 4 mọi thời đại.[46] Dù bị chỉ trích như vậy, ca khúc vẫn gặt hái những thành công nhất định tại các thị trường Canada, Iceland, Ireland và Anh Quốc, thậm chí đem về cho Crow một giải Grammy cho Trình diễn giọng rock nữ xuất sắc nhất.[47]

Xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]
Xếp hạng (1999) Vị trí
cao nhất
Úc (ARIA)[48] 60
Bỉ (Ultratip Flanders)[49] 9
Canada Top Singles (RPM)[50] 42
Canada Rock/Alternative (RPM)[51] 26
Châu Âu (Eurochart Hot 100)[52] 79
Iceland (Íslenski Listinn Topp 40)[53] 11
Ireland (IRMA)[54] 26
Hà Lan (Single Top 100)[55] 95
Scotland (Official Charts Company)[56] 24
Anh Quốc (OCC)[57] 30
Hoa Kỳ Adult Top 40 (Billboard)[58] 29

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chú giải
  1. ^ Dịch nghĩa: "Chúng ta đi đâu đây? Chúng ta đi đâu bây giờ?"
Chú thích
  1. ^ Huey, Steve. “Sweet Child O' Mine - Guns N' Roses | Song Info”. AllMusic. Truy cập 27 tháng 10 năm 2019.
  2. ^ “Readers' Poll: The Best Hair Metal Songs of All Time”. Rolling Stone. Truy cập 9 tháng 3 năm 2020.
  3. ^ “Artist Chart History - Guns N' Roses”. Billboard. Truy cập 18 tháng 12 năm 2018.
  4. ^ “Guns N' Roses chart history”. Billboard. Truy cập 30 tháng 11 năm 2020.
  5. ^ “Guns N' Roses”. Official Charts Company. Truy cập 18 tháng 12 năm 2018.
  6. ^ a b Meaning Behind Songs - N.I. Lưu trữ 2007-12-31 tại Wayback Machine
  7. ^ a b “The Story Behind The Song - Guns N' Roses 'Sweet Child O' Mine'. Here Today... Gone To Hell!.
  8. ^ a b c Slash; Bozza, Anthony (2007). Slash. Harper Entertainment. tr. 154–5. ISBN 978-0-00-725775-1.
  9. ^ Del James (10 tháng 8 năm 1989). “Axl Rose: The Rolling Stone Interview”. Rolling Stone.
  10. ^ “Guns N' Roses - Sweet Child O' Mine”. YouTube. 24 tháng 12 năm 2009. Truy cập 12 tháng 4 năm 2013.
  11. ^ “YouTube Stats of Guns N' Roses - Sweet Child O' Mine”. kworb.net. Truy cập 17 tháng 10 năm 2019.
  12. ^ “News”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2018. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.
  13. ^ “Guns N' Roses top rock riff poll”. BBC News. 2 tháng 5 năm 2004. Truy cập 24 tháng 5 năm 2010.
  14. ^ “Acclaimed Music Top 3000 songs”. Acclaimed Music. Truy cập 30 tháng 6 năm 2019.
  15. ^ “The 20 greatest Guns N' Roses Songs”. Kerrang. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2020.
  16. ^ “Week Ending March 18, 2012. Songs: Your '80s Party Mix-Tape”. Yahoo! Music. 21 tháng 3 năm 2012. Truy cập 29 tháng 3 năm 2012.
  17. ^ Rowland, Mark (tháng 2 năm 1991). “LA Law and Disorder”. Select, tái bản từ Musician: 45.
  18. ^ “How similar is 'Sweet Child O Mine' to a 1981 Australian Crawl song?”. maxtv.com.au. Bản gốc lưu trữ 19 tháng 6 năm 2016.
  19. ^ “Slash is open to a Gunners reunion: 'Never say never'. maxtv.com.au. Bản gốc lưu trữ 19 tháng 4 năm 2016.
  20. ^ “Guns N Roses Sweet Child O Mine comes under plagiarism charges - ViralNewsChart via Consequence of Sound”. ViralNewsChart. 10 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập 14 tháng 5 năm 2015.
  21. ^ “Australian Crawl fans spark online debate after pointing out similarities with Guns N' Roses hit”. NewsComAu.
  22. ^ “Did Guns N' Roses' 'Sweet Child O' Mine' Copy Australian Crawl's 'Unpublished Critics'?”. Billboard.
  23. ^ “Guns N' Roses 'Sweet Child O' Mine' Plagiarism Claims Laughed Off by Australian Crawl Singer”. Ultimate Classic Rock.
  24. ^ Tan, Monica. “James Reyne responds to Guns N' Roses Sweet Child O' Mine plagiarism rumours”. The Guardian.
  25. ^ “Duff McKagan: Guns N' Roses Didn't Plagiarize on 'Sweet Child O' Mine'. Radio.com. Bản gốc lưu trữ 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập 14 tháng 5 năm 2015.
  26. ^ “Duff McKagan on the Aussie Crawl song: 'It is pretty stunning... but we didn't steal it from them'. maxtv.com.au. Bản gốc lưu trữ 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập 23 tháng 1 năm 2017.
  27. ^ "Austriancharts.at – Guns N' Roses – Sweet Child o' Mine" (bằng tiếng Đức). Ö3 Austria Top 40.
  28. ^ "Ultratop.be – Guns N' Roses – Sweet Child o' Mine" (bằng tiếng Hà Lan). Ultratop 50.
  29. ^ “Top Singles - Volume 48, No. 22, ngày 17 tháng 9 năm 1988”. collectionscanada.gc.ca. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2010.
  30. ^ “The Irish Charts”. irishcharts.ie.com. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2010. Note:User must seek the title of the song.
  31. ^ "Charts.nz – Guns N' Roses – Sweet Child o' Mine" (bằng tiếng Anh). Top 40 Singles.
  32. ^ "Dutchcharts.nl – Guns N' Roses – Sweet Child o' Mine" (bằng tiếng Hà Lan). Single Top 100.
  33. ^ "Spanishcharts.com – Guns N' Roses – Sweet Child o' Mine" (bằng tiếng Anh). Canciones Top 50.
  34. ^ "Swedishcharts.com – Guns N' Roses – Sweet Child o' Mine" (bằng tiếng Anh). Singles Top 100.
  35. ^ "Swisscharts.com – Guns N' Roses – Sweet Child o' Mine" (bằng tiếng Thụy Sĩ). Swiss Singles Chart.
  36. ^ “Sweet Child o' Mine”. Official Charts Company. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2014.
  37. ^ a b “Billboard Singles”. allmusic.com. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2010.
  38. ^ “2011 Top 40 Rock & Metal Singles Archive - 2nd April 2011”. Official Charts Company. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2012.
  39. ^ “Chứng nhận đĩa đơn Ý – Guns 'N Roses – Sweet Child o' Mine” (bằng tiếng Ý). Federazione Industria Musicale Italiana. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2014. Chọn "Tutti gli anni" ở menu thả xuống "Anno". Chọn "Sweet Child o' Mine" ở mục "Filtra". Chọn "Singoli" dưới "Sezione".
  40. ^ “Chứng nhận đĩa đơn Anh Quốc – Guns 'N Roses – Sweet Child o' Mine” (bằng tiếng Anh). British Phonographic Industry. Chọn single trong phần Format. Chọn Vàng' ở phần Certification. Nhập Sweet Child o' Mine vào mục "Search BPI Awards" rồi ấn Enter.
  41. ^ “American certifications – Guns N' Roses – Sweet Child o' Mine”. Recording Industry Association of America. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2012.
  42. ^ Paul Grein (ngày 19 tháng 2 năm 2014). “Chart Watch: 'Dark Horse' Holds Off 'Happy'. Yahoo!Music. Yahoo. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2014.
  43. ^ “Sheryl Crow to Release 'Sweet Child O' Mine,' Her Special Version of the Rock Classic, in June”. Thefreelibrary.com. 1 tháng 6 năm 1999. Bản gốc lưu trữ 10 tháng 12 năm 2013. Truy cập 12 tháng 4 năm 2013.
  44. ^ “Woodstock '99 Report #15: Sheryl Crow Act Short On Theatrics, Long On Emotion”. MTV. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2020.
  45. ^ “Sheryl Crow, 'Sweet Child O' Mine' - Terrible Classic Rock Covers”. Ultimate Classic Rock.
  46. ^ “Rolling Stone Readers Choose the Worst Cover Songs of All Time”. Rolling Stone. 18 tháng 8 năm 2011.
  47. ^ “Grammy Awards Winners & Nominees for Best Female Rock Vocal Performance”. Grammy Awards. Truy cập 10 tháng 5 năm 2020.
  48. ^ Ryan, Gavin (2011). Australia's Music Charts 1988–2010. Mt. Martha, VIC, Australia: Moonlight Publishing.
  49. ^ "Ultratop.be – Sheryl Crow – Sweet Child O' Mine" (bằng tiếng Hà Lan). Ultratip. Truy cập 30 tháng 5 năm 2019.
  50. ^ "Top RPM Singles: Tài liệu số 8362." RPM (bằng tiếng Anh). Library and Archives Canada. Truy cập 30 tháng 5 năm 2019.
  51. ^ "Top RPM Rock/Alternative Tracks: Tài liệu số 8360." RPM (bằng tiếng Anh). Library and Archives Canada. Truy cập 30 tháng 5 năm 2019.
  52. ^ “Eurochart Hot 100 Singles” (PDF). Music & Media. 16 (38): 15. 18 tháng 9 năm 1999. Truy cập 14 tháng 6 năm 2020.
  53. ^ “Íslenski Listinn (22.7–29.7. 1999)”. Dagblaðið Vísir (bằng tiếng Iceland). 30 tháng 7 năm 1999. tr. 10. Truy cập 5 tháng 10 năm 2019.
  54. ^ "The Irish Charts – Search Results – Sheryl Crow" (bằng tiếng Anh). Irish Singles Chart. Truy cập 18 tháng 5 năm 2019.
  55. ^ "Dutchcharts.nl – Sheryl Crow – Sweet Child O' Mine" (bằng tiếng Hà Lan). Single Top 100. Truy cập 30 tháng 5 năm 2019.
  56. ^ "Official Scottish Singles Sales Chart Top 100" (bằng tiếng Anh). Official Charts Company. Truy cập 30 tháng 5 năm 2019.
  57. ^ "Official Singles Chart Top 100" (bằng tiếng Anh). Official Charts Company. Truy cập 30 tháng 5 năm 2019.
  58. ^ "Sheryl Crow Chart History (Adult Pop Songs)". Billboard (bằng tiếng Anh). Truy cập 30 tháng 5 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm tắt sự kiện Chiến tranh với Đế Quốc Phương Đông trong Slime Tensei
Tóm tắt sự kiện Chiến tranh với Đế Quốc Phương Đông trong Slime Tensei
Sau khi Guy thả Yuuki chạy về Đế Quốc không lâu thì anh Yuuki lên làm trưởng quan của một trong ba quân đoàn của Đế Quốc
5 cách tăng chỉ số cảm xúc EQ
5 cách tăng chỉ số cảm xúc EQ
Chỉ số cảm xúc EQ (Emotional Quotient) là chìa khóa quan trọng cho những ai muốn thành công trong cuộc sống
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Nger vốn gắn liền với những bản tình ca, nổi nhất với lũ GenZ đời đầu chúng tôi khi đó là “Tình đắng như ly cafe” ft cùng Nân
Nhân vật Agatsuma Zenitsu trong Kimetsu No Yaiba
Nhân vật Agatsuma Zenitsu trong Kimetsu No Yaiba
Agatsuma Zenitsu là một Kiếm sĩ Diệt Quỷ và là một thành viên của Đội Diệt Quỷ