Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó. Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này. Thông tin thêm có thể được tìm thấy tại trang thảo luận. |
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. |
Tổng hội Sinh viên Sài Gòn - Gia Định là một tổ chức hợp pháp đại diện cho quyền lợi của sinh viên, bao gồm các hội sinh viên các trường đại học khu vực Sài Gòn và Gia Định trước năm 1975. Trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam, có thời gian tổ chức này chủ trì và tập hợp sinh viên tham gia các phong trào và hoạt động chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chống lại sự hiện diện của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam. Nhiều lãnh đạo của tổ chức này thực chất là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, như chủ tịch hội Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng... vì vậy trong giai đoạn 1967-1971 Tổng hội chịu sự điều khiển của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Sau sự kiện 30-4-1975, Tổng hội Sinh viên bị giải tán, nhiều thành viên lãnh đạo thân cộng sản tham gia và giữ các vị trí khác nhau trong chính quyền mới.
Cần phân biệt rõ phong trào học sinh sinh viên chống chính quyền và chống Mỹ (do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đứng đằng sau) và Tổng hội Sinh viên Sài Gòn. Có những thời điểm, Tổng hội là thủ lĩnh các phong trào đấu tranh chống chính quyền và chống Mỹ (giai đoạn 1967-1971). Khi Tổng hội do những người thân chính quyền Sài Gòn lãnh đạo, Tổng hội không tham gia hoạt động chống chính quyền. Thời điểm này, phong trào học sinh - sinh viên chống chính quyền do các lãnh tụ sinh viên thân cộng sản, có thể là thành viên các hội sinh viên của các trường thành viên của Tổng hội, lãnh đạo.
Tổng hội Sinh viên Sài Gòn được thành lập năm 1963, trong thời kỳ đấu tranh chống lại chính quyền của Ngô Đình Diệm. Trụ sở của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn đặt bên cạnh Hồ Con Rùa (nay là Nhà Văn hóa Thanh Niên Thành phố Hồ Chí Minh[1])
Tổng hội Sinh viên Sài Gòn quy tụ 17 phân khoa. Chủ tịch ban đại diện 17 phân khoa mỗi năm họp lại và bầu ra Ban đại diện Tổng hội. Hai bên, một là Chính quyền Sài Gòn, hai là Thành đoàn Sài Gòn đứng sau là Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam bằng nhiều cách muốn nắm lấy Tổng hội Sinh viên. Thường có ít nhất hai liên danh tranh cử. Mỗi phân khoa được bầu một phiếu. Liên danh nào đạt 9 phiếu là thắng cử. Muốn có được 9 phiếu, trước hết phải ra tranh cử ở các lớp, vào ban đại diện các phân khoa, tranh cử chủ tịch ban đại diện sinh viên nhà trường.
Hoạt động đấu tranh của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn chống Mỹ mạnh mẽ nhất trong các giai đoạn lãnh đạo của Hồ Hữu Nhựt (1966-1967), Nguyễn Đăng Trừng (1967-1968), Nguyễn Văn Quỳ (1968-1969), và Huỳnh Tấn Mẫm (1969-1970).
Đến 1971, liên danh Lý Bửu Lâm (khuynh hướng thân chính quyền Sài Gòn) đắc cử. Huỳnh Tấn Mẫm sau đó được bầu là Chủ tịch của Tổng hội Sinh viên Nam Việt Nam mới ra đời tháng 7/1971[4].
Các thành viên lãnh đạo khác của Tổng hội gồm: Lê Văn Nuôi (Chủ tịch Tổng đoàn học sinh Sài Gòn), Nguyễn Hoàng Trúc (Tổng thư ký Tổng hội sinh viên Sài Gòn), Hạ Đình Nguyên (phó chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn), Võ Như Lanh, Trịnh Đình Ban, Cao Thị Quế Hương, Trần Thị Lan, Trần Thị Huệ, Nguyễn Thành Công, Nguyễn Xuân Lập, Cao Lập, Lê Hiếu Đằng.
Khoảng thời gian 1969 - 1972 là giai đoạn phong trào học sinh - sinh viên lên cao trào. Khí thế đấu tranh lan tỏa khắp đường phố Sài Gòn, được sự ủng hộ của nhiều thành phần, nhiều giới trong xã hội, từ tăng ni Phật tử, các ba má phong trào, công đoàn, đội ngũ dân biểu đối lập… cho đến Phó Tổng thống Chính quyền Sài Gòn Nguyễn Cao Kỳ, đại tướng Dương Văn Minh[6].
Ban Chấp hành Tổng hội Sinh viên đã tan rã từ giữa năm 1972, vì Chính quyền Sài Gòn tiến hành bắt hết các lãnh đạo sinh viên, song song với việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tấn công Việt Nam Cộng hòa tại chiến trường Quảng Trị. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng lấy lại trụ sở Tổng Hội.
Từ đầu năm 1973, các phong trào sinh viên tranh đấu ở Sài Gòn do cộng sản tổ chức phần lớn đã bị dập tắt. Các "lãnh tụ sinh viên học sinh" như Huỳnh Tấn Mẫm, Trịnh Đình Ban, Trần Thị Lan, Lê Văn Nuôi, Võ Như Lanh, Nguyễn Xuân Lập... đã bị kết án và vừa được trao trả tù binh theo Hiệp định Paris[7]. Từ năm 1973 đến 1975, các lãnh tụ phong trào sinh viên chống chính quyền phải hoạt động bí mật, hoặc bị cầm tù.
Các phong trào và hoạt động của Tổng hội mục đích là: đòi hòa bình, chống sự can thiệp của Mỹ, chống quân sự hóa học đường, đòi thả tù chính trị, ủng hộ chính phủ liên hiệp hòa giải dân tộc, ủng hộ tổng tuyển cử thống nhất đất nước[1].
Phong trào học sinh - sinh viên này từng khiến chế độ Sài Gòn mất ăn mất ngủ[6].
Các hoạt động nổi bật:
"Người Mỹ khi ấy cho rằng phong trào đấu tranh của học sinh - sinh viên còn "nguy hiểm hơn Việt Cộng"[5]
Thế hệ học sinh - sinh viên trước năm 1975 được ví như những "ông trời con"[6]
Theo tham luận Thành đoàn TP.HCM tại một hội thảo 2010 nhấn mạnh: Khu đoàn, Thành đoàn Sài Gòn - Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã nêu cao ngọn cờ tập hợp, phát triển đa dạng các phong trào đấu tranh của thanh niên, sinh viên, học sinh đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung[9].
Một số cựu lãnh đạo phong trào sinh viên Sài Gòn sau này đã đánh giá lại Đảng CSVN, như Lê Hiếu Đằng[10][11], Hạ Đình Nguyên[12][13], Huỳnh Tấn Mẫm.