Loại website | Tiểu blog |
---|---|
Có sẵn bằng | Tiếng Trung Quốc: chữ Hán giản thể chữ Hán phồn thể Tiếng Anh |
Chủ sở hữu | Tập đoàn SINA |
Website | weibo |
Thương mại | Có |
Bắt đầu hoạt động | 14 tháng 8 năm 2009[1] |
Tình trạng hiện tại | Hoạt động |
Loại hình | Công ty đại chúng |
---|---|
Mã niêm yết | WB |
Ngành nghề | Internet |
Thành lập | 9 tháng 8 năm 2010[2] |
Trụ sở chính | Bắc Kinh, Trung Quốc |
Thành viên chủ chốt | Lưu Trấn Lợi Liu Yunli (刘运利) (Chủ tịch kiêm CEO) |
Sản phẩm | Trang mạng xã hội |
Công ty mẹ | Tập đoàn SINA |
Website | weibo |
Sina Weibo | |||||||||||||||||||
Tiếng Trung | 新浪微博 | ||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Nghĩa đen | Sina Microblog | ||||||||||||||||||
|
Sina Weibo là một trang mạng xã hội dạng tiểu blog của Trung Quốc, cũng tương tự như Twitter hay Facebook. Đây là một trong những trang phổ biến nhất tại Trung Quốc, thu hút trên 30% người dùng mạng, với một mức thâm nhập thị trường cũng giống như những gì Twitter đã tạo dựng ở Mỹ.[3] Nó được tập đoàn SINA ra mắt ngày 14 tháng 8 năm 2009[1] và có 503 triệu người dùng đăng ký tính đến tháng 12 năm 2012.[4]
Khoảng 100 triệu tin nhắn được gửi lên mỗi ngày trên Sina Weibo.[5]
Tháng 3 năm 2014, Tập đoàn Sina Corporation phát hành cổ phiếu của Weibo và lần đầu đưa lên sàn giao dịch chứng khoán IPO với mã giao dịch là WB.[6] Sina hiện nắm giữ 56.9% cổ phần của Weibo.[7] Công ty bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán vào ngày 17 tháng 4 năm 2014.[8]
"Weibo" (微博) là từ tiếng Trung Quốc có nghĩa là "tiểu blog". Sina Weibo đã thiết lập tên miền trang web weibo.com vào ngày 7 tháng 4 năm 2011, xóa bỏ tên miền cũ từ t.sina.com.cn và chuyển hướng sang tên miền mới. Chính vì sự phổ biến của trang mạng này mà chuyển thông thường dùng tên "Weibo" thay cho Sina Weibo.
Tuy nhiên còn có một số trang web dạng tiểu blog khác của Trung Quốc cũng có tên như Tencent Weibo, Sohu Weibo và NetEase Weibo.
Sau cuộc bạo động tại Ürümqi thuộc khu tự trị Tân Cương vào tháng 7 năm 2009, chính phủ Trung Quốc đã cho đóng cửa hầu hết các trang mạng tiểu blog trong nước gồm cả mạng xã hội đầu tiên Fanfou. Nhiều mạng xã hội từ nước ngoài khác như Twitter, Facebook và Plurk đều bị chặn không cho phép truy cập bằng tường lửa kể từ đó đến nay. Đó được coi là cơ hội của giám đốc điều hành của Sina, ông Tào Quốc Vĩ[9][10] (Tên tiếng Anh: Charles Chao.[11][12])
Tập đoàn SINA đã tiến hành phiên bản thử nghiệm cho Sina Weibo vào ngày 14 tháng 8 năm 2009. Các tiện ích cơ bản như nhắn tin, tin nhắn cá nhân, bình luận và chia sẻ đều được hoàn thiện vào tháng 9 năm 2009. Phiên bản ứng dụng tương thích với Sina Weibo trên hệ điều hành di động được phát triển bởi các bên thứ 3 cũng được ra mắt vào ngày 28 tháng 7 năm 2010.[1]
Ngày 1 tháng 12 năm 2010, trang web gặp sự cố quá tải và các quản trị mạng thông báo do lượng người dùng và các bài đăng tăng lên quá nhanh.[13] Lượng người dùng đăng ký còn tiếp tục vượt quá 100 triệu lượt trước tháng 3 năm 2011.[14] Kể từ ngày 23 tháng 3 năm 2011, t.cn được dùng chính thức như tên miền rút gọn của Sina Weibo thay thế cho tên cũ sinaurl.cn. Ngày 7 tháng 4 năm 2011, weibo.com thay thế cho t.sina.com.cn trở tháng tên miền mới của trang web. với đó thì biểu tượng chính thức cũng được cập nhật.[15] Tháng 6 năm 2011, Sina đưa ra phiên bản hiện thị tiếng Anh cho trang Sina Weibo trong đó nội dung sẽ được giám sát bởi luật pháp Trung Quốc.[16]
Ngày 9 tháng 4 năm 2013, Tập đoàn Alibaba công bố sẽ nắm giữ 18% cổ phần của Sina Weibo với $586 triệu ngoài ra với quyền mua tới 30% trong tương lai.[17]