Thái Biện

Thái Biện
Tên chữNguyên Độ
Thụy hiệuVăn Nguyên; Văn Chính
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1058
Quê quán
huyện Tiên Du
Mất
Thụy hiệu
Văn Nguyên
Ngày mất
1117
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Sái Chuẩn
Anh chị em
Sái Kinh
Hậu duệ
Thái Tu, Thái Nhưng
Nghề nghiệpthư pháp gia
Quốc tịchnhà Tống

Thái Biện hay Sái Biện (1048-1117; chữ Hán: 蔡卞) là đại thần nhà Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Thái Biện tự là Nguyên Độ (元度), người Tiên Du, Hưng Hóa[1]. Cha ông là Thái Chuẩn, anh ông là Thái Kinh, sau này 5 lần làm thừa tướng nhà Bắc Tống.

Niên hiệu Hy Ninh thời Tống Thần Tông (1058-1078), Thái Biện cùng anh là Thái Kinh lên thi ở kinh thành Khai Phong, cả hai anh em cùng đỗ Tiến sĩ[2].

Thái Biện được Thừa tướng Vương An Thạch đang thi hành "Khang Ninh biến pháp" quý mến và gả con gái cho và thăng tiến rất nhanh, lên chức Trung thư xá nhân kiêm Thị giảng. Thái Kinh cũng tỏ ra là người ủng hộ biến pháp của Vương An Thạch nên được thăng làm Thôi quan ở Thư châu[3].

Sau đó anh em Thái Biện cùng được thăng làm Trung thư xá nhân. Trong khi Thái Kinh trải qua nhiều thăng trầm trên quan trường, Thái Biện ít gặp biến động hơn. Ông chuyển sang chức vụ Đồng tri gián viện.

Năm 1086, Tống Triết Tông lên ngôi, Thái Biện được bổ nhiệm làm Lễ bộ thị lang. Năm 1094 đầu niên hiệu Thiệu Thánh, nhờ khéo ca tụng công đức của vua, Thái Biện được giao soạn quốc sử[4].

Năm 1097, Thái Biện giữ chức Thượng thư tả thừa. Ông thực thi đường lối theo học thuyết Thiệu thuật (Thuật trị nước trong niên hiệu Thiệu Thánh).

Năm 1100, Tống Huy Tông lên ngôi, quan gián nghị Trần Quán tố cáo 6 tội của Thái Biện khiến ông bị giáng chức.

Năm 1102, anh ông là Thái Kinh được thăng làm Hữu thừa tướng, Thái Biện được phục chức, về triều làm Trung thái ất cung sứ, rồi thăng chức Tri khu mật viện sứ.

Năm 1103, Thái Kinh được thăng từ Hữu thừa tướng lên Tả thừa tướng, Thái Biện làm việc dưới quyền anh, nhưng hai anh em lại có chính kiến khác nhau[4]. Nhân việc Thái Biện nghi ngờ Trương Hoài Tố mưu phản, vua Huy Tông xét thấy không đúng nên giáng chức ông làm Thị độc.

Một thời gian sau Thái Biện được điều sang làm Khai phủ nghi đồng tam tư tri sĩ.

Năm 1117, Thái Biện qua đời, thọ 69 tuổi. Trước tác ông còn để lại là Mao thi danh vật giải.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chu Thiệu Hầu (2003), Tổng tập lược truyện các Tể tướng trong lịch sử Trung Quốc, tập 2, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  • Nhiễm Vạn Lý chủ biên (2010), Mười đại gian thần trong lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Văn học

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nay là huyện Tiên Du, tỉnh Phúc Kiến
  2. ^ Nhiệm Vạn Lý, sách đã dẫn, tr 307
  3. ^ Nay là An Khánh, tỉnh An Huy
  4. ^ a b Chu Thiệu Hầu, sách đã dẫn, tập 2, tr 1111
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
BPD là một loại rối loạn nhân cách về cảm xúc và hành vi mà ở đó, chủ thể có sự cực đoan về cảm xúc, thường xuyên sợ hãi với những nỗi sợ của sự cô đơn, phản bội
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Chưa bao giờ trong lịch sử có nền kinh tế của một quốc gia hồi phục nhanh như vậy sau chiến tranh và trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Hứa Quang Hán - Tỏa sáng theo cách riêng biệt
Hứa Quang Hán - Tỏa sáng theo cách riêng biệt
Hứa Quang Hán sinh ngày 31/10/1990 - mọi người có thể gọi anh ta là Greg Hsu (hoặc Greg Han) nếu muốn, vì đó là tên tiếng Anh của anh ta.
Childe có khả năng liên quan đến lời tiên tri của Fontaine như thế nào?
Childe có khả năng liên quan đến lời tiên tri của Fontaine như thế nào?
Tất cả mọi người ở Fontaine đều được sinh ra với tội lỗi, và không ai có thể thoát khỏi tội lỗi đó.