Oleh Yaroslavovych Tyahnybok | |
---|---|
Олег Ярославович Тягнибок | |
Lãnh đạo Liên đoàn toàn Ukraina "Svoboda" | |
Nhậm chức 14/02/2004 | |
Tiền nhiệm | Yaroslav Andruschkiv |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 7 tháng 11, 1968 Lviv, Ukraina, Liên Xô |
Đảng chính trị | Đảng Svoboda |
Phối ngẫu | Olha Tyahnybok (khai sinh Demchyschyn) |
Con cái | Jaryna-Maria (1992) Daryna-Bohdana (1995) Hordiy (1997) |
Nghề nghiệp | Bác sĩ niệu học, chính trị gia |
Website | http://www.tyahnybok.info/ |
Oleh Yaroslavovych Tyahnybok (tiếng Ukraina: Оле́г Яросла́вович Тягнибо́к, sinh 7/11/1968) là một chính trị gia Ukraina, nhà lãnh đạo của đảng chính trị dân tộc cực hữu Svoboda [1][2]. Ông từng là một thành viên của Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraina), và cũng được bầu là ủy viên Hội đồng tỉnh Lviv nhiệm kỳ thứ hai [3].
Oleh Tyahnybok sinh ở thành phố Lviv trong một gia đình bác sĩ, và chính ông cũng là bác sĩ [4][5]. Cha là Yaroslav Tyahnybok, một bác sĩ công huân Ukraina, bác sĩ thể thao, bác sĩ trưởng của đội quyền Anh quốc gia Liên Xô, cũng là võ sĩ quyền anh đã đạt danh hiệu Kiện tướng thể thao Liên Xô [6]. Ông cố Oleh là một người anh em của Lonhyn Tsehelsky, một chính trị gia ở Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina [4]. Oleh Tyahnybok nói ông nhớ khi nhỏ ông đã chứng kiến các nhân viên của KGB lục soát trong căn hộ của gia đình.
Oleh Tyahnybok theo học Học viện Y khoa Lviv, và được nhận làm bán thời gian như một y tá, nhưng sau năm thứ hai thì nhập ngũ. Sau khi trở về học viện, ông khởi xướng thành lập "Med Institute Student Brotherhood" - bước đầu tiên trên con đường hoạt động dân sự. Tyahnybok tốt nghiệp học viện năm 1993 như là một bác sĩ phẫu thuật có trình độ (như ông đôi khi đề cập, chuyên khoa tiết niệu). Năm 1994 khi 25 tuổi Tyahnybok được bầu vào Hội đồng tỉnh Lviv, và năm 1998 được bầu vào Verkhovna Rada.
Tháng 10/1991 Tyahnybok gia nhập Đảng Quốc xã Ukraina (tiếng Ukraina: Соціал-національна партія України, SNPU) [7]. Ông được mô tả như là đại diện của cánh Ukraina cực hữu. Từ năm 1994 đến năm 1998, Tyahnybok là thành viên Hội đồng tỉnh Lviv [8]. Năm 1998, Tyahnybok lần đầu tiên được bầu vào Verkhovna Rada với tư cách thành viên Đảng Quốc xã Ukraina [7]. Trong quốc hội ông là thành viên của phái Phong trào nhân dân Ukraina (tiếng Ukraina: Народний Рух України, Narodnyi Rukh Ukrajiny) [7].
Năm 2002, Tyahnybok tái đắc cử Verkhovna Rada như một thành viên "khối Ukraina của chúng ta" của Victor Yushchenko. Ông đã trình 36 dự luật lên quốc hội cho tranh luận, nhưng chỉ thông qua bốn. Phần lớn dự luật này là vấn đề: phản đối sự duy trì tiếng Nga như là ngôn ngữ chính thức nhà nước thứ hai; đề nghị công nhận vai trò chiến đấu của Tổ chức Quốc dân Ukraina và Quân đội nổi dậy Ukraina trong Thế chiến thứ 2; kêu gọi cho lễ tẩy uế (quy định về sự tham gia chính trị) cho các quan chức trước đây là cộng sản và nhân viên an ninh mật vụ; và yêu cầu lệnh cấm của hệ tư tưởng cộng sản. Tuy nhiên chúng không được thông qua [9].
Ngày 20/07/2004 Tyahnybok bị trục xuất khỏi khối Ukraina của chúng ta [7][10], sau khi ông có bài phát biểu tại mộ của một chỉ huy Quân đội nổi dậy Ukraina ở dãy núi Karpat. Trong bài phát biểu, được phát sóng trên truyền hình vào mùa hè năm 2004, ông đã tuyên bố [11]:
và rằng:
Trong lời giải thích Tyahnybok cho biết ông không xúc phạm người Nga khi gọi họ một lực lượng chiếm đóng, mà sự thể được dựa trên sự kiện lịch sử. Ông cũng phủ nhận rằng ông bài Do Thái, mà chỉ là "pro-Ukraina" [12][13]. Văn phòng công tố ban đầu cáo buộc tội kích động hận thù dân tộc, nhưng sau đó đã rút vì thiếu chứng cứ. Tyahnybok đã thắng trong chín vụ việc liên quan đến tòa án về vấn đề đó. Các quyết định của tòa án đã được coi là bất hợp pháp, và hành động của kênh truyền hình "Inter" cho thấy các cảnh quay bài phát biểu Tyanybok, cũng như Derzhkomnatsmihratsia (công tố?) H. Moskal được coi là những người xúc phạm danh dự và nhân phẩm của Oleh Tyahnybok và gây ra thiệt hại cho đạo đức. Những hành động xung quanh vấn đề này dẫn đến việc tạo ra "Chương trình bảo vệ của Ukraina". Năm 2012 Tyahnybok tuyên bố rằng "bài phát biểu này là có liên quan đến ngày nay" và rằng "Tất cả tôi đã nói rồi, tôi cũng có thể lặp lại ngay bây giờ" [3].
Từ tháng 02/2004 Tyahnybok là lãnh đạo "Liên đoàn Tự do toàn Ukraina" tức Đảng Svoboda [8]. Tháng Tư năm 2005, Tyahnybok đã cùng ký một bức thư ngỏ đến Tổng thống Yushchenko kêu gọi một cuộc điều tra của quốc hội về "hoạt động tội phạm có tổ chức của người Do Thái ở Ukraina."[3][14]
Năm 2008 Tyahnybok ứng cử thị trưởng Kiev và được 1.37% phiếu. Năm 2010 ông ứng cử tổng thống với tư cách lãnh tụ Đảng Svoboda và được 1.43% tổng phiếu [15], phần lớn từ vùng Halychyna, Lviv, Ternopil và Ivano-Frankivsk.
Trong cuộc bầu cử địa phương năm 2010 đảng của Tyahnybok giành được giữa 20 và 30 % phiếu ở Đông Galicia, nơi nó đã trở thành một trong những lực lượng chính trong chính quyền địa phương [4][16].
Năm 2012 Tyahnybok tái đắc cử quốc hội, đảng của ông giành được 38 ghế [17][18][19], và ông trở thành lãnh đạo nhóm của đảng tại quốc hội [20].
Tháng 6/2013, Tyahnybok và một nhà lãnh đạo Đảng Svoboda đã bị cấm vào Mỹ do thái độ chống Do Thái công khai của họ, theo tờ báo Sevodnya (Ngày nay) ở Kiev [21].
Tháng 3/2014 nước Nga đã phát lệnh truy tố hình sự chống lại Tyahnybok và một số thành viên trong nhóm Tự vệ Nhân dân Ukraina của Quốc hội Ukraina, về việc "tổ chức nhóm vũ trang" đã bị cáo buộc chiến đấu chống lại Sư đoàn Phòng vệ đường không số 76 của Nga trong cuộc Chiến tranh Chechnya thứ nhất [22].
Năm 2014 trong cuộc bầu cử tổng thống Ukraina ông thu được 1,16% số phiếu bầu [23]. Trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 10/2014 Tyahnybok một lần nữa đã đầu trong danh sách bầu cử của đảng ông. Song đảng này không vượt qua được ngưỡng 5% số phiếu bầu để có ghế trong quốc hội, tức là ông đã không được tái cử [24][25].
Tyahnybok coi nước Nga là mối đe dọa lớn nhất của Ukraina [11]. Ông đã cáo buộc Tổng thống Nga Medvedev "tiến hành chiến tranh ảo với Ukraina trên nhiều mặt trận - trong lĩnh vực thông tin, ngoại giao, thương mại năng lượng, và trên khắp thế giới là spin PR quốc tế" [4]. Ông ủng hộ NATO, và phê phán Liên minh châu Âu, nhưng hỗ trợ một châu Âu của các quốc gia tự do. Theo các cuộc thăm dò thì cả hai lập trường này đi ngược lại với đa số người Ukraina [11]. Tyahnybok cũng muốn tước đoạt quy chế tự trị của Crimea và quy chế đặc biệt của Sevastopol [26][27].
Tyahnybok muốn đưa mục "sắc tộc" vào hộ chiếu Ukraina, bắt đầu một chế độ thị thực với nước Nga, và yêu cầu người Ukraina phải vượt qua một cuộc kiểm tra ngôn ngữ tiếng Ukraina để được làm việc trong các dịch vụ dân sự [28].
Tyahnybok muốn tái lập Ukraina là một cường quốc hạt nhân [28]. Ông tin rằng điều này sẽ ngăn chặn "chiến tranh ảo của nước Nga đối với Ukraina" (đã nêu ở trên) [4].
Tyahnybok muốn tiếng Ukraina là ngôn ngữ chính thức của nhà nước Ukraina, nhưng cũng tin rằng không nên có sự phân biệt đối xử chống lại ngôn ngữ thiểu số [29].