Thượng phụ Moskva và toàn nước Nga

Thượng phụ Moskva và toàn nước Nga (tiếng Nga: Святейший Патриарх Московский и всея Руси) là danh hiệu chính thức của người lãnh đạo Giáo hội Chính thống giáo Nga. Người ta thường xưng hô với vị này bằng danh hiệu "Đức thượng phụ". Tòa thượng phụ này được thành lập tại Moskva vào năm 1589 với vị thượng phụ tiên khởi là Job. Nhưng năm 1721, Pyotr Đại đế đã ra lệnh hủy bỏ tòa thượng phụ này, mãi đến ngày 28 tháng 10 năm 1917 mới được khôi phục lại theo quyết định của Hội đồng Chính thống giáo Nga bản địa. Vị Thượng phụ Moskva và toàn nước Nga đương nhiệm là Kirill, nhậm chức năm 2009.

Thượng phụ Moskva và toàn nước Nga

Chính Thống giáo Đông phương
Святейший Патриарх Московский и всея Руси
Đương nhiệm
Kirill thành Moskva

từ 1 tháng 2 năm 2009
Dinh thựNhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Độ, MoskvaNhà thờ Epiphany tại Yelokhovo
Người đầu tiên nhậm chứcThánh Gióp
Thành lập1589
Websitepatriarchate.org

Danh sách các Thượng phụ Moskva

[sửa | sửa mã nguồn]

Thượng phụ Moskva và toàn nước Nga (1589-1721)

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Thánh Gióp: 1589 - 1605
  2. Íchnatiô: 1605–1606
  3. Thánh Êmôgiêni: 1606–1612
  4. Philarêtô: 1612–1633
  5. Joasaphus I: 1634–1640
  6. Giuse: 1642–1652
  7. Nicôn: 1652–1658
  8. Pitirim: 1658–1667
  9. Joasaphus II: 1667–1672
  10. Pitirim: 1672–1673
  11. Gioakim: 1674–1690
  12. Arianô: 1690–1700
  13. Têphanô: 1700–1721, bị Sa hoàng bãi bỏ

Đô chủ giáo và Tổng giám mục Moskva

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Têphanô: 1721–1722
  2. Têôphanê: 1722–1736
  3. Giuse: 1742–1745
  4. Phơlatôn I: 1745–1754
  5. Hilariôn: 1754–1757
  6. Timôthê: 1757–1767
  7. Ambrôsiô: 1768–1771
  8. Samuen: 1771–177
  9. Phơlatôn II: 1775–1812
  10. Augúttinô: 1812–1819
  11. Sêraphim: 1819–1821
  12. Thánh Philarêtô: 1821–1867
  13. Thánh Innôkentiô: 1868–1879
  14. Macariô I: 1879–1882
  15. Gioannikiô: 1882–1891
  16. Lêôntiô: 1891–1893
  17. Sêgiô I: 1893–1898
  18. Thánh Vơladimirô: 1898–1912
  19. Thánh Macariô I: 1912–1917

Thượng phụ Moskva và toàn nước Nga thời kỳ khôi phục (1917-hiện tại):

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Thánh Tikhôn: 1917 - 1925
  2. Đô chủ giáo Phêrô của Krutitsy: 1926
  3. Đô chủ giáo Sêgiô của Nizhny Novgorod: 1926–1936
  4. Đô chủ giáo Sêgiô của Moskva and Kolomna: 1936–1943
  5. Sêgiô I: 1943 - 1944
  6. Alêxiô I: 1945 - 1970
  7. Phôêmên I: 1971 - 1990
  8. Alêxiô II: 1990 - 2008
  9. Kirilô I: 2009 - nay

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Anime Banana Fish
Anime Banana Fish
Banana Fish (バナナフィッシュ) là một bộ truyện tranh đình đám tại Nhật Bản của tác giả Akimi Yoshida được đăng trên tạp chí Bessatsu Shoujo Comic từ năm 1985 - 1994
Vị trí chuông để mở MAP ẩn ở Hắc Toàn Phong - Black Myth: Wukong
Vị trí chuông để mở MAP ẩn ở Hắc Toàn Phong - Black Myth: Wukong
Một trong những câu đố đầu tiên bọn m sẽ gặp phải liên quan đến việc tìm ba chiếc chuông nằm rải rác xung quanh Hắc Toàn Phong.
Nhân vật Kyouka Uzen - Nô Lệ Của Ma Đô Tinh Binh
Nhân vật Kyouka Uzen - Nô Lệ Của Ma Đô Tinh Binh
Kyouka Uzen (羽う前ぜん 京きょう香か, Uzen Kyōka) là Đội trưởng Đội 7 của Quân đoàn Chống Quỷ và là nhân vật nữ chính của bộ truyện tranh Mato Seihei no Slave.
Có thể Celestia đã hạ sát Guizhong
Có thể Celestia đã hạ sát Guizhong
Ma Thần Bụi Guizhong đã đặt công sức vào việc nghiên cứu máy móc và thu thập những người máy cực kì nguy hiểm như Thợ Săn Di Tích và Thủ Vệ Di Tích