Chào tất cả mọi người, cám ơn đã ghé qua trang cá nhân của mình!
Các bạn có thể gọi mình với pháp danh là Huyền Khế, mình hiện đang sống tại Đà Lạt, thuộc thế hệ 200x.
Về quá trình tu tập của mình: Mình bắt đầu tìm hiểu về Phật pháp vào hè năm học lớp 8 và sang lớp 9 mình bắt đầu tìm hiểu và tập tu Tịnh Độ tông. Đến cuối lớp 9 mình bắt đầu biết về Thiền tông qua bộ phim Zen - kể về cuộc đời của Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền và các bài pháp của HT. Thích Duy Lực. Kể từ đó cho đến hiện nay mình tu tập theo Thiền tông và có nghiên cứu, kiêm tu thêm về các giáo lý của Phật giáo nguyên thủy.
Mình bắt đầu bén duyên với Wikipedia từ đầu năm lớp 10 với các bài viết về các vị Thiền sư của Quy Ngưỡng tông như Nam Tháp Quang Dũng, Ba Tiêu Huệ Thanh...
Từ năm 2017 - nay, mìnhh đã tạo khoảng hơn 100 bài về các Thiền sư Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam và bổ sung thêm cho các bài về Thiền tông còn thiếu. Nếu các bạn có câu hỏi hay muốn thảo luận thêm về các bài viết của mình trên Wikipedia thì có thể viết trong mục thảo luận. Thân ái!
“ | "Tham thiền phải qua cửa tổ, diệu ngộ phải tuyệt đường tâm. Cửa tổ không qua, đường tâm chẳng dứt thì như tinh linh nương vào cây cỏ. Thử hỏi thế nào là cửa tổ? Chính là một chữ Không, gọi là Cửa không cửa của thiền vậy. Người qua cửa không những thân thấy Triệu Châu mà còn cùng lịch đại chư tổ nắm tay cùng đi, ngang hàng với họ, nhìn cùng một mắt, nghe cùng một tai há chẳng vui sao? Các ông chẳng muốn qua cửa này ư? Hãy đem 360 đốt xương, tám vạn bốn ngàn lỗ chân lông toàn thân khởi nghi đoàn, tham chữ Không ngày đêm. Các ông chớ hiểu Không là Hư Vô, cũng đừng hiểu trong nghĩa Có, Không. Giống như các ông nuốt một hòn sắt nóng, muốn khạc mà khạc chẳng ra. Các ông hãy bỏ hết những vọng tri, vọng giác từ trước, lâu dần thuần thục, tự nhiên trong ngoài đánh thành một phiến, như người câm nằm mộng chỉ mình tự biết. Rồi bỗng nhiên như trời long đất lở, như đoạt được Thanh Long Đao của Quan tướng quân, gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ. Bên bờ tử sinh mà được tự tại, hướng lục đạo tứ sinh mà du hí tam muội. Tôi muốn hỏi các ông phải làm sao? Hãy đem hết sức mà nêu chữ Không ấy. Nếu các ông giữ cho không gián đoạn thì giống như vừa mới mồi lửa ngọn đuốc Pháp đã bùng cháy. " | ” |
— Vô Môn Quan |
“ | "Phàm người học Bát nhã Bồ tát phải đủ đại căn cơ, đại trí tuệ mới được. Nếu căn cơ trì độn, phải chuyên cần khổ nhọc, nhẫn nại đêm ngày quên mệt, giống như người đi đưa đám ma mẹ, cần cù cấp bách sẽ có người phụ lực. Ghi tạc trong lòng chuyên tâm thật cứu, ắt có ngày hội ngộ." | ” |
— Thiền Quan Sách Tấn |
“ | "Cửa học đạo không có gì kỳ đặc, chỉ cần gột sạch căn, trần và những chủng tử nghiệp thức từ vô lượng kiếp đến giờ. Các ông nếu tiêu trừ hết tình niệm, đoạn dứt vọng duyên, đối với tất cả thứ ái dục ở thế gian tâm không động nhiễm như cây đá, dù đạo nhãn chưa sáng, tự nhiên thân tâm an tịnh. Nếu gặp bậc đạo sư chân chánh phải thiết tha thân cận, giả sử tham chưa thấu triệt, học chưa thành tài, một phen tai nghe đạo vị tạo thành chủng tử đạo trong tàng thức, kiếp kiếp không sa vào ác thú, đời đời không mất thân người, vừa sanh ra một nghe ngàn ngộ." | ” |
— Thiền Quan Sách Tấn |
“ | "Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ." | ” |
— Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta) |
“ | Này các Tỷ-kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm, trong năm năm, trong bốn năm, trong ba năm, trong hai năm, trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, không cần gì đến một năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong sáu tháng, trong năm tháng, trong bốn tháng, trong ba tháng, trong hai tháng, trong một tháng, trong nửa tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn." | ” |
— Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta) |
(Trích từ sách "Bạch Ấn Huệ Hạc: Cuộc đời" do Ni sư Thuần Bạch và Ngọc Bảo biên dịch, tr.119-121)
Hãy nhìn xem các vị Tổ sư Thiền xưa kia có phong cách phi thường như thế nào. Ngày nay những hành giả tu thiền có bao nhiêu người giống được như vậy? Hầu hết chưa thể qua được hàng rào công án do những bậc thầy kiệt xuất này đã lập ra, nên họ không thể thấm thấu được cái tinh túy chân lý hàm chứa trong những công án này, và ngọn lửa bức xúc vẫn cháy bừng trong tâm họ. Họ sẽ không có được một giây phút an bình nào trong suốt cuộc đời. Họ giống như những người bị bệnh kinh niên hành hạ từng hồi mỗi ngày. Họ cố tọa thiền được năm bảy ngày rồi bỏ cuộc và bắt đầu đi ra lễ lạy trước tượng Phật. Năm ngày sau, họ lại bỏ cuộc, rồi bắt đầu tụng kinh. Họ tiếp tục được năm bảy ngày, rồi chuyển qua ăn uống kham khổ, chỉ một bữa ăn trong ngày. Họ giống như người bị bệnh nặng phải nằm ở trên giường, không ngủ được muốn ngồi lên, nhưng rồi thấy cũng không làm được điều đó. Họ mò mẫm đi như những con lừa mù, không biết bước chân mình sẽ đi tới đâu. Và tất cả chỉ bởi vì lúc đầu giải đãi, nên họ không thể nào đạt được sự thấu phá đưa đến niềm vui ào ạt bao la của chứng ngộ.
Thường tình thì một người tu Thiền sẽ bỏ ra khoảng ba, năm, có khi bảy năm để thực tập tọa thiền, nhưng bởi vì người ấy không để hết tâm sức vào đó nên họ không đạt được sự nhất quán, và cách tu của họ không đem lại kết quả gì. Năm tháng trôi qua, nhưng họ không bao giờ kinh nghiệm được niềm vui Niết-bàn, và nghiệp báo luôn luôn chờ đợi họ sẵn sàng nếu họ ngưng lại hay lùi bước. Lúc đó, họ quay qua niệm hồng danh Phật A-di-đà và hết sức trì niệm, hăng hái ước nguyện sẽ được vãng sanh về cõi Tịnh Độ, bỏ đi chí nguyện trước đây muốn thấy cho được chân lý trên con đường Đạo. Ở Trung Quốc, những người thuộc giới này xuất hiện rất nhiều trong triều đại nhà Tống; họ còn tiếp tục cho đến đời nhà Minh và cho đến ngày nay. Hầu hết bọn họ là những người tu thiền thuộc loại tầm thường, hèn yếu, không có chút nhuệ khí.
Để lấp liếm và che dấu mặc cảm thất bại, họ vội vàng đưa ra những thí dụ về sự tái sinh nơi Tịnh Độ của các bậc Thiền sư như Chieh của núi Wu-tsu, Hsin-ju Che, và I của Tuan-ya, để đưa ra kết luận rằng thực tập tọa thiền không có ích lợi gì. Có điều dường như họ không biết là những người này thực ra đã khởi tu pháp môn niệm Phật ngay từ lúc đầu. Than ôi! Trong sự hăng say muốn tìm hỗ trợ cho những quan niệm đầy định kiến và tầm thường của họ, họ đã đem trường hợp của những kẻ phàm phu không có đủ nghị lực để tinh tấn kiên trì trên con đường tu Thiền ví với những bậc thánh tăng đã khế hội được Pháp vi diệu sống thực được truyền thừa, làm cho giá trị của họ bị giảm đi. Thật quả là họ đã hủy báng tinh túy huyền vi không thể nghĩ bàn đã được truyền trao cho nhau của các vị thánh tăng, từ đời nọ qua đời kia. Họ đã phạm vào những lỗi lầm nghiêm trọng hơn cả năm tội ngũ nghịch. Không có cách gì khiến cho họ biết tỉnh ra mà sám hối được.
Trên căn bản, không có Tịnh Độ nào hiện hữu ở ngoài Thiền; không có tâm nào, Phật nào tách biệt ra ngoài Thiền. Lục Tổ Huệ Năng đã thị hiện xuất thế từ một quá trình đạo sư của tám mươi kiếp liên tục trước đó. Thiền sư Nam Nhạc là hiện thân của tất cả ba cõi giới—quá khứ, hiện tại và tương lai. Các ngài là những đại dương rộng lớn của sự an định vô biên, là những bầu trời cao mênh mông trong sáng không còn chút dấu vết, không còn gì để tái sinh trở lại kiếp người, vào nơi Cực Lạc hay nơi cõi trời mà cũng không là vô sinh. Cõi thiên đàng tràn đầy niềm vui, cõi địa ngục khủng khiếp, cõi giới bất tịnh, và cõi Tịnh Độ đều là những mặt khác nhau của viên ngọc Như Ý vận chuyển tự do và dễ dàng trên một cái khay. Nếu có một ý niệm nắm bắt khởi lên, dù là nhỏ nhặt nhất, ta sẽ thành giống như một con người ngông cuồng muốn bắt một con rồng mà cố múc nước từ sông lên.
Nếu vị sơ Tổ Thiền tông là Bồ-đề Đạt-ma đã nghĩ rằng cứu cánh tối thượng của Pháp Phật chỉ là ước nguyện vãng sanh về cõi Tịnh Độ, ngài chỉ cần gởi một lá thơ sang Trung Hoa, với một đôi dòng như thế này: “Hãy cố đạt được vãng sanh nơi Tịnh Độ bằng cách nhiếp tâm niệm Phật không ngừng.” Đâu có gì khiến ngài cần phải vượt qua hàng muôn vạn hải lý đại dương sóng gió đầy hiểm nguy, chịu bao nhiêu gian lao cực khổ, để tìm người trao truyền lại pháp tu Kiến Tánh thành Phật?
Trong năm 2023, mình đã chỉnh sửa lại nhiều bài viết mà mình đã tạo từ trước cho đúng văn phong Wikipedia và trích dẫn thêm nguồn bị thiếu.
Do số lượng bài chỉnh sửa quá nhiều nên mình chỉ dẫn một số bài điển hình:
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Thanh Đàm Minh Chính mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...
Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người! |
NDKDDBot Bug? 09:07, ngày 23 tháng 10 năm 2023 (UTC)
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Tào Khê tông mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...
Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người! |
NDKDDBot Bug? 06:46, ngày 29 tháng 10 năm 2023 (UTC)
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Vĩnh Minh Diên Thọ mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...
Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người! |
NDKDDBot Bug? 13:40, ngày 3 tháng 11 năm 2023 (UTC)
Hôm nay là ngày 16/4/2024 tức mồng 8/3 âm lịch là ngày kỷ niệm 1115 năm Tổ Sư Động Sơn Lương Giới nhập Niết-bàn. Thiền Tổ Sư có thiết trai để cúng dường đức tổ sư.
vi | Thành viên này sử dụng tiếng Việt như ngôn ngữ mẹ đẻ. |
-1 | Thành viên này không (hoặc chưa) có tên trong Danh sách thành viên Wikipedia theo số lần sửa trang |
Thành viên này luôn có thái độ trung lập.
|
Thành viên này thường xuyên làm việc trên trang Thay đổi gần đây |
0.008% | Thành viên này đã tạo 106 trong số 1.294.324 bài trên Wikipedia tiếng Việt |
Thành viên này phản đối Nga xâm lược Ukraina. |