Tể tướng Lưu Gù

Tể tướng Lưu Gù
Bìa DVD của bộ phim
Thể loại
Kịch bản
  • Bạch Hoa
  • Tần Bồi Xuân
  • Thạch Linh
  • Trương Nhuệ
Đạo diễn
  • Thạch Linh
  • Trương Tử Ân
Diễn viên
Nhạc dạo"Thanh quan dao" (do Tạ Đông thể hiện)
Nhạc kết"Cố sự tựu thị cố sự" (do Đới Nhiêu thể hiện)
Soạn nhạcVương Lê Quang
Quốc giaTrung Quốc Trung Quốc
Ngôn ngữQuan thoại
Số mùa1
Số tập40
Sản xuất
Nhà sản xuất
  • Phan Hồng Nghiệp
  • Trương Quốc Quân
Thời lượng45 phút/tập
Đơn vị sản xuấtCông ty sản xuất văn hoá nghệ thuật Bắc Kinh
Trình chiếu
Kênh trình chiếuCCTV

Tể tướng Lưu Gù (giản thể: 宰相刘罗锅; phồn thể: 宰相劉羅鍋; bính âm: Zǎixiàng liúluóguo; nghĩa đen 'Tể tướng Lưu La Oa') là một bộ phim truyền hình cổ trang của Trung Quốc đại lục do Thạch Linh và Trương Tử Ân làm đạo diễn, với sự tham gia diễn xuất của Lý Bảo Điền, Trương Quốc Lập, Vương CươngĐặng Tiệp. Phim được trình chiếu lần đầu vào năm 1996 và từng được phát sóng tại Việt Nam trên các kênh VTV2VTV3. Tác phẩm đã đoạt tới 4 giải Kim Ưng tại lễ trao giải lần thứ 14, trong đó có hạng mục Phim truyền hình dài tập xuất sắc nhất.

Tóm tắt nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung phim xoay quanh nhân vật Lưu Dung (Lý Bảo Điền thủ vai) một thanh niên quê ở Sơn Đông, có biệt danh Lưu Gù dưới thời vua Càn Long (Trương Quốc Lập thủ vai). Mở đầu phim, Lưu Dung đến kinh thành tham dự kỳ thi Đình tổ chức mỗi ba năm một lần. Trong thời gian ở kinh thành, Lưu Dung tham gia ván cờ kén rể, đánh bại tất cả các đối thủ và cưới Hà Nhi cách cách (Đặng Tiệp thủ vai) con gái của Lục vương. Sau khi vạch trần chuyện mờ ám xung quanh kỳ thi, Lưu Dung trở thành trạng nguyên và được cử đến Giang Ninh làm quan xét xử. Còn đối thủ Hòa Thân (Vương Cương thủ vai) không bao giờ ngừng đố kỵ Lưu Dung và sử dụng mọi thủ đoạn để gây khó dễ cho ông. Kể từ đó, Lưu Dung nhiều lần tranh đấu bằng trí tuệ và cũng không ít lần bẽ mặt trong các vụ việc cả công lẫn tư trên quan trường lẫn trước mặt dân chúng; ông còn nhiều lần bị bãi chức do tính cách quá thẳng thắn. Về sau khi vua Gia Khánh (Nguyễn Tuần thủ vai) lên ngôi, Hòa Thân bị lật đổ và xử tử, còn Lưu Dung thì vì tuổi già nên cáo quan về quê.[1]

Nhân vật Thể hiện Ghi chú Nguồn
Lưu Dung Lý Bảo Điền [2][3]
Càn Long Trương Quốc Lập [a] [6][7]
Châu Khánh Thư (Càn Long giả)
Hòa Thân Vương Cương [8]
Lưu phu nhân (Hà Nhi cách cách) Đặng Tiệp [a] [4]
Lục vương Lý Đinh [9][10]
Ngân Hồng Lý Ái Quần [11]
Lý Tịnh Trần Binh
Thái giám Hồ Thắng Hồng Tôn Nghĩa
Trương Thành Lý Gia Tôn [12]
Lưu An Lý Úc [13]
Yên Thuý Khâu Duyệt
Phán Nha Mạnh Đan Phong
Bát vương Cương Lợi Dân
Cửu vương Cao Đồng Lâm
Tái Điêu Thuyền Vương Lộ Dao [14]
Thái hậu Viên Mai
Tuần phủ Chiết Giang Tôn Hữu Đạo Vương Cảnh Minh
Uông Trung Trực Triệu Tuấn Lương
Gia Khánh Nguyễn Tuần [15]
Lưu Quân Châu Trung Hoà, Nghiêm Quán Anh
Hương phi Mễ Lạp, Dương Tịnh
Lục vương phu nhân Lý Phượng Anh
Hoà Thái Thái Cù Minh
Quế Phó Thái Nguỵ Đức Sơn
Tuần phủ Giang Tô Thượng Ấn Toàn
Thập Lý Hương Thạch Kiên Trinh
Ngô Huyền Linh Hầu Đồng Giang
Vương Quý Lý Gia Ngọc
Triệu Phúc Cố Trung Lương
Thạch Kính Hổ Đại Thiếu Lâm
Sư gia phủ Thuận Thiên Lưu Trường Sinh
Lý Tú Thanh (cô gái ở huyện Thanh Hà) Lưu Đan [16][17]
Quan viên Hậu Bổ Vương Đức Lâm
Tuần phủ An Huy Trương Liên Hỷ
Uông Diêm Thương Lý Chấn Bình
Trịnh Bản Kiều Quản Tôn Tường
Phán phu nhân Hàn Thục Văn
Đồ đệ Lý Phát Cố Thiên
Sư phụ Lý Phát Trần Chí Kiên
Thiếu gia Đồng Thuỵ Kiệt
Lão Bảo Đới Tịnh Di
Xuân nương Xa Tú Thanh
Thu Quan Trương Nguyên Muội

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay từ đầu, đoàn làm phim Tể tướng Lưu Gù đã đóng dấu hiệu "không phải lịch sử" cho bộ phim. Các nhà biên kịch Tần Bồi Xuân, Thạch Linh, Trương Duệ và Bạch Hoa sử dụng rất nhiều chất liệu khác nhau để tổ hợp nên kịch bản bao gồm chính sử, dã sử, câu chuyện lưu truyền ở dân gian hay tấu đơn (zh), đặc biệt là tướng thanh (hay tấu nói) truyền thống "quan trường đấu" để tăng thêm phần hài hước.[18] Mặc dù các nhân vật chính trong phim như Càn Long, Lưu Dung, Hòa Thân đều dựa trên là những nhân vật lịch sử có thật, nhưng rất nhiều sự kiện trong phim là hư cấu.[19]

Tên gốc của bộ phim khi phát sóng tại Trung Quốc đại lục là Tể tướng Lưu La Oa với "la oa" nghĩa là gù, tương ứng với tên gọi Tể tướng Lưu Gù trong tiếng Việt. Tuy nhiên, cả hai yếu tố "tể tướng" và "gù" đều không phù hợp với hình tượng Lưu Dung trong thực tế. Về chức vụ, Lưu Dung chưa từng đảm nhậm chức tể tướng.[20] Sau khi Chu Nguyên Chương xử lý vụ án Hồ Duy Dung, chức vụ tể tướng đã bị hủy bỏ trong triều đình nhà Minh và được thay thế bằng các chức vụ Đại học sĩ. Triều đình nhà Thanh cũng theo lệ đó.[21] Nội các nhà Thanh đến thời Càn Long được hình thành từ 3 điện 3 các, bao gồm Bảo Hòa điện, Văn Hoa điện, Vũ Anh điện, Văn Uyên các, Đông các và Thể Nhân các.[22] Chức vụ cao nhất mà Lưu Dung từng đảm nhiệm là Thể Nhân các Đại học sĩ.[23] Sau khi Quân cơ xứ được thành lập dưới triều Ung Chính, nhóm các quan viên đảm nhiệm chức vụ Quân cơ đại thần nắm vị trí quan trọng trong triều đình nhà Thanh, có quyền hành như một tể tướng, vượt trên các Nội các Đại học sĩ. Về hình tượng, mặc dù nhân vật Lưu Dung do Lý Bảo Điền đóng trong phim bị gù, song trên thực tế vóc dáng của nhân vật này trong lịch sử lại hoàn toàn bình thường.[24][20]

Nhạc phim

[sửa | sửa mã nguồn]

"Thanh quan dao" là bài hát chủ đề cho 40 tập phim Tể tướng Lưu Gù, do Vương Lê Quang phổ nhạc và Trương Hòa Bình viết lời. Đây là tác phẩm nhạc phim truyền hình đầu tiên Vương Lê Quang hoàn thành sau khi tốt nghiệp khoa sáng tác Học viện Âm nhạc Trung ương vào năm 1991,[25] cũng là tác phẩm giúp ông trở nên nổi tiếng trong ngành.[26] Về sau, Trương Hòa Bình trở thành Viện trưởng Nhà hát Nghệ thuật nhân dân Bắc Kinh,[27] còn Vương Lê Quang đảm nhiệm Viện trưởng Học viện Âm nhạc Trung Quốc.[28] Vào tối ngày 6 tháng 12 năm 2008, lễ vinh danh Ca khúc phim truyền hình nhân kỷ niệm "30 năm cải cách và mở cửa" được tổ chức tại nhà thi đấu Quảng Châu. Sau nhiều lần họp, tuyển chọn, tổ chức hội thảo chuyên gia, ban tổ chức đã chọn ra 30 ca khúc truyền hình xuất sắc nhất từ hơn 300 bài hát chủ đề của các phim truyền hình do các bên gửi đến, bên cạnh đó là các top 10 dành cho các cá nhân nhạc sĩ, viết lời và trình bày các ca khúc phim truyền hình.[29] "Thanh quan giao" trở thành 1 trong 30 ca khúc xuất sắc được trao giải.[30][31] Nhà soạn nhạc Vương Lê Quang cũng được chọn vào "Từ điển nhạc sĩ Trung Quốc".

STTNhan đềPhổ lờiPhổ nhạcThể hiệnThời lượng
1."Thanh quan dao" (Nhạc hiệu mở đầu)Trương Hòa BìnhVương Lê QuangTạ Đông[32] 
2."Cố sự tựu thị cố sự" (Nhạc kết)Trương Hòa BìnhVương Lê QuangĐới Nhiêu[33] 

Phát sóng quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Đài/kênh truyền hình Ngày ra mắt Tựa đề Nguồn
Việt Nam VTV2 1 tháng 6 năm 2015 Tể tướng Lưu Gù [34]
SCTV1 2011 [35]
VTV3 2008 [36]
2004 [37]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1996 được xem là mở đầu giai đoạn phát triển mới của phim truyền hình Trung Quốc đại lục khi phong cách giải trí bắt đầu được ưa chuộng, sở thích của khán giả bắt đầu chuyển sang những nội dung lịch sử có tính hài hước. Sau khi phát sóng, không chỉ đạt mốc rating cao khó chạm tới vào thời điểm đó,[38] Tể tướng Lưu Gù còn khiến cho nghệ thuật hí kịch trở thành một điểm nóng.[39] Tại lễ trao giải Kim Ưng cho phim truyền hình Trung Quốc lần thứ 14, bộ phim không chỉ giành được giải phim truyền hình dài tập xuất sắc mà còn chiến thắng ở 3 hạng mục cá nhân khác bao gồm nam diễn viên chính, nam diễn viên phụ và nữ diễn viên phụ xuất sắc.[40]

Sau khi phát sóng, bộ phim lập tức được yêu thích và nổi tiếng trên toàn Đại lục.[41] Không chỉ là bộ phim truyền hình có sức ảnh hưởng toàn quốc trong năm 1996,[42] Tể tướng Lưu Gù còn trở thành một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất trong thập niên 90.[43] Mặc dù trước đây đã có rất nhiều bộ phim cổ trang của Hồng KôngĐài Loan, nhưng sự ra đời của Tể tướng Lưu Gù được xem là bắt đầu cho sự bùng nổ của các bộ phim cổ trang ở Đại lục.[44] Theo một khảo sát vào năm 1998, đây được xem là bộ phim hài hiếm có được yêu thích bởi nhiều đối tượng khán giả bất kể giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ văn hóa cũng như nhiều khía cạnh khác.[45] Được gọi là "bom tấn quốc dân"[46] hay "phim truyền hình quốc dân",[47] cho đến nay, Tể tướng Lưu Gù vẫn được xem là một trong những bộ phim truyền hình Hoa Ngữ hay nhất.[6] Phim đã làm góp phần làm nên tên tuổi của các diễn viên trong phim như Lý Bảo Điền, Vương Cương và Trương Quốc Lập.[8][2][6] Ba diễn viên này thường được gọi chung là "tam giác sắc".[18] Không chỉ được yêu thích ở đại lục, Tể tướng Lưu Gù còn đạt được rating tốt ở Đài Loan,[48] và là một trong những bộ phim truyền hình Hoa Ngữ được khán giả Việt Nam yêu thích.[49][50]

Năm 2000, vở kịch chuyển thể từ bộ phim đã công diễn tại Đài Loan và thu hút đông đảo khán giả với doanh thu 300.000 Nhân dân tệ.[51]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải thưởng Hạng mục Tác phẩm/người nhận Kết quả Nguồn
Giải Kim Ưng lần thứ 14 Phim truyền hình dài tập xuất sắc nhất Tể tướng Lưu Gù Đoạt giải [52][53]
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất Lý Bảo Điền Đoạt giải [54]
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất Vương Cương Đoạt giải
Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất Đặng Tiệp Đoạt giải
  1. ^ a b Hai diễn viên Trương Quốc Lập và Đặng Tiệp là vợ chồng ngoài đời.[4][5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “电视剧《宰相刘罗锅》故事简介” [Giới thiệu tóm tắt về bộ phim truyền hình 'Tể tướng Lưu Oa Oa']. Sina (bằng tiếng Trung). 23 tháng 5 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ a b Thuý Ngọc (18 tháng 6 năm 2021). 'Tể tướng Lưu gù' Lý Bảo Điền từng từ chối cát xê quảng cáo hơn 70 tỷ đồng”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ Tưởng Ba, 蒋波; Lý Nam, 李岩 (22 tháng 5 năm 2015). “《北京时间》"宰相刘罗锅"李保田出演痴情劳模” ["Tể tướng Lưu La Oa" Lý Bảo Điền vào vai chiến sĩ thi đua si tình trong "Giờ Bắc Kinh"]. Nhân Dân nhật báo. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ a b Hoàng Thư (31 tháng 10 năm 2020). “Cuộc đời sóng gió của "phu nhân" Tể tướng Lưu gù”. Pháp Luật. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ 盘点演戏演成夫妻的明星【2】 [Thống kê những cặp vợ chồng minh tinh (2)]. Nhân Dân nhật báo (bằng tiếng Trung). 11 tháng 3 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  6. ^ a b c Bích Ngọc (9 tháng 4 năm 2021). “25 năm sau "Tể tướng Lưu gù": Phim vận vào đời "Lưu Dung" và "Hòa Thân". Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hoá. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  7. ^ Trâu Oanh, 邹菁; Lý Nham, 李岩 (4 tháng 3 năm 2015). 张国立训斥艺考热:我38岁才熬出头 [Trương Quốc Lập khiển trách cơn sốt thi nghệ thuật: Tôi 38 tuổi mới hết khổ]. Nhân Dân nhật báo (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ a b Như Anh (7 tháng 4 năm 2023). “Tuổi 75 của tài tử đóng Hòa Thân 'Tể tướng Lưu gù'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ Từ Lâm Chính (2005), tr. 216.
  10. ^ Dương Hâm, 杨鑫 (1 tháng 8 năm 2009). “圈内人士悼念李丁 老爷子好人缘让同仁怀念” [Người trong ngành tiếc thương Lý Đinh, lão đại nổi tiếng khiến đồng nghiệp nhớ nhung]. Trung Hoa Nhật báo (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  11. ^ 若有缘影视剪辑 (12 tháng 4 năm 2020). “和于荣光是同学,《刘罗锅》中颜值不输邓婕”. Sina. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  12. ^ Lưu Lan Phương & Dị Thiên (1997), tr. 365.
  13. ^ Tiêu Diêu Yến, 箫遥燕 (8 tháng 3 năm 2022). "刘罗锅"李保田罕见现身,曾带儿子李彧发展,不料却被儿子坑了”. NetEase (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  14. ^ 海峽两岸 [Tạp chí Hai bên eo biển (Đại lục và Đài Loan)] (bằng tiếng Trung). Tập đoàn kinh doanh sách quốc tế Trung Quốc. 1996. tr. 40. ISSN 1003-1677. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  15. ^ “他曾被张国立力捧 长得帅却没红 娶大15岁老婆幸福美满[2]- 中国日报网” [Từng được Trương Quốc Lập khen đẹp trai nhưng không nổi tiếng, hạnh phúc khi lấy vợ hơn 15 tuổi]. Trung Hoa Nhật báo (bằng tiếng Trung). 15 tháng 6 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  16. ^ An Nhiên (2 tháng 5 năm 2021). “Lưu Đan, Hứa Vỹ Luân - Hai giai nhân tài năng nhưng đoản mệnh”. Lao Động Trẻ - Báo Lao Động. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  17. ^ “她18岁出道23岁红遍天下,25岁不幸身亡令人扼腕[2]” [Cô ấy ra mắt ở tuổi 18 và trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới ở tuổi 23. Thật đáng buồn khi cô ấy qua đời ở tuổi 25 (2)]. Trung Hoa Nhật báo (bằng tiếng Trung). 8 tháng 6 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  18. ^ a b 《宰相刘罗锅》开播20年,去世、息影、成大腕,主演们现状如何 [Người qua đời, người tránh bóng, người thành tai to mặt lớn, diễn viên chính "Tể tướng Lưu La Oa" sau 20 năm phát sóng giờ ra sao?]. NetEase (bằng tiếng Trung). 28 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2023.
  19. ^ Trần Hiểu Xuân, Trương Hoành & Vương Thấm Thấm (2021), tr. 104.
  20. ^ a b Thủy Trung Ngư (2012), tr. 232.
  21. ^ Lý Cảnh Bình (2000), tr. 65.
  22. ^ Trương Kiến Hùng (2019), tr. 127.
  23. ^ Thi Tử Thanh (2008), tr. 173.
  24. ^ Nguyệt Lương (3 tháng 3 năm 2022). "Nỗi oan ngàn thu" của tể tướng Lưu gù: Dung mạo thực tế khác xa trong phim”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  25. ^ Lý Hồng Diễm, 李红艳 (28 tháng 4 năm 2012). “电影音乐论坛举行 真诚创作才能无愧艺术”. Trung Hoa Nhật báo (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  26. ^ 中國靑年 (bằng tiếng Trung). 靑年出版社. 2006. tr. 24.
  27. ^ Trương Lai Tân, 张哉麟 (12 tháng 12 năm 2007). “张和平出任北京人艺新院长 称"不辜负大家期望" [Trương Hòa Bình đảm nhiệm Viện trưởng mới của Nhà hát Nghệ thuật nhân dân Bắc Kinh: "Không phụ sự kỳ vọng của mọi người"]. Trung Quốc Tân Văn xã. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2023.
  28. ^ Ngô Á Hùng, 吴亚雄; Lý Nham, 李岩 (12 tháng 11 năm 2015). “著名作曲家王黎光出任中国音乐学院院长” [Nhà soạn nhạc nổi tiếng Vương Lê Quang đảm nhiệm Viện trưởng Học viện Âm nhạc Trung Quốc]. Nhân Dân nhật báo (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  29. ^ Tống Á Lệ, 宋亚丽. "改革开放30年电视剧歌曲盛典晚会"在广州精彩呈现 - 中国电视艺术家协会”. Hiệp hội nghệ sĩ truyền hình Trung Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2023.
  30. ^ “花开三十意正浓-30年电视剧歌曲盛典 1-2”. CNTV. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2023.
  31. ^ Địch Dực, 翟翊 (18 tháng 12 năm 2008). 王黎光:师鹏版《清官谣》比谢东唱得更好(图)_影音娱乐_新浪网 [Vương Lê Quang: bản "Thanh quan dao" của Sư Bằng tốt hơn bản của Tạ Đông Xướng]. Sina (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2023.
  32. ^ “谢东” [Tạ Đông]. Discogs (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  33. ^ “戴娆《故事就是故事》,一首歌,吟唱一段民间故事!《宰相刘罗锅》片尾曲” ['Cố sự thự thị cố sự' của Đới Nhiêu - bài hát kết phim 'Tể tướng Lưu Oa Oa']. Sohu (bằng tiếng Trung). 3 tháng 6 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  34. ^ “Xem gì” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 304 (1): 49. 24 tháng 5 năm 2015. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289.
  35. ^ “Truyền hình ngày 16-02-2011”. Tuổi Trẻ Online. 16 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  36. ^ 'Tể tướng Lưu gù' sẽ 'tái xuất' trên VTV3”. Yên Bái Online. 14 tháng 5 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2023.
  37. ^ Đinh Thăng (2 tháng 9 năm 2004). “Chương trình truyền hình ngày 2-9-2004”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2023.
  38. ^ Chu Diệc Nam, 周亦男 (26 tháng 4 năm 2005). “《宰相刘罗锅》配方言播出 邓婕:这是糟蹋经典” [Công thức phát sóng "Tể tướng Lưu La Oa" Đặng Tiệp: đây là chà đạp kinh điển]. Trung Quốc Tân Văn xã. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  39. ^ Vương Tái Đặc, 王赛特 (5 tháng 10 năm 2008). 中国电视剧的30年:平实的故事方式影响人们生活 [30 năm phim truyền hình Trung Quốc: Câu chuyện giản dị ảnh hưởng đến cuộc sống con người như thế nào]. Trung Quốc Tân Văn xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2023.
  40. ^ “第十四届中国电视金鹰奖” [Giải thưởng Đại bàng vàng truyền hình Trung Quốc lần thứ 14]. Hiệp hội nghệ sĩ truyền hình Trung Quốc (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  41. ^ “《宰相刘罗锅》里的搞笑一幕,康熙看了要打人”. The Paper (bằng tiếng Trung). 2 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2023.
  42. ^ Bạch Tiểu Dịch (2007), tr. 105.
  43. ^ Đới Cẩm Hoa (2000), tr. 385.
  44. ^ Trung tâm nghiên cứu Văn học Trung Quốc hiện đại Đại học Nam Kinh (2003), tr. 224.
  45. ^ La Minh & Hồ Vận Phương (1998), tr. 70.
  46. ^ Từ Tử Mính, 徐子茗 (28 tháng 10 năm 2020). “《刘公案之海右寻踪》入选第27届"秋交会"新剧推介”. Trung Hoa Nhật báo (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2023.
  47. ^ Trương Thuần, 张淳 (9 tháng 6 năm 2021). 《刘墉追案》9.4开播 何冰领衔古装探案轻喜剧-新华网. Tân Hoa xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2023.
  48. ^ Trương Phán, 张盼 (25 tháng 3 năm 2023). “融合发展,两岸影视业未来可期” [Phát triển hội nhập, có thể kỳ vọng vào tương lai của ngành điện ảnh và truyền hình hai bên bờ eo biển]. Nhân Dân nhật báo. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  49. ^ “中国反腐剧在越南受欢迎” [Phim chống tham nhũng Trung Quốc ăn khách tại Việt Nam]. Trung Hoa Nhật báo (bằng tiếng Trung). 30 tháng 8 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  50. ^ Tống Tâm Nhụy, 宋心蕊; Yến Soái, 燕帅 (11 tháng 5 năm 2016). “从《渴望》到《还珠格格》中国电视剧越南受青睐” [Từ "Khát vọng" đến "Hoàn Châu Cách cách", phim truyền hình Trung Quốc được yêu thích tại Việt Nam]. Nhân Dân nhật báo (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  51. ^ Tô Lệ Bình (15 tháng 9 năm 2000). “京剧《宰相刘罗锅》赴台演出获成功” [Vở kịch 'Tể tướng Lưu La Oa' công diễn thành công tại Đài Loan]. Guang Ming Online (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  52. ^ “第十四届大众电视金鹰奖” [Giải thưởng truyền hình Kim Ưng lần thứ 14]. CNTV (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  53. ^ Ngô Tố Linh (1997), tr. 242.
  54. ^ Đới Độc Hành (1996), tr. 148.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bạch Tiểu Dịch, 白小易 (2007). 新语境中的中国电视剧创作 [Sự sáng tạo của phim truyền hình Trung Quốc trong bối cảnh mới] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Điện ảnh Trung Quốc. ISBN 9787106026264.
  • Đới Cẩm Hoa, 戴锦华 (2000). 雾中风景: 中国电影文化, 1978-1998 [Phong cảnh trong sương mù: Văn hóa điện ảnh Trung Quốc, 1978-1998] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh. ISBN 9787301045275.
  • Đới Độc Hành, 戴獨行 (tháng 12 năm 1996). “銀色大陸看板”. 世界電影雜誌 [Tạp chí Điện ảnh Thế giới]. Hiệp hội Điện ảnh Trung Quốc. 336. ISSN 1002-9966.
  • La Minh, 罗明; Hồ Vận Phương, 胡运芳 (1998). 中国电视观众现状报告 [Báo cáo về tình hình hiện tại của người xem truyền hình ở Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Văn hiến Khoa học xã hội. ISBN 9787801490858.
  • Lưu Lan Phương, 刘兰芳; Dị Thiên, 异天 (1997). 中国曲艺界人名大辞典 [Đại từ điển nghệ sĩ dân gian Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Quảng bá quốc tế Trung Quốc. ISBN 9787507814804.
  • Lý Cảnh Bình, 李景屏 (2000). 乾隆, 和珅與劉墉 [Càn Long, Hòa Thân và Lưu Dung] (bằng tiếng Trung). Tập đoàn xuất bản Tri thư phòng. ISBN 9789570492378.
  • Ngô Tố Linh, 吴素玲 (1997). 中国电视剧发展史纲 [Vài nét về lịch sử phát triển của phim truyền hình Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Học viện Quảng bá Bắc Kinh. ISBN 9787810047296.
  • Thi Tử Thanh, 施子清 (2008). 書法經緯 [Thư pháp kinh vĩ] (bằng tiếng Trung). Công ty hữu hạn Thư viện Thiên địa. ISBN 9789882119956.
  • Thủy Trung Ngư, 水中鱼 (1 tháng 3 năm 2012). 中国未解之谜全知道 [Tất cả những bí ẩn chưa được giải đáp của Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Beijing Book Co. Inc. ISBN 9787560972336.
  • Trần Hiểu Xuân, 陈晓春; Trương Hoành, 张宏; Vương Thấm Thấm, 王沁沁 (1 tháng 2 năm 2021). 影视制片:从项目策划到市场营销 [Sản xuất phim và truyền hình: Từ lập kế hoạch dự án đến tiếp thị] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Bưu điện nhân dân. ISBN 9787115550323.
  • Trung tâm nghiên cứu Văn học Trung Quốc hiện đại Đại học Nam Kinh, 南京大学中国现代文学研究中心 (2003). 2002 文学评论 [Đánh giá văn học 2002] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Văn học nhân dân. ISBN 9787020042531.
  • Trương Kiến Hùng, 張建雄 (16 tháng 4 năm 2019). 讀史論知人 [Đọc sử để biết người] (bằng tiếng Trung). Công ty hữu hạn Báo chí thương mại. ISBN 9789620773167.
  • Từ Lâm Chính, 徐林正 (2005). 中国影视明星档案 [Hồ sơ ngôi sao điện ảnh và truyền hình Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Văn nghệ Chiết Giang. ISBN 9787533921040.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Download Bokutachi wa Benkyou ga Dekinai 2 Vetsub
Download Bokutachi wa Benkyou ga Dekinai 2 Vetsub
Những mẩu truyện cực đáng yêu về học đường với những thiên tài
Các thuật ngữ thông dụng của dân nghiền anime
Các thuật ngữ thông dụng của dân nghiền anime
Khi thưởng thức một bộ Manga hay Anime hấp dẫn, hay khi tìm hiểu thông tin về chúng, có lẽ không ít lần bạn bắt gặp các thuật ngữ
Review Anime Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール)
Review Anime Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール)
Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール) là một series anime được chuyển thể từ bộ manga cùng tên của tác giả Sui Ishida
Làm Affiliate Marketing sao cho hiệu quả?
Làm Affiliate Marketing sao cho hiệu quả?
Affiliate Marketing là một phương pháp tiếp thị trực tuyến giúp bạn kiếm tiền bằng cách quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác và nhận hoa hồng (commission) khi có người mua hàng thông qua liên kết bạn cung cấp