Thảm sát Deir Yassin

Thảm sát Deir Yassin
Một phần của Nội chiến Palestine 1947–1948Cuộc di cư Palestine, 1948
photograph
Deir Yassin ngày nay, một phần của Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Kfar Shaul, một bệnh viện tâm thần của Israel.
Địa điểmDeir Yassin, Lãnh thổ Ủy trị Palestine (nay thuộc Israel)
Thời điểm9 tháng 4, 1948
Mục tiêuthường dân người Arab
Vũ khíSúng và lựu đạn
Tử vong107 thường dân và 4 dân quân Do Thái
Bị thương12 thường dân và 35 dân quân Do Thái
Thủ phạmIrgunLehi
Số người tham gia
Khoảng 120 dân quân Do Thái
Người bảo vệThường dân

Thảm sát Deir xảy ra vào ngày 9 tháng 4 năm 1948, khi khoảng 120 chiến binh của những nhóm bán quân sự IrgunLehi thuộc Chủ nghĩa phục quốc Do Thái tấn công vào Deir Yassin, một ngôi làng của người Palestine gần Jerusalem với dân số khoảng 600 người. Cuộc tấn công xảy ra khi lực lượng dân quân Do Thái cố gắng phá vòng vây Jerusalem trong cuộc nội chiến trước khi kết thúc sự quản lý của Anh tại Palestine.[1]

Một con tem năm 1965 của Ai Cập (UAR) được phát hành để tưởng niệm vụ thảm sát Deir Yassin.

Theo những nguồn từ nhóm Irgun, thì các lính canh của ngôi làng đã bất ngờ vì "người Do Thái" xâm nhập vào ngôi làng của họ và họ đã khai hỏa vào lực lượng Irgun.[2] Ngôi làng đã thất thủ sau cuộc chiến đấu dữ dội từ nhà-tới-nhà. Trong và sau trận đánh ở làng, có ít nhất 107 người Palestine đã thiệt mạng, trong đó có cả trẻ em và phụ nữ—vài người bị bắn, số còn lại chết khi những quả lựu đạn ném vào nhà họ.[3] Mặc dù trong một báo cáo thành tích đầu tiên của những người thắng cuộc khoe rằng có 254 đã bị giết, nhưng Aref al-Aref đếm có 117 nạn nhân, trong đó có 7 người tham gia chiến đấu, số còn lại thì ở trong nhà của họ.[4] Theo một tính toán do Jacques de Reynier đại diện của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế thực hiện, ngoài những người chết trên những con đường, thì chỉ riêng trong 1 bồn chứa nước đã tìm thấy 150 xác chết, trong số đó có người bị chặt đầu hoặc mổ bụng.[5] Vài người dân làng đã bị bắt làm tù binh và có thể đã bị giết sau khi bị dẫn độ đi qua những con phố của Tây Jerusalem.[6] Morris viết rằng có cả những trường hợp bị cắt xẻo hoặc hãm hiếp.[7] Bốn kẻ tấn công đã bị giết, và khoảng 35 bị thương.[8]

Cuộc thảm sát đã bị lên án bởi lãnh đạo của Haganah—lực lượng bán quân sự chính của cộng đồng Do Thái—và bởi 2 lãnh tụ Do Thái giáo trong khu vực. Tổ chức Jewish Agency for Israel đã gửi một bức thư xin lỗi đến vua Abdullah I của Jordan, nhưng bị ông khước từ.[1] Abdullah buộc Jewish Agency phải chịu trách nhiệm về cuộc thảm sát bởi vì họ là đầu não của nội vụ người Do Thái tại Palestine.[9] Ông đã cảnh báo về "những hậu quả khủng khiếp" nếu có thêm nhiều sự việc tương tự như vậy xảy ra.[10]

Cuộc thảm sát đã trở thành một sự kiện quan trọng trong xung đột Arab–Israeli bởi những hậu quả về quân sự và nhân khẩu. Câu chuyện đã được tô điểm và sử dụng bởi những bên khác nhau để tấn công lẫn nhau—bởi những người Palestine để chống lại người Israel; bởi Haganah để làm giảm vai trò chủ chốt của mình trong vụ việc; và bởi phe cánh tả Israel để cáo buộc nhóm Irgun và Lehi đã làm ô danh Israel do việc vi phạm nguyên tắc sự trong sạch của vũ khí của người Do Thái.[11] Tin tức về cuộc thảm sát đã làm dấy lên nỗi kinh hoàng trong cộng đồng người Palestine, khiến họ phải trốn khỏi thị trấn và làng mạc của mình trước sự lấn tới của quân Do Thái, và nó làm củng cố quyết tâm của các chính phủ Arab để can thiệp, mà họ đã làm sau đó năm tuần.[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Morris 2008, pp. 126–128.
  2. ^ Milstein 1998, p. 358.
  3. ^ Kana'ana and Zeitawi, The Village of Deir Yassin, Destroyed Village Series, Berzeit University Press, 1988.
  4. ^ Henry Laurens, La Question de Palestine, Fayard Paris 2007 vol.3 p.75
  5. ^ Stefan Brooks, 'Deir Yassin Massacre,' in Spencer C. Tucker, Priscilla Roberts (eds.)The Encyclopedia of the Arab-Israeli Conflict: A Political, Social, and Military History, ABC-CLIO, 2008 p.297.
  6. ^ Yavne to HIS-ID, ngày 12 tháng 4 năm 1948, IDFA 5254/49//372 in Morris 2008, p. 127.
  7. ^ Morris 1987, p. 113.
  8. ^ Gelber 2006 Lưu trữ 2008-02-27 tại Wayback Machine, p. 310.
    • Morris 2008, p. 126 says "several dozen".
    • Morris 2005 says, "a dozen seriously wounded (they later spoke of 30–40 wounded, surely an exaggeration)".
  9. ^ Morris 2008, p. 127
  10. ^ Benny Morris, The Road to Jerusalem: Glubb Pasha, Palestine and the Jews, p. 128.
  11. ^ Gelber 2006 Lưu trữ 2008-02-27 tại Wayback Machine, p. 307.*For "purity of arms", see Walzer, Michael. "War and Peace in the Jewish Tradition", and Nardin, Terry. "The Comparative Ethics of War and Peace", in Nardin, Terry (ed.). The Ethics of War and Peace. Princeton University Press, pp. 107–108, 260.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Assad, Dawud A. Palestine Rising. Xlibris Corporation, 2010, p. 114.
  • Banks, Lynne Reid (1982). A Torn Country: An Oral History of the Israeli War of Independence. New York: Franklin Watts.
  • BBC and PBS (1998). "The Arab Israeli Conflict – part 2: Israeli massacres 1948", The Fifty Years War, accessed ngày 12 tháng 8 năm 2010.
  • Begin, Menachem (1977): The Revolt. Dell Publishing.
  • Collins, Larry and Lapierre, Dominique (1972): O Jerusalem!, Simon and Schuster.
  • Eban, Abba (1969). Background Notes on Current Themes – No.6: Dir Yassin. Jerusalem: Ministry for Foreign Affairs, Information Division, ngày 16 tháng 3 năm 1969.
  • Ellis, Marc H. (1999). O, Jerusalem!: the contested future of the Jewish covenant. Fortress Press. ISBN 0-8006-3159-5, 978-0-8006-3159-8
  • Gelber, Yoav (2006). Palestine 1948. "Propaganda as History: What Happened at Deir Yassin?" Lưu trữ 2008-02-27 tại Wayback Machine. Sussex Academic Press.
  • Hirst, David (2003). The Gun and the Olive Branch. Faber and Faber (first published 1977).
  • Holmes, Paul (1998) for Reuters, published in the Middle East Times, ngày 20 tháng 4 năm 1998, cited in Comay, Naomi. Arabs speak frankly on the Arab-Israeli conflict. Printing Miracles Limited, 2005, p. 16.
  • Kagan, Binyamin (1966). The Secret Battle for Israel, The World Publishing Co..
  • Kananah, Sharif and Zaytuni, Nihad (1988). Deir Yassin القرى الفلسطينية المدمرة (Destroyed Palestinian Villages), Birzeit University Press.
  • Khalidi, Walid (1992). All That Remains: The Palestinian Villages Occupied and Depopulated by Israel in 1948. Institute for Palestine Studies.
  • LaGuardia, Anton (2003). War Without End: Israelis, Palestinians, and the Struggle for a Promised Land. St. Martin's Griffin.
  • Lapidot, Yehuda (1992). Besieged, Jerusalem 1948: Memories of an Irgun Fighter. See part II, Jerusalem, for the section on Deir Yassin.
  • Levin, Harry (1950). I Saw the Battle of Jerusalem. Schocken Books.
  • Lorch, Netanel (1981). The Edge of the Sword. Easton Press.
  • Madsen, Ann Nicholls (. Making Their Own Peace: Twelve Women of Jerusalem. Lantern Books, 2003.
  • Martin, Ralph G (1982). Golda: Golda Meir – The Romantic Years. New York: Charles Scribner's Sons.
  • Meltzer, Julian Louis (1948). "Jerusalem truce halts Israeli push to retake old city", The New York Times, ngày 18 tháng 7 năm 1948.
  • McGowan, Daniel and Ellis, Marc. (eds.) (1998). Remembering Deir Yassin: The Future of Israel and Palestine. Interlink Publishing Group.
  • Milstein, Uri(1998). History of Israel's War of Independence: Out of Crisis Came Decision. Volume 4, University Press of America.
  • Milstein, Uri (1970). Genesis 1948. The New American Library.
  • Morris, Benny (2008). 1948: The First Arab-Israeli War. Yale University Press.
  • Morris, Benny (2005). "The Historiography of Deir Yassin", Journal of Israeli History, volume 24, issue 1.
  • Morris, Benny (2004). The Birth of the Palestinian Refugee Problem Revisited. Cambridge University Press.
  • Morris, Benny (2001). Righteous Victims: A History of the Zionist-Arab Conflict, 1881–2001. Vintage Books.
  • Morris, Benny (1987). The Birth of the Palestinian Refugee Problem, 1947–1949. Cambridge University Press.
  • Pa'il, Meir and Isseroff, Ami (1998). "Meir Pail's Eyewitness Account", ngày 1 tháng 10 năm 1998, accessed ngày 18 tháng 11 năm 2010.
  • Pappe, Ilan (2006). The Ethnic Cleansing of Palestine. Oneworld Publications.
  • Reynier, Jacques de (1950). A Jerusalem un Drapeau flottait sur la Ligne de Feu. Editions de la Baconnière, Neuchâtel.
  • Rodinson, Maxime (1968). Israel and the Arabs, Penguin Books
  • Schmidt, Dana Adams (1948). 200 Arabs killed, stronghold taken, The New York Times, ngày 9 tháng 4 năm 1948.
  • Segev, Tom (1998). 1949: The First Israelis. Holt Paperbacks.
  • Shaltiel, David (1981). Jerusalem 1948. Tel Aviv (Hebrew).
  • Silver, Eric (1984). Begin: A Biography.
  • Silver, Eric (1998). Arab witnesses admit exaggerating Deir Yassin massacre Lưu trữ 2012-11-02 tại Wayback Machine, The Jerusalem Report, ngày 2 tháng 4 năm 1998, accessed ngày 11 tháng 6 năm 2009.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Guide Hướng dẫn build Eula - Genshin Impact
Guide Hướng dẫn build Eula - Genshin Impact
Eula là nhân vật Hypercarry sát thương vật lí mạnh mẽ và có thể gây ra lượng dmg nuke hàng đầu game hiện tại
Con mèo trong văn hóa lịch sử Việt Nam
Con mèo trong văn hóa lịch sử Việt Nam
Tết là lúc mọi người có những khoảng thời gian quý giá quây quần bên gia đình và cùng nhau tìm lại những giá trị lâu đời của dân tộc
Nhân vật Sae Chabashira - Classroom of the Elite
Nhân vật Sae Chabashira - Classroom of the Elite
Sae Chabashira (茶ちゃ柱ばしら 佐さ枝え, Chabashira Sae) là giáo viên môn lịch sử Nhật Bản và cũng chính là giáo viên chủ nhiệm của Lớp 1-D.
Kamisato Ayato Build Guide
Kamisato Ayato Build Guide
Kamisato Ayato is a Hydro DPS character who deals high amount of Hydro damage through his enhanced Normal Attacks by using his skill