Tân Sơn (thị trấn)

Tân Sơn
Thị trấn
Thị trấn Tân Sơn
Một góc thị trấn Tân Sơn

Tên cũSong Mỹ
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngDuyên hải Nam Trung Bộ
TỉnhNinh Thuận
HuyệnNinh Sơn
Trụ sở UBNDĐường Lê Duẩn, Khu phố 3
Thành lập2000[1]
Loại đô thịLoại V
Địa lý
Tọa độ: 11°46′20″B 108°47′12″Đ / 11,772109°B 108,786643°Đ / 11.772109; 108.786643
Tân Sơn trên bản đồ Việt Nam
Tân Sơn
Tân Sơn
Vị trí thị trấn Tân Sơn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích18,05 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng11.301 người[2]
Mật độ626 người/km²
Khác
Mã hành chính22810[3]
Websitehttps://tanson-ninhson.ninhthuan.gov.vn/portal/Pages/default.aspx

Tân Sơn là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá xã hội và khoa học kỹ thuật và là thị trấn huyện lỵ của huyện Ninh Sơn.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Tân Sơn nằm ở trung tâm huyện Ninh Sơn, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Bác Ái
  • Phía tây giáp các xã Lương SơnQuảng Sơn
  • Phía nam giáp xã Quảng Sơn
  • Phía bắc giáp xã Lương Sơn.

Thị trấn có diện tích 18,06 km², dân số năm 2019 là 11.301 người, mật độ dân số đạt 626 người/km².[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, Tân Sơn là một xã thuộc huyện Ninh Sơn.

Ngày 30 tháng 8 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định 42/2000/NĐ-CP[1]. Theo đó, thành lập thị trấn Tân Sơn, thị trấn huyện lỵ huyện Ninh Sơn trên cơ sở 1.764 ha diện tích tự nhiên và 10.242 người của xã Tân Sơn.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Tân Sơn còn lại 4.259 ha diện tích tự nhiên, 4.836 người và được đổi tên thành xã Lương Sơn.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Tân Sơn được chia thành 8 khu phố đánh số từ 1 tới 8.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn là nơi giao nhau giữa Quốc lộ 27Quốc lộ 27B, đóng vai trò là điểm trung chuyển giữa Cam Ranh, Đà LạtPhan Rang.

Ngoài ra, đây cũng là nơi giao nhau của Quốc lộ 27B và đường tỉnh 656.

Dự án đường liên vùng Tân Sơn (Ninh Thuận) - Tà Năng (Lâm Đồng) cũng đang được thi công tại đây.[4]

Điều kiện tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực nghiên cứu mang đặc điểm địa hình đồi thấp, hình thành từ bậc chuyển tiếp đồng bằng lên núi cao, với 2 dạng địa hình chủ yếu; Dạng lượn sóng (3 - 8 độ) và xen lẫn các đồi thấp (50 - 200m), độ dốc phổ biến (3 - 15 độ).

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Tân Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới bán khô hạn điển hình nhất nước ta, với đặc điểm nổi bật là ít mưa, nắng nóng và bốc hơi nhiều; là vùng có nhiều ảnh hưởng của khí hậu cao nguyên Lâm Đồng, nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa cao hơn so với các vùng khác trong tỉnh và huyện.

  • Độ ẩm trung bình của không khí/ năm tương đối cao 76%.
  • Nhiệt độ trung bình năm là 25-26 độ C, lượng mưa từ 1500-1600 mm.

Thủy văn

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống các sông suối chảy qua thị trấn Tân Sơn gồm sông Cái, sông Ông và các sông suối, kênh mương khác, giúp điều hòa nhiệt độ: giảm bớt sự nóng bức vào mùa hè và tăng độ ẩm vào mùa đông, đồng thời đảm bảo nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, phần lớn sông suối đều bắt nguồn từ núi cao độ dốc lớn, nguồn nước phân bố không đều, mùa mưa lưu lượng dòng chảy khá lớn dễ gây lũ; mùa khô lưu lượng dòng chảy thấp nên gây tình trạng thiếu nước phổ biến hằng năm.

Đập dâng Tân Mỹ
  • Suối nước nóng Krong Fa.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Nghị định 42/2000/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn huyện lỵ huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận và đổi tên xã Tân Sơn thành xã Lương Sơn”.
  2. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Ninh Thuận”. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2020.[liên kết hỏng]
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án Đường nối Tân Sơn - Tà Năng”. mt.gov.vn. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan