Thúy An

Thúy An
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Thị Thúy An
Ngày sinh
24 tháng 12, 1958 (65 tuổi)
Nơi sinh
Nghĩa Hiệp, An Giang
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên điện ảnh
Gia đình
Chồng
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1978 – 1992
Vai diễnSáu Xoa trong Cánh đồng hoang

Thúy An (sinh ngày 24 tháng 12 năm 1958) là nữ diễn viên Việt Nam nổi tiếng ở những thập niên 1970, 1980 với vai diễn trong các bộ phim Cánh đồng hoang, Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài Gòn.[1] Bà từng được xem là một trong những diễn viên hàng đầu của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Thúy An tên đầy đủ là Nguyễn Thị Thúy An, sinh ngày 24 tháng 12 năm 1958 tại An Giang nhưng phần lớn thời gian bà lớn lên và sinh sống tại Sài Gòn.[2] Năm 1978, bà bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật với bộ phim Mùa gió chướng của Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hồng Sến.[3] Bộ phim đã nhận được Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1980. Năm sau, bà chính thức có vai chính điện ảnh đầu tiên trong tác phẩm nổi tiếng Cánh đồng hoang cũng do Hồng Sến đạo diễn. Bộ phim không chỉ nhận được hàng loạt giải thưởng tại Liên hoan phim Việt Nam mà còn giành được Huy chương vàng tại Liên hoan phim quốc tế Moskva.[4] Hai bộ phim đầu tiên Thúy An tham gia không chỉ là hai tác phẩm để đời của Hồng Sến mà còn là sự khởi đầu cho mối tình nhiều thị phi giữa hai người.[5][6]

Trong khi tham gia tập 3 của loạt phim Ván bài lật ngửa, Thúy An bất ngờ phát hiện đang mang thai. Điều này khiến cho đoàn làm phim phải thay vai Thùy Dung bằng ca sĩ Thanh Lan và bản thân Thúy An bị kỷ luật vì không giữ đúng hợp đồng.[7] Sau hai bộ phim tiếp theo của Hồng Sến là Hòn ĐấtMùa nước nổi, Thúy An tiếp tục xuất hiện trong Biệt động Sài Gòn,[8] bộ phim lập kỷ lục người xem tại thời điểm bấy giờ.[9] Hầu hết những bộ phim điện ảnh Thúy An tham gia đều do chồng bà là nghệ sĩ Hồng Sến đạo diễn, cho đến bộ phim cuối cùng của ông là Đoạn cuối thiên đường. Sau khi Hồng Sến qua đời vào năm 1995,[a][11] Thúy An cũng chấm dứt sự nghiệp điện ảnh của mình, đưa con gái sang nước ngoài sinh sống.[12]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim Vai diễn Đạo diễn Nguồn
1978 Mùa gió chướng Bé Ba Nguyễn Hồng Sến [13][14]
1979 Cánh đồng hoang Sáu Xoa [15][16][17]
1981 Vùng gió xoáy Út Hạnh [18][19][20]
1982 Người không mang súng Kơ Nhai Lê Văn Duy [21][22]
Ván bài lật ngửa: Đứa con nuôi vị giám mục Thùy Dung Lê Hoàng Hoa [23][24][25]
1983 Ván bài lật ngửa: Quân cờ di động
Ván bài lật ngửa: Phát súng trên cao nguyên
Hòn Đất Út Quyên Nguyễn Hồng Sến [26][27]
1986 Mùa nước nổi Thơi [28][29]
Biệt động Sài Gòn Ngọc Lan Long Vân [30][31][32]
1987 Con gái ông thứ trưởng Mỹ Phụng Lam Sơn (Bùi Sơn Duân) [21]
Nhiệm vụ Hoa Hồng Cô giáo Trang Nguyễn Hồng Sến [33]
1989 Điệp khúc hy vọng Mai Ly [34][35]
Chiến trường chia nửa vầng trăng Bác sĩ Mai Anh [36]
1992 Đoạn cuối thiên đường Ngà (vợ Hai Phi) [37]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi đến với Thúy An, Hồng Sến đã lập gia đình với nữ nghệ sĩ Kim Chi và có hai người con là Mai Phương và Hồng Chi.[38] Cuộc hôn nhân đầu tiên này của Hồng Sến từng được cho là hình mẫu lý tưởng của giới nghệ sĩ. Điều này khiến cho Thúy An phải gánh chịu thân phận "người thứ ba", bị phán xét phá vỡ hạnh phúc gia đình người khác trong một khoản thời gian dài. Trải qua một thời gian khó khăn, Thúy An đã kết hôn với người chồng lớn hơn bà 25 tuổi và dọn về ngôi biệt thự ở Sài Gòn sống cùng chồng và hai người con riêng.[39] Bà cùng chồng đã có một người con gái chung là Thúy Hồng. Đến năm 1995, nghệ sĩ Hồng Sến qua đời, Thúy An đưa con sang Lào để mưu sinh bằng nghề buôn bán kim hoàn. Tại đây, bà đã gặp và kết hôn với người chồng thứ hai là một Việt kiều quốc tịch Đức. Bà cùng con gái chuyển sang Đức định cư cùng chồng cho đến nay.[12]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Một số nguồn báo cho rằng Hồng Sến qua đời năm 1993.[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ B.B.H (1 tháng 5 năm 2014). “Những "đoá hồng" rực rỡ của dòng phim cách mạng Việt Nam”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 14 & 17.
  3. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 16.
  4. ^ Nguyễn Sĩ Đại (15 tháng 2 năm 2014). “Nguyễn Quang Sáng và những bài học văn chương”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ “Cuộc sống nhiều thị phi của nữ diễn viên 'Cánh đồng hoang'. ZingNews. 15 tháng 8 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ Hồng Phẫn (6 tháng 10 năm 2012). “Về Đồng Tháp Mười nhớ Hồng Sến – Thúy An”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  7. ^ “Tiết lộ bất ngờ về phim Ván bài lật ngửa”. Báo điện tử VTC News. 30 tháng 4 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  8. ^ Linh Chi (9 tháng 12 năm 2019). “Dàn diễn viên "Biệt động Sài Gòn" tái hợp sau hơn 30 năm tại "Ký ức vui vẻ". Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  9. ^ Việt Văn (30 tháng 4 năm 2020). “Bao giờ có những khoảnh khắc mùa xuân”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  10. ^ Đỗ Quyên (13 tháng 3 năm 2021). “Cuộc sống kín tiếng của Thúy An - "cô bán cháo vịt" xinh đẹp trong "Biệt động Sài Gòn". Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  11. ^ Đoàn Tuấn (30 tháng 9 năm 2021). “Nghệ sĩ Nguyễn Hồng Sến: Quay phim giỏi, đạo diễn tài”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  12. ^ a b Đỗ Tuấn (2 tháng 10 năm 2011). “Những người làm phim "Ván bài lật ngửa" - Kỳ 3: Ngôi sao lận đận Thúy An”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  13. ^ Lê Phương Chi (2001), tr. 410.
  14. ^ Lê Minh (1995), tr. 65.
  15. ^ Lê Phương Chi (2001), tr. 412.
  16. ^ Châu Mỹ (3 tháng 9 năm 2015). “Dàn diễn viên phim 'Cánh đồng hoang' sau hơn 35 năm”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  17. ^ B.B.H (21 tháng 10 năm 2014). “Những gương mặt "thuần khiết" tỏa sáng màn ảnh Việt xưa”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  18. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 807.
  19. ^ Hồng Lực (2000), tr. 111.
  20. ^ Đông Du (22 tháng 10 năm 2020). “NSND Lý Huỳnh: Những vai diễn để đời cùng giai thoại thách đấu Lý Tiểu Long”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  21. ^ a b Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 14.
  22. ^ Đỗ Tuấn (29 tháng 5 năm 2010). “Những người làm phim "Biệt động Sài Gòn": Ba người đẹp”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  23. ^ Lê Hồng Lâm (2020), tr. 270.
  24. ^ “Ván bài lật ngửa - một đỉnh cao của điện ảnh Việt Nam”. Tuổi Trẻ Online. 13 tháng 3 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  25. ^ Đoàn Thạch Hãn (18 tháng 6 năm 2012). “Gặp lại "phù thủy" Lê Hoàng Hoa”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  26. ^ Nông Quốc Chấn (1983), tr. 23.
  27. ^ Châu Mỹ (28 tháng 10 năm 2015). “Dàn diễn viên phim 'Hòn Đất' sau hơn 30 năm”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  28. ^ Phan Bích Hà (2003), tr. 15.
  29. ^ Châu Mỹ (11 tháng 11 năm 2015). “Dàn diễn viên gạo cội phim 'Mùa nước nổi' sau 30 năm”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  30. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 376.
  31. ^ Lê Phương Chi (2001), tr. 409.
  32. ^ Phi Phi (30 tháng 4 năm 2018). “Những tác phẩm điện ảnh kinh điển về ngày giải phóng đất nước”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  33. ^ Ngô Phương Lan (2005), tr. 172.
  34. ^ Lê Phương Chi (2001), tr. 414.
  35. ^ Hoàng Khôi (9 tháng 8 năm 2016). “Khối 'tài sản' vô giá ít người biết của diễn viên Chánh Tín”. VietnamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  36. ^ Việt Văn (30 tháng 4 năm 2020). “Thiếu vắng phim truyện Ngày Thống nhất”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  37. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 15.
  38. ^ Hà Linh (5 tháng 11 năm 2010). “Diễn viên Mai Phương: Con chim non sợ trời dông bão”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  39. ^ Mai Linh (9 tháng 11 năm 2020). “Cuộc sống nhiều thị phi, sóng gió của cô bán cháo vịt phim 'Biệt động Sài Gòn'. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Phản ứng tăng cường Genshin Impact
Phản ứng tăng cường Genshin Impact
Trước tiên ta sẽ làm quen với phản ứng, khi ấn lôi + thảo sẽ tạo ra phản ứng và đưa quái vài trạng thái sinh trưởng
Celestia đang thao túng và sẵn sàng hủy diệt toàn bộ Bảy quốc gia của Teyvat
Celestia đang thao túng và sẵn sàng hủy diệt toàn bộ Bảy quốc gia của Teyvat
Trong suốt hành trình của Genshin Impact, chúng ta thấy rằng Celestia đứng đằng sau thao túng và giật dây nhiều sự kiện đã xảy ra trên toàn Teyvat.
Nhân vật Shigeo Kageyama - Mob Psycho 100
Nhân vật Shigeo Kageyama - Mob Psycho 100
Shigeo Kageyama (影山茂夫) có biệt danh là Mob (モブ) là nhân vật chính của series Mob Psycho 100. Cậu là người sở hữu siêu năng lực tâm linh, đệ tử của thầy trừ tà Arataka Reigen
LCK mùa xuân 2024: Lịch thi đấu, kết quả trực tiếp
LCK mùa xuân 2024: Lịch thi đấu, kết quả trực tiếp
Mùa giải LCK mùa xuân 2024 đánh dấu sự trở lại của giải vô địch Liên Minh Huyền Thoại Hàn Quốc (LCK)