Appetite for Destruction | ||||
---|---|---|---|---|
Album phòng thu của Guns N' Roses | ||||
Phát hành | 21 tháng 7 năm 1987 | |||
Thu âm | 18 tháng 1 năm – 23 tháng 6 năm 1987 | |||
Phòng thu |
| |||
Thể loại | ||||
Thời lượng | 53:52 | |||
Hãng đĩa | Geffen | |||
Sản xuất | Mike Clink | |||
Thứ tự album của Guns N' Roses | ||||
| ||||
Thứ tự Album phòng thu của Guns N' Roses | ||||
| ||||
Đĩa đơn từ Appetite for Destruction | ||||
|
Appetite for Destruction là album phòng thu đầu tay của ban nhạc hard rock người Mỹ Guns N' Roses, được phát hành vào ngày 21 tháng 7 năm 1987 bởi hãng đĩa Geffen Records. Khi mới ra mắt vào năm 1987, album ít nhận được sự chú ý từ giới thính giả đại chúng. Phải đến năm kế tiếp, nhạc phẩm mới bùng nổ và gặt hái thành công khổng lồ về mặt thương mại, sau khi ban nhạc đi lưu diễn và cho lên sóng những đĩa đơn như "Welcome to the Jungle", "Paradise City" và "Sweet Child o' Mine". Appetite for Destruction đã giành ngôi quán quân Billboard 200 và trở thành album đầu tay bán chạy nhất mọi thời đại tại Mỹ, cũng như nắm giữ vị trí số 11 trong danh sách album bán chạy nhất mọi thời đại ở quốc gia này. Với hơn 30 triệu bản được tiêu thụ toàn thế giới, đây là một trong những đĩa nhạc bán chạy nhất mọi thời đại. Bất chấp việc không được lòng giới phê bình lúc ban đầu, Appetite for Destruction vẫn nhận được nhiều lời tán dương và được xem là một trong những album hay nhất mọi thời đại. Năm 2018, nhạc phẩm được tái phát hành với phiên bản mới cập nhật và tiếp tục nhận nhiều lời khen ngợi.
Ngay sau khi thành lập, Guns N' Roses đã ghi một số bản nhạc để dự kiến phát hành đĩa EP vào tháng 3 năm 1985, gồm có "Don't Cry", một bản hát lại bài "Heartbreak Hotel", "Think About You" và "Anything Goes".[1] Tuy nhiên kế hoạch đã bị đổ bể do tay guitar sáng lập Tracii Guns rời ban nhạc, và người thế chỗ là Slash.[2] Không lâu sau, đội hình kinh điển của ban gồm Axl Rose, Duff McKagan, Slash, Steven Adler và Izzy Stradlin chính thức được hoàn thiện.[3]
Sau khi đi tour dày đặc ở các câu lạc bộ đêm tại Los Angeles, nhóm đã ký kết hợp dồng với hãng đĩa Geffen Records vào tháng 3 năm 1986.[4] Tháng 12 năm đó, nhóm cho phát hành đĩa Live ?!*@ Like a Suicide chứa 4 bài hát, với mục đích duy trì sự quan tâm của khán giả dành cho ban, đồng thời nhóm cũng rút khỏi các câu lạc bộ đêm để tập trung sáng tác album.[5][6] Mục đích phát hành đĩa EP còn là động thái xoa dịu hãng đĩa chủ quản, vì hãng cho rằng ban nhạc không có đủ ca khúc để ghi thành một album.[7]
Giọng ca Axl Rose chia sẻ, nhiều bài hát trong album được sáng tác khi ban nhạc còn đang biểu diễn tại các hộp đêm của Los Angeles, bên cạnh đó một số ca khúc sẽ có mặt trong những album sau – những sản phẩm tiếp nối Appetite for Destruction, như "Back Off Bitch", "You Could Be Mine", "November Rain" và "Don't Cry". Có nguồn tin cho hay bài "November Rain" không được đưa vào album vì nhóm đã nhất trí chọn "Sweet Child 'O Mine" trước, do đó chỉ có một bài ballad trong album.[8]
Nhà sản xuất Spencer Proffer được thuê để ghi âm "Nightrain" và "Sweet Child o' Mine" để đánh giá khả năng tương thích của ông với ban nhạc. Kế đó họ ghi tới 9 ca khúc trong các buổi thu nháp, trong đó có các bài "Heartbreak Hotel", "Don't Cry", "Welcome to the Jungle" và "Shadow of Your Love".[9] Từ giữa đến cuối năm 1986, ban nhạc thu âm mấy đĩa demo với Manny Charlton, tay guitar của nhóm Nazareth; chúng được phát hành vào năm 2018. Lúc đầu ban nhạc còn cân nhắc chọn Paul Stanley của Kiss cho vị trí sản xuất, nhưng Paul đã bị từ chối sau khi ông muốn thay đổi bộ trống của Adler nhiều hơn là anh mong đợi.[9] Robert John "Mutt" Lange cũng là một cái tên được cân nhắc, nhưng hãng đĩa lại không muốn chi quá nhiều tiền cho một nhà sản xuất nổi tiếng.[9] Cuối cùng, Mike Clink (người sản xuất các nhạc phẩm của Triumph) được lựa chọn;[10] nhóm đã thu bài "Shadow of Your Love" đầu tiên và đưa cho Clink xét duyệt.[9]
Bìa gốc của Appetite for Destruction dựa trên bức tranh cùng tên của họa sĩ Robert Williams, nó miêu tả một tên người máy chuyên đi hiếp dâm sắp bị thanh trừng bởi một cỗ máy báo thù bằng kim loại. Sau khi một vài nhà bán lẻ nhạc từ chối bán album, hãng đĩa đã tiến hành thỏa hiệp và lồng chiếc bìa gây tranh cãi kia vào mặt trong, còn mặt ngoài thay thế bằng hình ảnh một cây thánh giá Celtic với 5 chiếc đầu lâu tượng trưng cho 5 thành viên của ban nhạc đặt trên đó (bìa mới này do Billy White Jr thiết kế với nguyên bản là một hình xăm). Trong số 5 chiếc đầu lâu kể trên: Izzy Stradlin là chiếc đầu ở đỉnh; Steven Adler là chiếc đầu bên trái; Axl Rose là chiếc đầu ở giữa; Duff McKagan là chiếc đầu bên phải còn Slash là chiếc đầu ở dưới cùng. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2016, Billy White lý giải về bìa album: "Cây thành giá và những chiếc đầu lâu giống như chân dung ban nhạc là ý tưởng của Axl, còn phần [thiết kế] còn lại là do tôi đảm nhiệm. Những nét hoa văn đan chéo trên cây thánh giá là chi tiết liên hệ đến Thin Lizzy, ban nhạc mà cả tôi và Axl đều yêu mến."[11]
Appetite for Destruction được hãng đĩa Geffen phát hành vào ngày 21 tháng 6 năm 1987 nhưng chỉ nhận được ít ỏi lượng chú ý từ giới báo chí và phát thanh của Mỹ, ngoại trừ một số nơi phát sóng album tại California. Về sau, nhà báo chuyên về âm nhạc Stephen Davis nhận định rằng chuyện này xảy ra là do sự cạnh tranh gắt gao của nhạc rock trên thị trường phổ thông lúc bấy giờ, trong đó có sản phẩm hit tái xuất Permanent Vacation của Aerosmith, sự hiện diện của Def Leppard trên sóng radio với album Hysteria, và cả nhạc rock cổ động của U2 chiếm sóng vào các khung giờ vàng của MTV.[12]
Vào tuần ngày 29 tháng 8 năm 1987, Appetite for Destruction ra mắt ở vị trí số 182 trên Billboard 200. Album đã không thể giành ngôi quán quân cho đến ngày 6 tháng 8 năm 1988, sau khi ban nhạc đi lưu diễn và nhận được nhiều sự thu hút qua các lần chiếm sóng radio và phát video âm nhạc, với các đĩa đơn như "Welcome to the Jungle", "Paradise City" và "Sweet Child o' Mine".[13] Album có 4 tuần không liên tiếp giữ ngôi đầu và có tổng cộng 147 góp mặt trên Billboard 200.[14] Tay guitar Slash cho hay, "Chúng tôi nghĩ mình đã làm ra được bản nhạc bán chạy giống như Motörhead đã làm ấy... Nhạc phẩm hoàn toàn phi thương mại. Phải mất tới 1 năm thì album mới leo lên ngôi đầu bảng[sic]. Chẳng ai thèm ý đến chuyện đó cả."[15]
Tính đến tháng 9 năm 2008, album đã có 18 lần được chứng nhận đĩa bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) với lượng tiêu thụ vượt mốc 18 triệu bản tại Mỹ,[16] qua đó nắm giữ vị trí số 11 trong danh sách những album bán chạy nhất từ trước đến nay tại quốc gia này.[17] Theo tạp chí Billboard vào năm 2008, đây cũng là album đầu tay bán chạy nhất mọi thời đại tại Mỹ,[18] kỷ lục nó vẫn giữ đến nay.[19][20][21] Cùng năm đó, Sky News đưa tin doanh số bán toàn cầu của album đã đạt xấp xỉ con số 28 triệu bản, trở thành một trong những album bán chạy nhất mọi thời đại.[22] Những nguồn tin gần đây còn cho hay nhạc phẩm đã bán ra khoảng 30 triệu đĩa trên toàn thế giới.[23]
Đánh giá chuyên môn | |
---|---|
Nguồn đánh giá | |
Nguồn | Đánh giá |
AllMusic[24] | |
Christgau's Record Guide | B−[25] |
Encyclopedia of Popular Music | [26] |
Entertainment Weekly | A[27] |
MusicHound Rock | 5/5[28] |
Pitchfork | 10/10 |
Rolling Stone | [29] |
The Rolling Stone Album Guide | [30] |
Spin | [31] |
Sputnikmusic | 2/5 |
Appetite for Destruction nhìn chung không được giới phê bình đương thời đánh giá cao.[32] Nhiều người phàn nàn rằng thành công khổng lồ của cùng lượng người mua album được thúc đẩy bởi khẩu hiệu cấm kỵ "sex, ma túy và rock & roll" trong thập kỷ 1980, khi mà nhiều không gian văn hóa tại Mỹ bị chính quyền Reagan-Bush quản thúc, khủng hoảng bệnh AIDS và sự phổ biến của MTV.[33] Trong bài đánh giá vào năm 1987, Dave Ling của tạp chí Metal Hammer đã phê phán album bằng nhận định rằng nó là một sản phẩm kết hợp chất lượng kém với nhạc tố lấy từ các ban nhạc như Aerosmith, Hanoi Rocks và AC/DC.[32] Giới phê bình tại Anh thỉ tỏ ra lạc quan hơn, khi Kerrang! viết rằng "rock cuối cùng đã thoát khỏi bàn tay của những tên nhạt nhẽo, yếu đuối, chán ngấy và mệt mỏi, và được đem trở lại bàn tay của những kẻ nổi loạn thực sự."[12] Nhạc phẩm được bầu là album hay thứ 26 trong năm trong cuộc bình chọn Pazz & Jop của The Village Voice vào năm 1988 – đây là một cuộc bầu chọn thường niên dành cho giới phê bình khắp nước Mỹ.[34] Giám đốc của cuộc bầu chọn, ông Robert Christgau đã dành lời khen cho album trong bài đánh giá thuộc cuốn sách Christgau's Record Guide: The '80s xuất bản năm 1990 của ông. Trong lúc tán dương "khả năng ca hát dễ dàng và thuyết phục [người nghe]" của Axl cũng như "không thể phủ nhận là anh ta khác biệt so với những đồng nghiệp cùng thời", vị nhà báo lại thấy màn thể hiện của anh bị xuống cấp bởi những câu hát đáng ngờ lộ ra những ý tưởng tăm tối: "Anh ta không yêu 'Night Train' mà yêu thích nghiện rượu. Rồi một lần nọ, 'cục cưng' đáng yêu của anh thể hiện sự tận tâm của mình bằng cách bú dương vật cho anh ta, và con quỷ cái đó đã sẵn sàng để 'Xem em chinh phục anh này.'"[25]
Trong một bài đánh giá tái nhìn nhận trong ấn phẩm The Rolling Stone Album Guide (2004), Ann Powers nhận định rằng Guns N' Roses "đã cho ra đời một sản phẩm kết hợp độc đáo của nhiều giá trị rock khác nhau", chẳng hạn như "tốc độ và nghệ thuật trình diễn, phô trương và dơ bẩn", cho rằng album đã thay đổi "sự nhạy cảm của hard rock lúc bấy giờ".[30] Năm 2011, trong bài nhận xét viết cho trang AllMusic, ông Stephen Thomas Erlewine xem album là một "bước ngoặt của hard rock", thấy rằng kỹ năng hát và sáng tác của Rose được nâng tầm bởi bộ đôi Slash và Stradlin đánh guitar, do đó giúp cho Appetite for Destruction trở thành "bản nhạc metal hay nhất cuối thập kỷ 80".[24] Theo Jimmy Martin của The Quietus, ông không chỉ tôn vinh Appetite for Destruction là album hard rock hay nhất thập niên 1980 mà còn cho rằng nhạc phẩm sở hữu một "chất lượng punk thô kệch", đánh dấu bước "lột xác" khỏi các ban nhạc metal bị MTV nhuốm màu sắc thương mại.[32] Theo lời cây bút Christa Titus của tạp chí Billboard, Appetite for Destruction tiếp cận được nhiều đối tượng thính giả nhạc rock bởi ban nhạc đã kết hợp "lối chơi metal mạnh mẽ, các đề tài nổi loạn của punk rock, thẩm mỹ của glam metal và những khúc guitar riff đậm chất blues giúp thu hút những người [yêu nhạc] thuần túy."[13]
Theo trang Acclaimed Music, Appetite for Destruction là đĩa nhạc nắm giữ hạng 63 trong danh sách các nhạc phẩm mọi thời đại của giới phê bình.[35]
Tất cả các ca khúc được viết bởi Guns N' Roses, ngoại trừ chỗ ghi chú.
Mặt 'G' | ||
---|---|---|
STT | Nhan đề | Thời lượng |
1. | "Welcome to the Jungle" | 4:31 |
2. | "It's So Easy" (Guns N' Roses, West Arkeen) | 3:21 |
3. | "Nightrain" | 4:26 |
4. | "Out ta Get Me" | 4:20 |
5. | "Mr. Brownstone" | 3:46 |
6. | "Paradise City" | 6:46 |
Mặt 'R' | ||
---|---|---|
STT | Nhan đề | Thời lượng |
7. | "My Michelle" | 3:39 |
8. | "Think About You" | 3:50 |
9. | "Sweet Child o' Mine" | 5:55 |
10. | "You're Crazy" | 3:16 |
11. | "Anything Goes" (Guns N' Roses, Chris Weber) | 3:25 |
12. | "Rocket Queen" | 6:13 |
Tổng thời lượng: | 53:52 |
Bản "Locked N' Loaded" và "Bản siêu chất lượng cao" có chung nội dung về mặt âm nhạc. Đĩa 1 là album nguyên tác.
Tất cả các ca khúc được viết bởi Guns N' Roses, ngoại trừ chỗ ghi chú.
Disc 2: B-Sides N' EP's | |||
---|---|---|---|
STT | Nhan đề | Sáng tác | Thời lượng |
1. | "Reckless Life" | Axl Rose, Izzy Stradlin, Chris Weber | 3:21 |
2. | "Nice Boys" | Angry Anderson, Mick Cocks, Geordie Leach, Dallas "Digger" Royall, Peter Wells | 3:02 |
3. | "Move to the City" (Live) | Stradlin, Weber, Del James | 3:34 |
4. | "Mama Kin" | Steven Tyler | 3:41 |
5. | "Shadow of Your Love" (Live) | Axl Rose, Izzy Stradlin, Paul Tobias | 3:03 |
6. | "You're Crazy" (Bản acoustic) | 4:25 | |
7. | "Patience" | 5:54 | |
8. | "Used to Love Her" | 3:13 | |
9. | "You're Crazy" | 4:10 | |
10. | "It's So Easy" (Live at the Marquee Club London / 1987) | Guns N' Roses, West Arkeen | 3:54 |
11. | "Knockin' on Heaven's Door" (Live at the Marquee Club London / 1987) | Bob Dylan | 4:59 |
12. | "Whole Lotta Rosie" (Live at the Marquee Club London / 1987) | Angus Young, Bon Scott, Malcolm Young | 4:06 |
Tổng thời lượng: | 47:21 |
Tất cả các ca khúc được viết bởi Guns N' Roses, ngoại trừ nơi ghi chú.
Đĩa 3: Ghi nháp của Sound City năm 1986 | ||
---|---|---|
STT | Nhan đề | Thời lượng |
1. | "Welcome to the Jungle" | 4:59 |
2. | "Nightrain" | 4:49 |
3. | "Out ta Get Me" | 4:01 |
4. | "Paradise City" | 5:34 |
5. | "My Michelle" | 4:21 |
6. | "Think About You" | 3:50 |
7. | "You're Crazy" | 3:21 |
8. | "Anything Goes" (Guns N' Roses, Chris Weber) | 4:35 |
9. | "Rocket Queen" | 6:06 |
10. | "Shadow of Your Love" (Rose, Stradlin, Paul Tobias) | 2:38 |
11. | "Heartbreak Hotel (bản hát lại Elvis Presley)" (Mae Boren Axton, Thomas Durden, Elvis Presley) | 4:36 |
12. | "Jumpin' Jack Flash (The Rolling Stones cover)" (Jagger/Richards, Bill Wyman) | 3:21 |
Tổng thời lượng: | 52:11 |
Đĩa 4: Ghi nháp của Sound City năm 1986 | |||
---|---|---|---|
STT | Nhan đề | Sáng tác | Thời lượng |
1. | "Shadow of Your Love" | Rose, Stradlin, Tobias | 3:05 |
2. | "Move to the City" | Stradlin, Weber, Del James | 3:16 |
3. | "Ain't Goin' Down No More" (Bản hòa tấu) | Guns N' Roses, Weber | 3:30 |
4. | "The Plague" | Guns N' Roses, Weber | 0:54 |
5. | "Nice Boys" | Anderson, Cocks, Leach, Royall, Wells | 2:58 |
6. | "Back off Bitch" | Rose, Tobias | 4:39 |
7. | "Reckless Life" | Rose, Stradlin, Weber | 2:45 |
8. | "Mama Kin" | Tyler | 3:26 |
9. | "New Work Tune" | Guns N' Roses, Weber | 3:25 |
10. | "November Rain" (Bản piano) | Rose | 10:18 |
11. | "Move to the City" (Bản acoustic) | Stradlin, Weber, James | 3:41 |
12. | "You're Crazy" (Bản acoustic) | Guns N' Roses | 4:06 |
13. | "November Rain" (Bản acoustic) | Rose | 5:00 |
14. | "Jumpin' Jack Flash" (Bản acoustic) | Jagger/Richards, Wyman | 3:52 |
15. | "Move to the City" (Bản acoustic 1988) | Stradlin, Weber, James | 3:26 |
Tổng thời lượng: | 58:21 |
Tất cả các ca khúc được viết bởi Guns N' Roses, ngoại trừ chỗ ghi chú.
Đĩa cassette tặng kèm ẩn: Ghi nháp của Mystic Studio năm 1985 | ||
---|---|---|
STT | Nhan đề | Thời lượng |
1. | "Welcome to the Jungle" | 4:52 |
2. | "Anything Goes" (Guns N' Roses, Weber) | 5:03 |
3. | "Don't Cry" (Rose, Stradlin) | 4:36 |
4. | "Back Off Bitch" (Rose, Tobias) | 4:46 |
5. | "Think About You" | 3:58 |
Tất cả các ca khúc được viết bởi Guns N' Roses, ngoại trừ chỗ ghi chú.
Đĩa 1: Appetite for Destruction Remastered | ||
---|---|---|
STT | Nhan đề | Thời lượng |
1. | "Welcome to the Jungle" | 4:33 |
2. | "It's So Easy" (Guns N' Roses, West Arkeen) | 3:22 |
3. | "Nightrain" | 4:28 |
4. | "Out ta Get Me" | 4:23 |
5. | "Mr. Brownstone" | 3:48 |
6. | "Paradise City" | 6:45 |
7. | "My Michelle" | 3:39 |
8. | "Think About You" | 3:51 |
9. | "Sweet Child o' Mine" | 5:56 |
10. | "You're Crazy" | 3:17 |
11. | "Anything Goes" (Guns N' Roses, Chris Weber) | 3:26 |
12. | "Rocket Queen" | 6:13 |
Tổng thời lượng: | 53:41 |
Tất cả các ca khúc được viết bởi Guns N' Roses, ngoại trừ nơi ghi chú.
Đĩa 2: ‘’Mặt B, EP và...’’ | |||
---|---|---|---|
STT | Nhan đề | Sáng tác | Thời lượng |
1. | "Reckless Life" | Axl Rose, Izzy Stradlin, Chris Weber | 3:21 |
2. | "Nice Boys" (Bản hát lại Rose Tattoo) | Angry Anderson, Mick Cocks, Geordie Leach, Dallas "Digger" Royall, Peter Wells | 3:02 |
3. | "Move to the City" (Live) | Stradlin, Weber, Del James | 3:34 |
4. | "Mama Kin" (Bản hát lại Aerosmithr) | Steven Tyler | 3:41 |
5. | "Shadow of Your Love" (Live) | Axl Rose, Izzy Stradlin, Paul Tobias | 3:03 |
6. | "Welcome to the Jungle" (Ghi nháp của Sound City 1986) | 4:59 | |
7. | "Nightrain" (Ghi nháp của Sound City 1986) | 4:49 | |
8. | "Out ta Get Me" (Ghi nháp của Sound City 1986) | 4:01 | |
9. | "Paradise City" (1986 Sound City Sessions) | 5:34 | |
10. | "My Michelle" (Ghi nháp của Sound City 1986) | 4:21 | |
11. | "Shadow of Your Love" | Rose, Stradlin, Tobias | 3:05 |
12. | "It's So Easy" (Live at the Marquee Club London / 1987) | Guns N' Roses, West Arkeen | 3:54 |
13. | "Knockin' on Heaven's Door" (Live at the Marquee Club London / 1987) | Bob Dylan | 4:59 |
14. | "Whole Lotta Rosie" (Live at the Marquee Club London / 1987, AC/DC cover) | Angus Young, Bon Scott, Malcolm Young | 4:06 |
15. | "You're Crazy" (Bản acoustic) | 4:25 | |
16. | "Patience" | 5:54 | |
17. | "Used to Love Her" | 3:13 | |
18. | "Move to the City" (Bản acoustic 1988) | Stradlin, Weber, James | 3:26 |
Tổng thời lượng: | 1:13:27 |
Xếp hạng tuần[sửa | sửa mã nguồn]
|
Xếp hạng cuối năm[sửa | sửa mã nguồn]
|
Quốc gia | Chứng nhận | Số đơn vị/doanh số chứng nhận |
---|---|---|
Argentina (CAPIF)[87] | 3× Bạch kim | 180.000^ |
Úc (ARIA)[88] | 7× Bạch kim | 490.000 |
Áo (IFPI Áo)[89] | Bạch kim | 50.000* |
Brasil (Pro-Música Brasil)[90] | Bạch kim | 250.000* |
Canada (Music Canada)[91] | Kim cương | 1.000.000^ |
Phần Lan (Musiikkituottajat)[92] | Vàng | 25.000[92] |
Pháp (SNEP)[93] | 2× Vàng | 200.000* |
Đức (BVMI)[94] | Bạch kim | 500.000^ |
Italy sales in 1989 |
— | 150.000[95] |
Ý (FIMI)[96] | 2× Bạch kim | 100.000 |
Nhật Bản (RIAJ)[97] | Bạch kim | 200.000^ |
México (AMPROFON)[98] | Vàng | 100.000^ |
Hà Lan (NVPI)[99] | Bạch kim | 100.000^ |
New Zealand (RMNZ)[100] | 5× Bạch kim | 75.000^ |
Thụy Điển (GLF)[101] | Vàng | 50.000^ |
Thụy Sĩ (IFPI)[102] | Bạch kim | 50.000^ |
Anh Quốc (BPI)[103] | 4× Bạch kim | 1.200.000^ |
Hoa Kỳ (RIAA)[104] | 18× Bạch kim | 18.000.000^ |
* Chứng nhận dựa theo doanh số tiêu thụ. |
|archiveurl=
và |archive-url=
(trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=
và |archive-date=
(trợ giúp)
|archiveurl=
và |archive-url=
(trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=
và |archive-date=
(trợ giúp)
|archiveurl=
và |archive-url=
(trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=
và |archive-date=
(trợ giúp)