Thảm sát người Ba Lan ở Volhynia và Đông Galicia

Vụ thảm sát Volhynia
Đài tưởng niệm những nạn nhân Ba LanJanowa Dolina, Volyn
Địa điểmVolhynia
Đông Galicia
Thời điểmTháng 3, 1943–44
Mục tiêuBa Lan
Tử vong35.000–60.000 ở Volhynia, 25.000 ở Đông Galicia[1][2][3]
Thủ phạmQuân đội nổi dậy Ukraina

Vụ thảm sát người Ba Lan ở Volhynia và Đông Galicia (tiếng Ba Lan: rzeź wołyńska, nghĩa: giết chóc Volhynia; tiếng Ukraina: Волинська трагедія, bi kịch Volyn) là một phần của hoạt động thanh lọc sắc tộc thực hiện tại vùng đất Ba Lan bị Đức quốc xã chiếm đóng, do Bộ tư lệnh Bắc của Quân đội kháng chiến Ukraina (tiếng Ukraina: Українська Повстанська Армія, УПА, Ukrayins’ka Povstans’ka Armiya, UPA) thực hiện ở vùng Volhynia (Reichskommissariat Ukraine) và Bộ tư lệnh Nam của UPA ở Đông Galicia (Chính phủ chung), bắt đầu từ tháng 3 năm 1943 và kéo dài cho đến cuối năm 1944 [4][5][6].

Đỉnh điểm của vụ thảm sát diễn ra là ngày 11 tháng 7 năm 1943 và tiếp diễn trong tháng 7 và tháng 8. Hầu hết các nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Những hành động của UPA cướp đi sinh mạng của khoảng 35.000 - 60.000 người Ba LanVolhynia và khoảng 25.000-40.000 người ở Đông Galicia, tổng số từ 76.000 đến 106.000 nạn nhân thương vong theo nhà sử học Ba Lan Grzegorz Motyka [3][7][8].

Các vụ giết chóc trực tiếp liên hệ đến các chính sách của phe Bandera trong Tổ chức Quốc dân Ukraina (tiếng Ukraina: Організація Українських Націоналістів, Orhanizatsiya Ukrayins'kykh Natsionalistiv hay ОУН, tiếng Anh: OUN-B, Organization of Ukrainian Nationalists) và cánh quân sự của nó là Quân đội kháng chiến Ukraina (UPA), theo mục tiêu đặt ra tại Hội nghị lần thứ hai của OUN-B từ ngày 17 đến 23 tháng 2 năm 1943 (hoặc tháng 3 năm 1943) làm tất cả những gì để thanh trừng những thứ phi Ukraine ra khỏi nhà nước Ukraine trong tương lai [9]. Không chỉ hạn chế các hoạt động của họ ở việc tẩy rửa thường dân Ba Lan, UPA còn muốn xóa tất cả các dấu vết về sự hiện diện của Ba Lan trong khu vực [10]. Các nhà sử học Timothy SnyderJeffrey Burds nhận thấy các vụ thảm sát như là một phần của một cuộc chiến tranh dân sự đa chiều trong vùng lãnh thổ của Đức chiếm đóng, mà người Ba Lan phải ứng phó với các cuộc tấn công của Ukraina [11][12].

Năm 2008, các vụ thảm sát do lực lượng dân tộc chủ nghĩa Ukraina chống lại sắc tộc Ba LanVolhyniaĐông Galicia đã được Viện Tưởng niệm Quốc gia Ba Lan (tiếng Ba Lan: Instytut Pamięci Narodowej – Komisja Ścigania Zbrodni przeciwko Narodowi Polskiemu, IPN; tiếng Anh: Institute of National Remembrance) của Ba Lan mô tả là "mang những đặc điểm riêng của một cuộc diệt chủng" [2][13][14].

Nó được coi là cái "áp xe khó lành trong mối quan hệ giữa Ba Lan và Ukraina", đặc biệt là khi còn có khoét thêm. Thượng viện Ba Lan đã đề nghị Hạ viện tuyên bố ngày 11 tháng 7Ngày toàn quốc tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát [15]. Trong khi đó tại Ukraina thì nhân vật chính Stepan Bandera được cánh hữu (đặc biệt là Pravyi Sektor) tôn là Anh hùng Ukraina, tên được đặt cho nhiều đường phố ở các thành phố ở tây Ukraina. Hội đồng thành phố Kiev ngày 07/07/2016 đã biểu quyết 87 trên 10 ủng hộ đề nghị của thị trưởng Vitali Klitschko đổi tên Đại lộ Moskva (Московський проспект) thành Đại lộ Stepan Bandera [16].

Phân bố sắc tộc và ngôn ngữ ở Đệ nhị CH Ba Lan, 1937.
Bản đồ Volhynia (lam) và Đông Galicia (cam) năm 1939.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Căng thẳng Ba Lan - Ukraina có lịch sử vài trăm năm, liên quan đến vấn đề lãnh thổ, tôn giáo và xã hội [17], đặc biệt là cuộc Khởi nghĩa Khmelnytsky thế kỷ 17, đã để lại trong ký ức tầm quốc gia của cả hai bên [17]. Trong khi quan hệ không phải là luôn luôn hài hòa, người Ba LanUkraina tương tác với nhau trên mọi cấp độ dân sự, kinh tế, và chính trị trong suốt hàng trăm năm.

Với sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc trong thế kỷ 19, sắc tộc của người dân đã trở thành một vấn đề, và những cuộc xung đột nổ ra một lần nữa sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cả người Ba LanUkraina tuyên bố chủ quyền vùng lãnh thổ VolhyniaĐông Galicia. Những cuộc xung đột chính trị leo thang tại Đệ nhị Cộng hòa Ba Lan trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến, đặc biệt là trong những năm 1930 do kết quả của một chu kỳ trong hoạt động bán quân sự của Tổ chức Quốc dân Ukraina (tiếng Ukraina: Організація Українських Націоналістів, Orhanizatsiya Ukrayins'kykh Natsionalistiv hay ОУН), thành lập tại Ba Lan, và bị nhà nước đàn áp sau đó [18]. Trừng phạt tập thể lan ra tới hàng ngàn người, chủ yếu là nông dân vô tội, làm trầm trọng thêm tình trạng thù địch giữa nhà nước Ba Lan và người dân Ukraina [19].

Lúc bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, với cuộc xâm lược và sáp nhập lãnh thổ của Liên Xô ở khu vực đó trong thời kỳ 1939-1941 (xem Cuộc tấn công Ba Lan, 1939), các chiến binh dân tộc cực đoan Ukraina, không tin tưởng về tham vọng lãnh thổ của Ba Lan, thấy cơ hội để làm sạch người Ba Lan ra khỏi lãnh thổ lịch sử được xem là của người Ukraina, và chính xác là để trả thù cho việc "Ba Lan hóa" mà nhà nước Ba Lan sau tái lập đã gây ra ở Ukraina. Vụ giết chóc người Ba Lan ở Volhynia và Đông Galicia bắt đầu ngay sau vụ sáp nhập lãnh thổ của Liên Xô, tiếp tục trong thời kỳ chiếm đóng của Đức, và tiếp tục cả sau khi Liên Xô tái chiếm miền tây Ukraina vào năm cuối cùng của cuộc chiến.

Một vụ thảm sát do UPA gây ra ở làng Lipnicki, Ba Lan, 1943.

Số lượng nạn nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Thương vong người Ba Lan

[sửa | sửa mã nguồn]

Số người chết trong số thường dân bị sát hại trong vụ thảm sát Volhynia vẫn đang được nghiên cứu. Ít nhất 10% người Ba LanVolhynia đã bị UPA giết chết trong thời gian này. Tương ứng "thương vong Ba Lan chiếm khoảng 1% dân số trước chiến tranh của Ba Lan trên vùng lãnh thổ nơi UPA đã hoạt động và 0,2% toàn bộ dân số người Ba Lan ở Ukraine và Ba Lan."[8] Łossowski nhấn mạnh rằng tài liệu đó còn xa sự thật, vì trong nhiều trường hợp không có người sống sót để sau đó có thể làm chứng.

Các cuộc xâm lược của Liên XôĐức Quốc xã ở vùng đất miền đông Ba Lan trước chiến tranh, các vụ thảm sát của UPA, và việc Liên Xô xua đuổi người Ba Lan sau chiến tranh, tất cả đã góp cho việc loại bỏ tương hỗ sự hiện diện của người Ba Lan trong khu vực. Những người còn lại rời Volhynia chủ yếu là sang tỉnh lân cận Lublin. Sau chiến tranh, những người sống sót di chuyển xa hơn về phía tây đến vùng Hạ Silesia. Trẻ mồ côi Ba Lan từ Volhynia được giữ ở một số trại trẻ mồ côi, với trại lớn nhất ở quanh Kraków. Một số làng Ba Lan tại VolhyniaĐông Galicia không còn tồn tại nữa và chỉ là đống đổ nát.

Có một sự đồng thuận chung giữa các nhà sử phương Tây và Ba Lan rằng thương vong do UPA gây ra cho Ba Lan ở Volhynia trong phạm vi từ 35.000 đến 60.000 [8]. Theo Ivan Katchanovski thì "cận dưới của các ước tính [35.000] là đáng tin cậy hơn, so với những ước tính cao hơn thường dựa trên giả định rằng người dân Ba Lan trong khu vực ít có khả năng bị tiêu diệt do kết quả của chính sách diệt chủng của Đức Quốc xã so với các vùng khác của Ba Lan và so với dân số Ukraina của Volhynia" [8].

Władysław Siemaszko và con gái Ewa Siemaszko đã ghi nhận 33.454 nạn nhân Ba Lan, trong số đó có 18.208 được biết đến với tên họ [20]. Tháng Bảy 2010 Ewa Siemaszko tăng con số là 38.600 nạn nhân ghi nhận, và 22.113 được biết đến với tên họ [21]. Nhà xã hội học Piotrowski cho rằng các hành động của UPA dẫn đến một số lượng ước tính 68.700 người chết ở Wołyń Voivodeship [22]. Theo Per Anders Rudling thì UPA giết khoảng 40.000 - 70.000 người Ba Lan ở vùng này [23].

Số thường dân Ba Lan bị giết ở Đông Galicia được cho là giữa 20.000 - 25.000 [24], 25.000 [25] và 30.000 - 40.000 [3].

Ước tính tổng số nạn nhân Ba Lan ở VolhyniaĐông Galicia, theo Niall Ferguson là từ 60.000 - 80.000 [26], G. Rossolinski-Liebe là 70.000 - 100.000 [27], John P. Himka là 100.000 [6]. Motyka ước khoảng 80.000 - 100.000 người cho thời kỳ 1943-1947 [28].

Thương vong người Ukraina

[sửa | sửa mã nguồn]

Thương vong người Ukraina dưới bàn tay của người Ba Lan được ước tính khoảng 2.000 - 3.000 ở Volhynia [23][29]. Cùng với những người thiệt mạng trong các lĩnh vực khác, số thương vong người Ukraina là giữa 11.000 và 15.000 [3], với số lượng lớn trong số họ là ở Đông Galicia và ở nơi ngày nay là Ba Lan. Các con số bao gồm những người đã chết như là một phần của sự đàn áp của cộng sản trong thời hậu chiến ở Ba Lan [29][30].

Theo Kataryna Wolczuk thương vong Ukraina cho tất cả các khu vực bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột, được ước tính từ 10.000 đến 30.000 từ năm 1943 đến năm 1947 [29][31]. Theo Motyka, tác giả của một chuyên khảo cơ bản về UPA [32], ước tính 30.000 thương vong là không có cơ sở. Số người Ukraina chết cũng bao gồm cả trường hợp xảy ra trong việc tái định cư bắt buộc thời hậu chiến người Ukraina thiểu số ở Ba Lan của chính quyền cộng sản trong Chiến dịch Vistula [29].

Timothy Snyder cho rằng có thể là UPA đã giết nhiều người Ukraina như nó đã làm với người Ba Lan, những người Ukraina địa phương đã không tuân thủ hình thức của chủ nghĩa dân tộc của OUN và được coi là kẻ phản bội [4]. Trong vòng một tháng kể từ khi bắt đầu cuộc thảm sát, các đơn vị tự vệ Ba Lan phản ứng mức độ; tất cả các cuộc xung đột dẫn đến người Ba Lan trả thù dân Ukraina [4]. Theo Motyka, số nạn nhân Ucraina là cỡ 2.000 - 3.000 ở Volhynia và giữa 11.000 - 15.000 trong tất cả các vùng lãnh thổ bao phủ bởi cuộc xung đột [29]. Cũng có những hành động tàn bạo của du kích Liên Xô và cảnh sát Đức, như là một phần của xung đột trong Thế chiến thứ hai, làm tăng số thương vong. G. Rossolinski-Liebe đưa ra con số người Ukraina (cả thành viên OUN-UPA lẫn thường dân) bị giết bởi người Ba Lan trong và sau Thế chiến thứ hai là cỡ 10.000 - 20.000 [27].

Trách nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức Quốc dân Ukraina OUN, trong đó cánh quân sự là Quân đội kháng chiến Ukraina UPA, là lực lượng thực hiện loại trừ, kể cả bằng vũ lực nếu cần, các thành tố phi-Ukraina ra khỏi các lĩnh vực xã hội và kinh tế cho một quốc gia Ukraina trong tương lai [33].

Vào năm 1929 OUN đã thông qua "Mười điều răn" (Decalogue) cho tất cả các thành viên phải tuân theo. Điều răn này nói "Đừng ngần ngại để thực hiện các hành động nguy hiểm nhất" và "Hãy đối xử với kẻ thù của dân tộc với lòng căm thù và sự tàn nhẫn" [34].

Quyết định thanh lọc sắc tộc khu vực phía đông sông Bug đã được Quân đội nổi dậy Ukraina thực hiện vào đầu năm 1943. Tháng 3/1943, OUN-B (cụ thể là Mykola Lebed [35]) đặt ra bản án tử hình tập thể cho tất cả người Ba Lan sống trong các cựu phần phía đông của Đệ nhị Cộng hòa Ba Lan, và một vài tháng sau đó các đơn vị địa phương của UPA được lệnh hoàn thành các hoạt động trong sự vội vàng [36]. Các quyết định làm sạch dân Ba Lan khỏi lãnh thổ xác định tiến trình các sự kiện trong tương lai.

Theo Timothy Snyder, sự thanh lọc sắc tộc Ba Lan được quyết định bởi phe Bandera cực đoan trong OUN-B, chứ không phải là của phe Melnyk của tổ chức đó, hay các tổ chức chính trị hay tôn giáo Ukraina khác. Các nhà điều tra Ba Lan cho rằng các lãnh đạo trung ương OUN-B quyết định vào tháng 2 năm 1943, để đẩy tất cả người Ba Lan ra khỏi Volhynia, nhằm có được một "lãnh thổ dân tộc thuần túy" cho thời kỳ hậu chiến. Trong số những người đứng đằng sau quyết định này, có Dmytro Klyachkivsky, Vasyl Ivakhov, Ivan Lytvynchuk, và Petro Oliynyk [37].

Bạo lực sắc tộc càng trầm trọng hơn với tuyên truyền bằng các áp phích và tờ rơi, kích động người Ukraina giết người Ba Lan và tương tự cả người Do Thái, người Nga (Judeo-Muscovite) [a].[38][39][40]

Sự hòa giải

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự thừa nhận chính thức vụ thanh lọc sắc tộc vẫn còn là một vấn đề tranh cãi của các sử gia và lãnh đạo chính trị giữa Ba LanUkraina. Có các nỗ lực đang được tiến hành để mang lại sự hòa giải giữa Ba Lan và Ukraina liên quan đến sự kiện bi thảm này.

Phía Ba Lan đã thực hiện các bước theo hướng hòa giải. Năm 2002 tổng thống Aleksander Kwasniewski bày tỏ sự hối tiếc về chương trình tái định cư, được gọi là Chiến dịch Vistula, nói rằng "Chiến dịch Vistula khét tiếng là một biểu tượng của những hành động ghê tởm gây ra bởi chính quyền cộng sản đối với công dân Ba Lan gốc Ukraina." Ông lập luận rằng "Chiến dịch Vistula là sự trả thù cho việc giết người Ba Lan của Quân đội nổi dậy Ukraina" trong 1943-1944, là "nguỵ biện và phi đạo đức không thể chấp nhận", như nó gọi là "nguyên tắc về tội lỗi tập thể." [41]

Chính phủ Ukraina thì vẫn chưa ban hành một lời xin lỗi [42][43]. Ngày 11/07/2003, các tổng thống Aleksander KwasniewskiLeonid Kuchma đã tham dự một buổi lễ được tổ chức tại làng Volhynia ở Pavlivka (trước đây gọi là Poryck) [44], nơi được đặt một tượng đài để ghi nhớ. Tổng thống Ba Lan nói rằng, là không công bằng khi đổ lỗi toàn bộ cho đất nước Ukraina về những hành động khủng bố này, và rằng "Dân tộc Ukraina không thể bị đổ lỗi về vụ thảm sát gây ra đối với người Ba Lan. Không có quốc gia nào là tội lỗi... Nó luôn luôn là của những người cụ thể, người phải chịu trách nhiệm về tội ác"[45].

Động thái mới nhất, là ngày 04/07/2016 một nhóm 45 chính trị gia Ba Lan đang hoạt động hoặc nghỉ, trong đó có cựu Tổng thống Lech Walesa, Aleksander Kwasniewski, và Bronislaw Komorowski, ban hành một bức thư tới Ukraina xin tha thứ cho những thiệt hại gây ra bởi người Ba Lan trong cuộc xung đột [46]. Bức thư là lời phúc đáp cho lời phát biểu tương tự đưa ra một tháng trước, của các chính khách khác nhau ở Ukraina, trong đó có cựu Tổng thống Leonid KravchukViktor Yushchenko [47].

Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng đã hết những thứ như Oleh Tyahnybok nói "They took their automatic guns on their necks and went into the woods, and fought against the Muscovites, Germans, Jews and other scum who wanted to take away our Ukrainian state." [48].

Vấn đề tội ác diệt chủng

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc coi sự kiện này là "diệt chủng" hay "thanh lọc sắc tộc" là điều tranh luận. Sử gia Per Anders Rudling cho rằng mục tiêu của OUN-UPA không phải để tiêu diệt tất cả người Ba Lan, mà là để xóa sạch chủng tộc khác trong vùng để đạt được một quốc gia thuần chủng. Nó nhắm đến ngăn chặn sự lặp lại như thời kỳ 1918-1920 khi Ba Lan đè bẹp Ukraina độc lập, cũng như lực lượng "Polish The Home Army" đang nỗ lực khôi phục lại nước Cộng hòa Ba Lan trong biên giới trước năm 1939 của nó [23].

Theo Ivan Katchanovski, những vụ giết người hàng loạt người Ba Lan ở Volhynia của UPA không thể được phân loại như là một cuộc diệt chủng vì không có bằng chứng cho thấy UPA nhắm đến tiêu diệt toàn bộ hoặc đáng kể một phần của dân tộc Ba Lan. Hành động của UPA chủ yếu giới hạn trong một vùng tương đối nhỏ và số lượng người Ba Lan thiệt mạng chiếm một phần rất nhỏ dân số Ba Lan trước chiến tranh trên lãnh thổ nơi UPA hoạt động, và của toàn dân Ba Lan tại Ba Lan và Ukraina [8].

Viện Tưởng niệm Quốc gia Ba Lan điều tra các tội ác của UPA chống lại người Ba Lan ở Volhynia, Galicia, và tỉnh Lubelskie trước chiến tranh, đã thu thập hơn 10.000 trang tài liệu và văn bản. Các cuộc thảm sát đã được ủy viên Ủy ban Công tố Piotr Zając phân loại là có đặc tính của một cuộc diệt chủng. Theo Zając, "không nghi ngờ rằng các tội ác chống lại nhân dân sắc tộc Ba Lan có tính cách diệt chủng" [49]. Ngoài ra, Viện Tưởng niệm trong một bài báo xuất bản nói rằng:

Cuộc thảm sát Volhynia có tất cả các đặc điểm của cuộc diệt chủng được liệt kê trong Công ước Liên Hợp Quốc về Ngăn ngừa và Trừng phạt Tội ác Diệt chủng năm 1948, trong đó xác định diệt chủng như một hành động "phạm tội với ý định để tiêu diệt, toàn bộ hoặc một phần, một quốc gia, sắc tộc, nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, hay tương tự" [50].

Ngày 15/07/2009 Sejm nước Cộng hòa Ba Lan nhất trí thông qua một nghị quyết về "số phận bi thảm của người Ba Lan ở vùng đất phía đông biên giới" (Eastern Borderlands). Lời văn nghị quyết nói rằng tháng 7 năm 2009 đánh dấu kỷ niệm 66 năm "sự khởi đầu của các hành động chống Ba Lan của Tổ chức Quốc dân UkrainaQuân đội nổi dậy Ukraina trên vùng lãnh thổ Đông Ba Lan. Vụ giết người hàng loạt đặc trưng bởi thanh lọc sắc tộc với nhãn hiệu của tội ác diệt chủng". Ngày 07/07/2016 Thượng viện Ba Lan đã thông qua nghị quyết gọi các vụ thảm sát này là cuộc diệt chủng [51].

Chỉ dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Người Nga được gọi là "Muscovite" ở Tây Ukraina.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Paul Robert Magocsi. (1996). A History of Ukraine. Toronto: University of Toronto Press, pg. 621
  2. ^ a b To Resolve the Ukrainian Question Once and For All: The Ethnic Cleansing of Ukrainians in Poland, 1943–1947 Lưu trữ 2011-05-16 tại Wikiwix, Timothy Snyder, Working Paper, Yale University, 2001
  3. ^ a b c d Grzegorz Motyka, Od rzezi wołyńskiej do akcji "Wisła". Konflikt polsko-ukraiński 1943– 1947. Kraków 2011, p.447. See also: Book review by Tomasz Stańczyk: "Grzegorz Motyka oblicza, że w latach 1943–1947 z polskich rąk zginęło 11–15 tys. Ukraińców. Polskie straty to 76–106 tys. zamordowanych, w znakomitej większości podczas rzezi wołyńskiej i galicyjskiej."
  4. ^ a b c Timothy Snyder A fascist hero in democratic Kiev. NewYork Review of Books. ngày 24 tháng 2 năm 2010
  5. ^ Keith Darden. Resisting Occupation: Lessons from a Natural Experiment in Carpathian Ukraine. Yale University. ngày 2 tháng 10 năm 2008. p. 5
  6. ^ a b J. P. Himka. Interventions: Challenging the Myths of Twentieth-Century Ukrainian history. University of Alberta. ngày 28 tháng 3 năm 2011. p. 4
  7. ^ Timothy Snyder. The Reconstruction of Nations. Poland, Ukraine, Lithuania, Belarus, 1569–1999. Yale University Press 2003. pp. 170, 176.
  8. ^ a b c d e Katchanovski, Ph.D., Ivan. “Terrorists or National Heroes? Politics of the OUN and UPA in Ukraine”. Davis Center for Russian and Eurasian Studies, Harvard University: 7.
  9. ^ Henryk Komański and Szczepan Siekierka, Ludobójstwo dokonane przez nacjonalistów ukraińskich na Polakach w województwie tarnopolskim w latach 1939–1946 (2006) 2 volumes, 1182 pages, at pg. 203
  10. ^ Mark Mazower, Hitler's Empire, pages 506–507. Penguin Books 2008. ISBN 978-0-14-311610-3
  11. ^ Timothy Snyder (2003), he Reconstruction of Nations: Poland, Ukraine, Lithuania, Belarus, 1569–1999. New Haven: Yale University Press, pg. 175.
  12. ^ Jeffrey Burds (1999), Comments on Timothy Snyder's article, "To Resolve the Ukrainian Question once and for All: The Ethnic Cleansing of Ukrainians in Poland, 1943–1947." Journal of Cold War Studies, Volume 1, Number 2. Burds writes: "The more I study Galicia, the more I come to the conclusion that *the defining issue* was not Soviet or German occupation and war, but rather the civil war between ethnic Ukrainians and ethnic Poles."
  13. ^ Piotr Zając, "Prześladowania ludności narodowości polskiej na terenie Wołynia w latach 1939–1945 – ocena karnoprawna zdarzeń w oparciu o ustalenia śledztwa OKŚZpNP w Lublinie" [in:] Zbrodnie przeszłości. Opracowania i materiały prokuratorów IPN, t. 2: Ludobójstwo, red. Radosław Ignatiew, Antoni Kura, Warszawa 2008, p.34-49. Quote="W świetle przedstawionych wyżej ustaleń nie ulega wątpliwości, że zbrodnie, których dopuszczono się wobec ludności narodowości polskiej, noszą charakter niepodlegających przedawnieniu zbrodni ludobójstwa."
  14. ^ PolskieRadio.pl (ngày 2 tháng 6 năm 2013), Prezes IPN: zbrodnia na Wolyniu to ludobojstwo.
  15. ^ Vụ thảm sát Volyn: áp xe khó lành trong mối quan hệ của Ba Lan và Ukraina. sputniknews, 12/07/2016. Truy cập 12/07/2016.
  16. ^ “Kyiv's Moskovskiy Avenue renamed after Stepan Bandera”. Truy cập 21 tháng 7 năm 2016.
  17. ^ a b Peter J. Potichnyj (1980). Poland and Ukraine, past and present. CIUS Press (University of Alberta). tr. 59, 60. ISBN 978-0-920862-07-0.
  18. ^ Grzegorz Motyka, Ukraińska partyzantka 1942–1960, Warszawa 2006
  19. ^ Orest Subtelny. Ukraine. A history. University of Toronto press. 1994. ISBN 0-8020-0591-8. pp 430–431
  20. ^ Władysław Siemaszko, Ewa Siemaszko, Ludobójstwo dokonane przez nacjonalistów ukraińskich na ludności polskiej Wołynia 1939–1945, Warsaw 2000, p. 1050.
  21. ^ Biuletyn Instytutu Pamięci Narodowej nr 7-8/2010 (116–117), July–August 2010; KOMENTARZE HISTORYCZNE: Ewa Siemaszko, "Bilans zbrodni." (PDF – 1,14 MB).
  22. ^ Tadeusz Piotrowski, Poland's holocaust: ethnic strife, collaboration with occupying forces and genocide in the Second Republic. Page 251. Published by McFarland, 1998. 437 pages. ISBN 0-7864-0371-3
  23. ^ a b c A. Rudling. Theory and Practice. Historical representation of the wartime accounts of the activities of the OUN-UPA (Organization of Ukrainian Nationalists-Ukrainian Insurgent Army). East European Jewish Affairs. Vol. 36. No.2. December 2006. pp. 163–179.
  24. ^ Jan Kęsik. Ogólny bilans strat ludności w wyniku ukraińsko-polskiego konfliktu narodowościowego w latach II wojny światowej [in:] Polska-Ukraina. Trudne pytania. Vol. 9. Warszawa 2002. p. 41
  25. ^ Timothy Snyder. The Reconstructions of Nations. Yale University Press. 2003. p. 176
  26. ^ Niall Ferguson, The War of the World, Penguin Press, New York 2006, page 455.
  27. ^ a b G. Rossolinski-Liebe. Celebrating Fascism and War Criminality in Edmonton. The Political Myth and Cult of Stepan Bandera in Multicultural Canada. Kakanien Revisited. ngày 29 tháng 12 năm 2010.
  28. ^ Grzegorz Motyka, Zapomnijcie o Giedroyciu: Polacy, Ukraińcy, IPN Lưu trữ 2008-09-21 tại Wayback Machine
  29. ^ a b c d e Grzegorz Motyka, Od rzezi wołyńskiej do akcji "Wisła". Konflikt polsko-ukraiński 1943– 1947. Kraków 2011, p.448
  30. ^ THE REBIRTH OF POLAND. University of Kansas, lecture notes by professor Anna M. Cienciala, 2004. Last accessed on ngày 2 tháng 6 năm 2006.
  31. ^ Kataryna Wolczuk, “The Difficulties of Polish-Ukrainian Historical Reconciliation,” Royal Institute of International Affairs, London, 2002.
  32. ^ Timothy Snyder, Bloodlands, p.500
  33. ^ Matthew J. Gibney, Randall Hansen Immigration and Asylum. From 1900 to the Present [liên kết hỏng]
  34. ^ Vic Satzevich, The Ukrainian Diaspora. Books.google.com. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2011.
  35. ^ Viktor Polishchuk ''Gorkaya Pravda. Prestuplenya OUN-UPA.'' (tiếng Nga). Sevdig.sevastopol.ws. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2011.
  36. ^ Karel Cornelis Berkhoff, "Harvest of Despair: Life and Death in Ukraine Under Nazi Rule", Harvard University Press, 2004, ISBN 0-674-01313-1 p. 291
  37. ^ “Polish report on the massacres, article from Ukrainian webpage”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2003. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2003.
  38. ^ "Its main goal was to [...] remove – by force, if necessary – non-Ukrainians from the social and economic spheres of a future Ukrainian state." & Simultaneously, steps were undertaken to eliminate "foreign elements" in Ukraine. OUN-B posters and leaflets incited the Ukrainian population to murder Poles and "Judeo-Muscovites". (...) the Third Conference of the OUN-B finalized its plans.[in:] Matthew J. Gibney, Randall Hansen, Immigration and Asylum, page 204-205. [1][liên kết hỏng] Books.google.com. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2011.
  39. ^ Timothy Snyder, Rekonstrukcja narodów. Polska, Ukraina, Litwa, Białoruś 1569–1999, Sejny 2009, p.187
  40. ^ Documentation of the UPA's plans for and actions toward Poles can be found in TsDAVO 3833/1/86/6a; 3833/1/131/13-14; 3833/1/86/19-20; and 3933/3/1/60. Of related interest are DAR 30/1/16=USMM RG-31.017M-1; DAR 301/1/5-USHMM RG-31/017M-1; and DAR 30/1/4=USHMM RG-31.017M-1. These OUN-B and UPA wartime declarations coincide with post-war interrogations (see GARF. R-9478/1/398) and recollections of Polish survivors (on the massacre of 12–ngày 13 tháng 7 năm 1943, for example see OKAW, II/737, II/1144, II/2099, II/2650, II/953, and II/755) and Jewish survivors (for example ŻIH 301/2519, and Adini, Dubno:sefer zikarom, 717–118). Timothy Snyder. Bloodlands: Europe between Hitler and Stalin. (2010). Basic Books. p. 500
  41. ^ Volhynia: The Reckoning Begins. Tol.cz. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2011.
  42. ^ Ukraine, Poland Seek Reconciliation Over Grisly History, Jan Maksymiuk, RFE/RL, ngày 12 tháng 5 năm 2006
  43. ^ RFE/RL Newsline, 03–02–13. Hri.org. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2011.
  44. ^ World Briefing | Europe: Ukraine: Joint Memorial To Massacre. New York Times (ngày 12 tháng 7 năm 2003). Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2011.
  45. ^ RFE/RL Newsline, 03–07–14. Hri.org. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2011.
  46. ^ “Bracia Ukraińcy”. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2016.
  47. ^ “Відкрите звернення до проводу Польської держави, духовних і культурних діячів та всього польського суспільства”. Truy cập 21 tháng 7 năm 2016.
  48. ^ Shekhovtsov, Anton (2011)."The Creeping Resurgence of the Ukrainian Radical Right? The Case of the Freedom Party". Europe-Asia Studies Volume 63, Issue 2. pp. 226. doi:10.1080/09668136.2011.547696 (source also available here)
  49. ^ W świetle przedstawionych wyżej ustaleń nie ulega wątpliwości, że zbrodnie, których dopuszczono się wobec ludności narodowości polskiej, noszą charakter niepodlegających przedawnieniu zbrodni ludobójstwa. – Piotr Zając, Prześladowania ludności narodowości polskiej na terenie Wołynia w latach 1939–1945 – ocena karnoprawna zdarzeń w oparciu o ustalenia śledztwa OKŚZpNP w Lublinie, [in:] Zbrodnie przeszłości. Opracowania i materiały prokuratorów IPN, t. 2: Ludobójstwo, red. Radosław Ignatiew, Antoni Kura, Warszawa 2008, p.34-49
  50. ^ 1943 Volhynian Massacre Truth and Remembrance p. 6 http://www.volhyniamassacre.eu/__data/assets/pdf_file/0011/5204/Volhynian_Massacres-Basic_Information.pdf Lưu trữ 2016-08-12 tại Wayback Machine Institute of National Remembrance
  51. ^ “TASS: World”. TASS. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2019. Truy cập 21 tháng 7 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Mọi ý kiến và đánh giá của người khác đều chỉ là tạm thời, chỉ có trải nghiệm và thành tựu của chính mình mới đi theo suốt đời
Tản mạn - Hành trình trở lại Long Tích Tuyết Sơn - Phần 1
Tản mạn - Hành trình trở lại Long Tích Tuyết Sơn - Phần 1
tựa như hồn, tinh ngân tựa như cốt. Nhưng người ngoại bang có thể lay chuyển nó, Imunlau...
Nhân vật Seira J. Loyard trong Noblesse
Nhân vật Seira J. Loyard trong Noblesse
Seira J. Loyard (Kor. 세이라 J 로이아드) là một Quý tộc và là một trong tám Tộc Trưởng của Lukedonia. Cô là một trong những quý tộc của gia đình Frankenstein và là học sinh của trường trung học Ye Ran. Cô ấy cũng là thành viên của RK-5, người cuối cùng tham gia.
Nhìn lại cú bắt tay vĩ đại giữa Apple và NVIDIA
Nhìn lại cú bắt tay vĩ đại giữa Apple và NVIDIA
Trong một ngày đầu năm 2000, hai gã khổng lồ công nghệ, Apple và NVIDIA, bước chân vào một cuộc hôn nhân đầy tham vọng và hứa hẹn