Thánh Gia

Thánh Gia
Tranh sơn dầu của Raffaello (1483-1520) vẽ năm 1506.
Tôn kínhCông giáo, Anh giáo, Lutheran, Chính Thống giáo
Lễ kínhChúa nhật sau Lễ Giáng Sinh

Thánh gia hay Thánh gia thất,[1] (tiếng Anh: Holy Family) là từ để chỉ về một gia đình gồm 3 thành viên, trong đó người chaGiuse, người mẹMaria và người con trai là Giêsu.[2]

Việc tôn kính Thánh gia trong giáo hội Công giáo chính thức bắt đầu vào thế kỷ 17 bởi Giám mục Chân Phước François de Laval, người Canada gốc Pháp, vị giám mục đầu tiên của Québec.[2][3][4][5][6][7] Dòng Đa Minhdòng Phanxicô cũng đã góp một phần lớn vào phong trào sùng kính Thánh gia này.[2]

"Thánh Gia với Chúa Thánh Thần và Chúa Cha", tranh sơn dầu của Bartolomé Esteban Murillo (1618-1682).

Lễ kính Thánh gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ Thánh Gia bắt đầu trước tiên từ Canada, dần dần lòng sùng mộ Thánh Gia lan rộng ra khắp hoàn cầu. Thời kỳ này, người ta nhận thấy các gia đình bị tục hóa, nhiều gia sản thiêng liêng, các giá trị của gia đình bị tiêu tán. Có nguy cơ gia đình bị băng hoại hoàn toàn. Vì vậy tín hữu tìm tới gia đình gương mẫu Thánh Gia để giúp các gia đình công giáo sống đạo và sống ơn bí tích hôn phối.

Năm 1893, Giáo hoàng Lêô XIII cho tổ chức lễ kính Thánh Gia vào ngày Chúa nhật trong tuần lễ Bát Nhật của Lễ Ba Vua, nghĩa là trong khoảng từ ngày 07 tháng 01 đến ngày 13 tháng 01 của năm.[8] Trong năm này, người ta thấy có việc cử hành lần đầu tiên một lễ kính Thánh Gia, do lời xin với Tòa Thánh từ các giáo phận hoặc các dòng tu có lòng tôn sùng Thánh Gia.[8]

Tuy nhiên, lễ Thánh Gia vẫn chỉ cho phép một số nơi cử hành, sau đó mới lan ra trong toàn thể giáo hội Công giáo. Và lễ Thánh Gia vẫn chưa có được chỗ đứng vững chắc trong Năm phụng vụ.

Năm 1911, trong sách Lễ Rôma, do Giáo hoàng Piô X cho tu sửa và công bố, cũng không có lễ Thánh gia. Năm 1920, lễ Thánh Gia mới lại được đưa vào trong sách lễ Rôma, và chỉ định ngày Chúa nhật thứ I sau lễ Hiển Linh.

Ngày 26 tháng 10 năm 1921, Thánh Bộ Nghi lễ đã ra một sắc lệnh truyền cử hành một số lễ trong toàn thể Giáo hội, trong số lễ này, có lễ Thánh Gia, được cử hành vào Chúa nhật Bát nhật sau Lễ Hiển Linh [9]

Năm 1969, Lễ Thánh Gia và lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, là hai lễ được sắp xếp lại khi cải tổ năm phụng vụlịch phụng vụ do Công đồng Vaticanô II khởi xướng.[10] Kết quả của việc cải tổ này áp dụng cho toàn thể Giáo hội Công giáo là lễ Thánh Gia được dịch sang Chúa nhật trong Tuần Bát nhật Lễ trọng Giáng sinh, hoặc nếu không có ngày Chúa nhật, thì cử hành vào ngày 30 tháng 12.[11][12]

Hiện nay là lễ Thánh gia thất được cử hành vào Chúa nhật ngay sau lễ Giáng Sinh. Nếu Lễ Giáng Sinh và tết Dương Lịch rơi vào Chúa nhật (tức là không có Chúa nhật nào ở khoảng giữa), lễ Thánh Gia Thất sẽ được cử hành vào ngày 30 là ngày thứ sáu.[11]

"Trốn sang Ai Cập", Nhà thờ Treo, khu Cairo Cổ.

Ý nghĩa lễ Thánh gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1921, khi ban hành việc mở rộng lễ Thánh Gia cho toàn thể Giáo hội Công giáo, Thánh Bộ Nghi lễ ban sắc lệnh như sau: " Việc mừng lễ Thánh Gia thất với một lễ phụng vụ là một điều rất thích hợp và giúp cho việc phát triển lòng sùng mộ đối với Thánh gia. Ngoài ra nhờ việc cử hành này, mà chúng ta suy niệm và bắt chước các nhân đức của các thành phần Thánh thiện trong gia đình Nazareth ".[13] Như vậy việc mừng lễ Thánh gia có chủ đích thần học là để ca tụng tôn vinh Ba Đấng Thánh trong nhà Nazareth. Việc này nhằm giới thiệu cho các gia đình Công giáo về một gia đình kiểu mẫu trong kinh Thánh để học tập theo.[11]

Đây cũng là dịp để những thành viên trong gia đình nhớ về công lao của cha, mẹ và thêm gắn bó với gia đình của họ.[8]

Các hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Thánh gia cũng được chọn làm bổn mạng cho nhiều giáo xứ, nên việc tổ chức lễ kính Thánh Gia thường với quy mô lớn quy tụ nhiều người.[14]

Lễ Thánh Gia cũng là dịp để mừng kỷ niệm ngày cưới theo từng năm của các gia đình (lễ "ngọc khánh", "ngân khánh" hay "kim khánh" trong hôn phối). Việc kỷ niệm này mang ý nghĩa chúc mừng và khích lệ các đôi hôn nhân trong dịp kỷ niệm thành hôn và nhắc nhở các Kitô hữu nhìn lại để canh tân đời sống hôn nhân gia đình.[15][16][17]

Sách chuyên khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tên gọi như trong Sách Lễ Rôma, ấn bản mẫu II, 1992, trang 159-161
  2. ^ a b c Lm. Hồng Phúc, C.Ss.R.; LM. Joseph Nguyễn Thanh; LM Trần Xuân Lãm; Lm Giuse Hoàng Kim Đại; Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh (ngày 20 tháng 3 năm 2011). “Sưu tập về Thánh Giuse”. Giáo phận Cần Thơ. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2013.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Biography at the Dictionary of Canadian Biography Online
  4. ^ Thánh GIA BẢO VỆ SỰ SỐNG Lưu trữ 2011-09-30 tại Wayback Machine, Trung tâm Mục Vụ Dòng Chúa Cứu Thế
  5. ^ “Laval, François de”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2013.
  6. ^ François Montmorency de Laval
  7. ^ Holy Family, tham khảo thêm tại en.wikipedia
  8. ^ a b c “Ý nghĩa Lễ Thánh Gia”. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2013.
  9. ^ Congregatio Rituum, die 26-10-1921, AAS, 13 năm 1921, trang 543-544.
  10. ^ lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, trước đây mừng vào ngày 11 tháng 10 hằng năm. Ngày nay thì mừng vào ngày đầu năm mới, mồng một tháng giêng.
  11. ^ a b c “Lễ Thánh Gia Thất”. Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2013.
  12. ^ Lễ Thánh Gia thất trước kia mừng vào Chúa nhật sau Lễ Hiển Linh. Nhưng ngày nay Chúa Nhật sau lễ Hiển Linh được dành để cử hành biến cố Chúa Giêsu Kitô chịu phép rửa. Vì thế Lịch phụng vụ ban hành năm 1969, đã xếp vào lễ Thánh Gia thất được cử hành vào Chúa Nhật trong tuần bát nhật lễ Giáng sinh, hoặc nếu không có chủ nhật, thì mừng vào ngày 30 tháng 12 mỗi năm
  13. ^ Theo Sách Mục lục các Bài đọc trong Thánh lễ, ấn bản mẫu thứ hai, ban hành vào năm 1981 (Ordo lectionum Missae, editio typica 1981)
  14. ^ Martin Lê Hoàng Vũ (ngày 30 tháng 12 năm 2012). “Giáo xứ Phú Bình: Mừng lễ Thánh Gia Thất”. Giáo phận Cần Thơ. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2013.
  15. ^ Thánh lễ mừng kỷ niệm ngân khánh và kim khánh hôn nhân Lưu trữ 2013-01-29 tại Wayback Machine, Giáo phận Phát Diệm
  16. ^ Thánh lễ kỷ niệm Hôn phối Lưu trữ 2013-01-03 tại Wayback Machine, Tổng Giáo phận Tp Hồ Chí Minh
  17. ^ Hân hoan mừng lễ Thánh gia Lưu trữ 2013-02-05 tại Wayback Machine, Vietcatholic New.
  18. ^ Nhà thờ Thánh gia, California, Hoa Kỳ
  19. ^ Nhà thờ Thánh Gia - Tu đoàn Nhà Chúa
  20. ^ Dòng Thánh Gia
  21. ^ “Dòng Thánh gia Việt Nam mừng lễ Bổn mạng”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2013.
  22. ^ Trường Đại học Thánh gia Hoa Kỳ
  23. ^ Thánh Gia
  24. ^ “Holy Family Hospital”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2013.
  25. ^ Holy Family Memorial
  26. ^ The Holy Family or Critique of Critical Criticism. Against Bruno Bauer and Company, Marxists.org.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
7 loại mặt nạ giấy thần thánh phục hồi da cấp tốc
7 loại mặt nạ giấy thần thánh phục hồi da cấp tốc
Sản phẩm mặt nạ giấy này được ngâm trong tinh chất chiết xuất từ các loại hoa làm lành da rất dịu nhẹ
Jinx: the Loose Cannon - Liên Minh Huyền Thoại
Jinx: the Loose Cannon - Liên Minh Huyền Thoại
Jinx, cô nàng tội phạm tính khí thất thường đến từ Zaun, sống để tàn phá mà chẳng bận tâm đến hậu quả.
BBC The Sky at Night - The Flying Telescope (2018) - Kính viễn vọng di động
BBC The Sky at Night - The Flying Telescope (2018) - Kính viễn vọng di động
Bầu trời vào ban đêm đưa lên không trung trên đài quan sát trên không lớn nhất thế giới - một máy bay phản lực khổng lồ được sửa đổi đặc biệt, bay ra khỏi California
Nghe nói cậu là cung cự giải
Nghe nói cậu là cung cự giải
Đây là 1 series của tác giả Crystal星盘塔罗, nói về 12 chòm sao.