Thảo luận:Chính trị Việt Nam

Untitled

[sửa mã nguồn]

Sao tui thấy lạ ghê. Cái trang này tên "Chính trị Việt Nam" mà sao im lặng quá vậy, không có tranh cãi gì sao? Ở bên Wikipedia tiếng Anh, nói về các chính trị gia hay vấn đề chính trị ở một số quốc gia (thậm chí các tác phẩn nghệ thuật), thường hay có mục "Tranh cãi" hay mục phê bình, phản kháng, đối lập do một số nhà phê bình hay chính trị gia đối lập nói. Chúng ta nên nếu một số chỉ trích chính trị Việt Nam từ các nguồn có tiếng như các tổ chức nhân quyền. 72.204.53.195 (thảo luận) 23:56, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

DHN đã xóa thảo luận này của Tử-vì-đạo-2010 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào một thời điểm nào đó. Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.

So sánh khập khiễng

[sửa mã nguồn]

Trong bài có đoạn như thế này: "Cách tổ chức chính trị ở Việt Nam được sắp xếp theo theo trục dọc với Đảng Cộng Sản giữ địa vị trên hết, không như mô hình tam quyền phân lập như các tổ chức chính phủ dân chủ nghị viện thường thấy". Không biết là của tác giả nào đây. Tôi cho rằng đây là sự so sánh rất khập khiễng vì thuyết tam quyền phân lập nội dung của nó là nói đến cách thức tổ chức bộ máy nhà nước (chỉ là một phần trong hệ thống chính trị gồm: đảng, nhà nước, các hội đoàn, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp). Đi so cách thức tổ chức cả một hệ thống với cách thức tổ chức của bộ máy nhà nước quả là vô duyên vì chẵng hiểu so để làm gì?--Thiên Phong Thập Tứ Lang (thảo luận) 06:26, ngày 15 tháng 9 năm 2010 (UTC) TOI DONG Y VOI Y KIEN CUA BAN AI CO Y KIEN THI CU TIEP TUC>>>>...171.226.35.44 (thảo luận) 12:44, ngày 1 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

<== Cần nhìn nhận 2 chiều ==>

Nói chung tôi không biết nhiều về chính trị lắm, nhưng khi đọc bài viết tôi cảm nhận thấy hình như người viết đã nhìn 1 cách rất tiêu cực về nền chính trị VN. Tôi đang sống ở VN nên tôi nghĩ tôi hiểu là nền chính trị VN rất tốt, tất nhiên là còn nhiều thiếu sót, nhưng Chính phủ và Quốc hội đã cố gắng rất nhiều trong việc hoàn thiện dần nền chính trị. Các nước tiên tiến như Mỹ và các nước Châu Âu cũng có những sai lầm tương tự, thậm chí còn nặng nề hơn, và hậu quả đang hiện diện trước mắt các bạn. Bởi vậy tôi chỉ muốn các bạn, khi xem xét về nền chính trị VN hãy xem theo 2 mặt, tốt và xấu. Cái nào xấu, ta đóng góp, gữi đến Quốc hội, đến VP Chính Phủ, để làm tốt hơn, đừng có vạch áo cho người xem lưng. Cám ơn các bạn.

-->"So sánh khập khiểng" ?

[sửa mã nguồn]

Trước hết, tôi nhận thấy bài viết hoàn toàn đúng, thông tin đầy đủ, tính tổng hợp rất cao và là đặc biệt là tính khách quan.

Thứ nhất, 'Cách tổ chức chính trị ở Việt Nam được sắp xếp theo theo trục dọc với Đảng Cộng Sản giữ địa vị trên hết, không như mô hình tam quyền phân lập như các tổ chức chính phủ dân chủ nghị viện thường thấy' là không sai. "tam quyền phân lập" không chỉ là cách tổ chức cơ cấu nhà nước, mà là một logic tổ chức có thể áp dụng vào mọi hoạt động có sự liên quan, tương tác phức tạp... Là chia quyền hạn cho nhiều cá thể, cở sở hay tổ chức một cách ngang bằng và độc lập nhau. Để mà theo đó có thể giám sát, kiểm soat lẫn nhau. Ý trong bài viết này là chỉ rõ 3 cơ quan: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp trong bộ máy nhà nước ta vì nguyên do đặc điểm quốc gia nên không theo thuết "tam quyền phân lập" như hầu hết các nước khác trên thế giới. Ba nhánh này (Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp) là hoàn toàn không đối chọi lẫn nhau, mà chịu sự quản lý trực tiếp của Đảng.

Thứ hai, nhận xét của bạn không có tính khách quan, không chỉ ra được chỗ sai sót mà bày tỏ cảm xúc của mình, đặc biệt là phần giải nghĩa của bạn hoàn toàn không phải ý nghĩa của thuyết tam quyền thật sự. Trang này chỉ nhận những thông tin chính xác và chặt chẽ chứ không phải là suy luận.

Đây là một bài viết với nội dung hoàn toàn mang tính kiến thức, thông tin đầy đủ và khách quan. Mà không có bất kì hàm ý chính trị nào.

Cám ơn.

Đồng-ý với nhận xét trên. Địa-vị của ĐCS chi phối toàn-phần và được bảo-đảm trong hiến-pháp. ĐCS nắm vai trò quyết-định tuyệt-đối. Các cơ-quan nhà nước chỉ xét về việc thi-hành những nghị-quyết của đảng mà thôi. Ta có thể chiêm nghiệm qua lăng kính lịch-sử vì có bao giờ quốc-hội bác-bỏ điều nào mà BCT đề ra đâu? Có bao giờ thủ-tướng phủ-quyết dự-luật nào đâu? Có bao giờ ngành tư-pháp tuyên-bố một sắc-luật nào vi-hiến đâu. Ba ngành lập-pháp, hành-pháp và tư-pháp không có vai trò kiểm-soát lẫn nhau mà chỉ là đưa bộ máy công-quyền vào khâu chấp-hành nghị-quyết của đảng. Duyệt-phố (thảo luận) 19:20, ngày 15 tháng 8 năm 2018 (UTC)Trả lời
NguoiDungKhongDinhDanh đã xóa thảo luận này của Shark Tank Kibo vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 08:28, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Đổi tên

[sửa mã nguồn]

Tôi cảm thấy và đề xuất rằng nên đổi tên bài thành "Chính trị Việt Nam", cho thống nhất với tên những bài viết trong cùng chủ đề Việt Nam hiện tại, như Địa lý Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, v.v... Không có lý do rõ ràng cho việc tránh nhầm lẫn, vì mỗi chính thể Việt Nam trước đây sẽ có những bài viết chính trị riêng và nêu rõ tên chính thể trong tựa đề nếu được tạo ra về sau. --minhhuy (thảo luận) 16:38, ngày 12 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

☑Y Đã đổi tên sau 1 tuần không có ý kiến phản đối nào. --minhhuy (thảo luận) 20:17, ngày 17 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Các bảng mới

[sửa mã nguồn]

@Kevin De Kanté: Bạn vừa đưa vào bài một đống bảng mới về chất lượng, nội dung bài, đặc biệt là bảng {{NPOV}}. Mời bạn nêu những vấn đề cụ thể tại trang thảo luận để có thể cải thiện bài. NHD (thảo luận) 22:23, ngày 23 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời

nguồn tin nào đảng tin cậy xác định được TBT quyền lực số 1, CTN quyền lực số 2, TTg quyền lực số 3, Chủ tịch QH quyền lực số 4. T sắp phải ngủ rồi nên chiều trả lời nốt cho bạn. – Kevin De Kanté (thảo luận) 22:26, ngày 23 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
Tôi cũng thấy vậy, số 1 là Tổng bí thư thì tất nhiên vì đảng cầm quyền mà TBT lại là người cao nhất và thực tế hiện tại cũng vậy. Còn số 2,3,4 thì khó có cơ sở. – 2001:EE0:51F9:5A00:F977:22A9:522D:188 (thảo luận) 04:09, ngày 29 tháng 12 năm 2023 (UTC)Trả lời
"Dù Việt Nam là một quốc gia độc đảng, việc đi theo đường lối tư tưởng chính thống của Đảng đã giảm bớt phần quan trọng và ưu tiên với mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh tổ quốc"
Cái này ai chứng minh, theo tôi đường lối của ĐCSVN bao gồm cả về kinh tế, qp-an mà lại nói giảm bớt quan trọng – Kevin De Kanté (thảo luận) 22:28, ngày 23 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
"Cách tổ chức chính trị ở Việt Nam được sắp xếp theo trục dọc với Đảng Cộng sản giữ địa vị trên hết, không như mô hình tam quyền phân lập như các tổ chức chính phủ dân chủ nghị viện khác."
bạn giải thích dùm tôi cái câu này với – Kevin De Kanté (thảo luận) 22:30, ngày 23 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
''Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng trong Hội nghị Trung ương lần thứ năm của Đảng cộng sản Việt Nam năm 2012 tại Hà Nội đã thẳng thừng bác bỏ nguyên tắc tam quyền phân lập vốn là nền tảng chính trị của hầu hết các quốc gia trên thế giới,"
từ thẳng thừng bác bỏ có trung lập ko. ... nguyễn tắc tqpl vốn là.... có trung lập ko – Kevin De Kanté (thảo luận) 22:31, ngày 23 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
''Quyền lực quan trọng nhất bên trong Chính phủ Việt Nam – ngoài Đảng Cộng sản – là các cơ quan hành pháp do hiến pháp năm 2013 quy định: các chức vụ chủ tịch nướcthủ tướng.''
câu này cũng giải thích dùm tôi vs – Kevin De Kanté (thảo luận) 22:32, ngày 23 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
CTN Việt Nam là Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang, ai nói vậy – Kevin De Kanté (thảo luận) 22:32, ngày 23 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Kevin De Kanté: Mấy câu này chủ yếu là thiếu nguồn. Bạn cứ xóa nếu không được bổ sung sau khi yêu cầu. Còn ý CTN Việt Nam là tổng tư lệnh thì lấy từ đoạn 5, điều 88 của Hiến pháp 2013. NHD (thảo luận) 23:49, ngày 23 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
''Từng được coi là một cơ quan chỉ để phê chuẩn, Quốc hội đã vươn ra tiếp nhận vai trò quan trọng hơn trong việc thực thi quyền lực thông qua trách nhiệm lập pháp, nhất trong những năm 2000 trở đi.''
Câu này có gây tranh cãi hay ko? – Kevin De Kanté (thảo luận) 22:34, ngày 23 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
Việt Nam có một cơ quan tư pháp riêng biệt, nhưng nhánh này có vai trò khá mờ nhạt[
câu này nữa – Kevin De Kanté (thảo luận) 22:35, ngày 23 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
Nói chung, số lượng luật sư còn ít và các thủ tục tòa án còn nhiều vấn đề bất cập
bất cập gì, sao ko nói riêng phải nói chung – Kevin De Kanté (thảo luận) 22:35, ngày 23 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
Tuy nhiên từ năm 2016, hệ thống tư pháp ngày càng được cải thiện rõ rệt và có vai trò rất quan trọng trong phòng chống tham nhũng ở Việt Nam[
Câu này ai kiểm chứng đc – Kevin De Kanté (thảo luận) 22:36, ngày 23 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
 Bình luận: Tôi đồng ý xoá. Cứ xoá mạnh tay vào, có ai lùi lại thì đẩy sang đây nhé. Danh tl 22:43, ngày 23 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng
Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng
Hệ thống tiền điện tử ngang hàng là hệ thống cho phép các bên thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến trực tiếp mà không thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào
Các loại phô mai ngon nhất chinh phục được cả thế giới
Các loại phô mai ngon nhất chinh phục được cả thế giới
Phô mai là thực phẩm phổ biến ở phương Tây. Ngày nay, phô mai được sử dụng rộng rãi trên thế giới kể cả tại Việt Nam
Review game Kena: Bridge of Spirits
Review game Kena: Bridge of Spirits
Kena: Bridge of Spirits là một tựa game indie được phát triển bởi một studio Mỹ mang tên Ember Lab - trước đây là một hãng chuyên làm phim hoạt hình 3D và đã rất thành công với phim ngắn chuyển thể từ tựa game huyền thoại Zelda
Ngoại trừ sự sống và cái chết, mọi thứ đều là phù du
Ngoại trừ sự sống và cái chết, mọi thứ đều là phù du
Bạn có biết điều bất trắc là gì không ? điều bất trắc là một cuộc chia tay đã quá muộn để nói lời tạm biệt