Lê Hoàng Hoa

Lê Hoàng Hoa
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Đoàn Lê Hoa
Ngày sinh
1933
Nơi sinh
Nha Trang, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
31 tháng 7, 2012(2012-07-31) (78–79 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpĐạo diễn
Gia đình
Vợ
Trần Trúc Quỳnh
Con cái
Michelle Đoàn Trần Quỳnh Anh
Đào tạoUniversity of Southern California
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Sự nghiệp điện ảnh
Tác phẩmChân trời tím
Con ma nhà họ Hứa
Ngọn lửa Krông Jung
Ván bài lật ngửa
Giải thưởng
Liên hoan Phim Việt Nam 1983
Đạo diễn xuất sắc
Website

Lê Hoàng Hoa (1933–2012) sinh tại Nha Trang, là một trong những đạo diễn nổi tiếng nhất của điện ảnh Việt Nam giai đoạn trước và sau năm 1975.[1]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tên thật Đoàn Lê Hoa, sinh năm 1933 tại Nha Trang. Trong quá trình hoạt động nghệ thuật, ông còn có nghệ danh là Khôi Nguyên theo tên hai người con trai đã tử nạn trên đường vượt biển.[2]

Một số phim nổi tiếng của ông trước 1975 có: Chân Trời Tím, Triệu Phú Bất Đắc Dĩ, Bẫy Ngầm, Gác chuông nhà thờ, Điệu ru nước mắt, Vết thù trên lưng ngựa hoang, Con ma nhà họ Hứa... Và sau 1975 là: Ván bài lật ngửa, Đằng sau một số phận, Vĩnh biệt mùa hè, Tình nhỏ làm sao quên, Vĩnh biệt Cali, Lệnh truy nã, Tây Sơn hiệp khách...[2]

Trong đó, Ván bài lật ngửa được xem là một trong những tác phẩm điện ảnh kinh điển của Việt Nam. Tên tuổi Lê Hoàng Hoa và diễn viên Nguyễn Chánh Tín gắn liền với bộ phim đã chinh phục nhiều thế hệ khán giả.[3]

Kịch bản phim được đạo diễn Lê Hoàng Hoa chuyển thể từ bản thảo tiểu thuyết Giữa biển giáo rừng gươm của nhà văn Trần Bạch Đằng. Bộ phim thành công tới mức sau đó nhà văn Trần Bạch Đằng đã lấy nhan đề này đặt cho tiểu thuyết. Ván bài lật ngửa từng đoạt giải đặc biệt LHP Việt Nam lần thứ sáu năm 1983, giải Bông sen bạc LHP Việt Nam lần thứ bảy năm 1985.

Ông qua đời rạng sáng 31 tháng 7 năm 2012 tại TP HCM, thọ 79 tuổi.[1][4]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b C.Khuê (31 tháng 7 năm 2012). “Đạo diễn "Ván bài lật ngửa" qua đời”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập 22 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ a b “Sẽ khó quên Ván bài lật ngửa”. Báo Tuổi Trẻ. 1 tháng 8 năm 2012. Truy cập 22 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Phương Lan (4 tháng 1 năm 2020). “Chánh Tín và "đỉnh cao Nguyễn Thành Luân" trong Ván bài lật ngửa”. Vietnamplus. Truy cập 22 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ Thanh Hiệp (31 tháng 7 năm 2012). “Vĩnh biệt đạo diễn Lê Hoàng Hoa”. Người Lao Động. Truy cập 22 tháng 6 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp các loại Kagune trong Tokyo Ghoul
Tổng hợp các loại Kagune trong Tokyo Ghoul
Một trong những điều mà chúng ta không thể nhắc đến khi nói về Tokyo Ghoul, đó chính là Kagune
Vì sao họ bán được hàng còn bạn thì không?
Vì sao họ bán được hàng còn bạn thì không?
Bán hàng có lẽ không còn là một nghề quá xa lạ đối với mỗi người chúng ta.
Polumnia Omnia - Lời oán than của kẻ ngu muội
Polumnia Omnia - Lời oán than của kẻ ngu muội
Đây là bản dịch lời của bài [Polumnia Omnia], cũng là bản nhạc nền chủ đạo cho giai đoạn 2 của Boss "Shouki no Kami, Kẻ Hoang Đàng".
Lý do Alhaitham sử dụng Quang học trong chiến đấu
Lý do Alhaitham sử dụng Quang học trong chiến đấu
Nguyên mẫu của Alhaitham được dựa trên "Nhà khoa học đầu tiên" al-Haytham, hay còn được biết đến là Alhazen