Thảo luận:Từ Dụ

Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Untitled

[sửa mã nguồn]

Việc tấn tôn mẹ vua Tự Đức làm Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu là tuân theo di chiếu của vua Tự Đức tháng 6 năm Tự Đức thứ 36 (Đại Nam thực lục, Chình biên, kỉ Đệ tứ, quyển LXIX) và thực hiện vào tháng 3 năm Hàm Nghi nguyên niên (Đại Nam thực lục, Chính biên, kỷ Đệ ngũ, quyển VII). Tháng 8 năm Đồng Khánh nguyên niên gia tôn hiệu Từ Dũ Bác Huệ Thái hoàng Thái hậu ( Đồng Khánh chính yếu (kí hiệu VIET/A Hist.26 (1) Thư viện EFEO, Cộng hòa Pháp, mục Hiếu trị, tờ 15a). Sau đó bà còn được gia tôn thêm hai chữ Khang Thọ NVN (thảo luận) 05:36, ngày 15 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn. Mời bạn đưa thông tin trên vào bài (do bạn là người được đọc tài liệu đó). Tmct (thảo luận) 09:18, ngày 15 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Anh trungda ơi, theo như trang khoa học kỹ thuật và đời sống chép: hai vị công chúa của bà Từ Dũ là Diên Phúc công chúa Nguyễn Phúc Tĩnh Hảo và một An Trạch công chúa là Nguyễn Phúc Nhàn Yên chứ có phải Bảo Minh công chúa đâu. Mà phải kê tên công chúa ra chứ --Kim Tiên 011 (thảo luận) 13:21, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tên bài

[sửa mã nguồn]

Từ Dụ mới là tên đúng. Mong người soạn tra kỹ tư liệu rồi viết lại. ThânBùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 23:49, ngày 30 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi cũng có ý kiến về tên của bà Thái hậu, Từ Dụ hay Từ Dũ? Vì trong bài sử dụng tài liệu đề cập tới cả 2 cái tên này, bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh nay cũng là bệnh viện Từ Dũ, vậy tên nào mới là chính xác? GV (thảo luận) 13:27, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
  • Từ Dụ mới là tên đúng. Từ Dũ được dùng chỉ vì nói sai riết thành quen. Ở một quyển sách gần đây viết về TP. HCM của Nxb Trẻ, đã quên tên sách rồi, nhóm tác giả có đưa ra vài cái tên viết sai, trong đó có cái tên Từ Dụ.

Đây giống như trường hợp nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, gọi riết thành ra Ánh, Hồ Huân Nghiệp thành Hồ Huấn Nghiệp... mà chả thấy ngành chức năng sửa chữa. Chào bạn. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 19:38, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đã đổi tên bài. Không hiểu sao lâu rồi mà tên bài vẫn giữ là "Từ Dũ"? Demon Witch (thảo luận) 17:42, ngày 27 tháng 7 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hoàng hậu

[sửa mã nguồn]

Ta có thể đổi tên bài là hoàng hậu Phạm Thị Hằng hông --Ngọc Dung 513 (thảo luận) 14:37, ngày 10 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tên Từ Dũ phổ biến hơn, tiện cho việc truy cập của bạn đọc. Không nên đổi tên. Chào bạn. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 19:43, ngày 10 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quý phi hay Hoàng quý phi?

[sửa mã nguồn]

Tôi mới đọc Đại Nam Liệt truyện - Nghi Thiên Chương Hoàng hậu, trong đó có viết khi Thiệu Trị lên ngôi, chưa sách lập tước vị cho các phi tần, bà Phạm Thị Hằng và các bà vợ khác được gọi chung là Cung tần, 1 từ phổ biến trong tiếng Việt để chỉ những người thiếp chưa có danh phận của Vua. Trong thời gian này, bà Phạm được quản lý Thượng nghi, bộ phận coi sóc nghi lễ trong nội cung kiêm việc giám sát hoạt động của các Thượng khác. Tới năm Thiệu Trị thứ 3, bà mới được sách phong làm Nhị giai Thành phi, tước Phi đứng đầu bậc nhị giai. Tới năm Thiệu Trị thứ 6, bà mới được tấn phong là Nhất giai Quý phi, tước phi đứng đầu bậc nhất giai. Bà chưa bao giờ được sách lập làm Hoàng quý phi. Trong đoạn di ngôn của Thiệu Trị về việc tôn bà làm Hoàng hậu cũng chỉ nhắc:"Quý phi là nguyên phối của trẫm...".

Các tước hiệu của bà Phạm Thị Hằng được ghi trong Đại Nam liệt truyện quả thực khớp với Cửu giai được lưu hành thời Thiệu Trị với Nhất giai phi gồm Quý phi, Đoan phi, Lệ phi; Nhị giai phi gồm Thành phi, Tính phi, Thục phi.

Vua nhà Nguyễn không lập Hậu (trừ Gia Long) nên các bà Phi được coi như vợ chính. Vì vậy các vua đời sau thường tránh đặt lại hiệu của các bà Phi của vua đời trước cho các bà Phi của mình. Như trường hợp Minh Mạng, khi muốn truy phong cho Tu nghi Phạm Thị Tuyết lên tước Phi đứng đầu bậc nhị giai (Đức phi) mà ông ban hành, vì kiêng kị Đức phi Lê Ngọc Bình của Gia Long, ông đã đổi Đức phi thành Gia phi rồi mới truy phong. 13 vị Vua nhà Nguyễn, ông nào cũng sách lập ít nhất 2 bà Phi nhưng chưa có trường hợp nào trùng nhau trừ nghi vấn về tước vị của bà Phạm Thị Hằng. Thần phi vốn là tước của bà Hồ thị Hoa, sinh mẫu của Thiệu Trị nên nếu ông phong cho bà Phạm tước này thì 1 mặt có phần bất hiếu với mẹ, 1 mặt đã nghiễm nhiên thừa nhận Phạm Thị Hằng là chính cung trong khi bà vẫn đang đứng dưới Lệnh phi Nguyễn Thị Nhậm.

Còn về vấn đề Hoàng quý phi có phải Chính cung nhà Nguyễn hay không, theo ý kiến của tôi thì Hoàng quý phi nhà Nguyễn cũng chỉ tương tự Quý phi nhà Lê, là bậc Phi đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý nội cung. Trường hợp Hoàng quý phi được truy phong Hoàng hậu chỉ có duy nhất bà Phụ Thiên Thuần Hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Nhàn. Các bà khác:

  • Bà Nghi Thiên, tước hiệu phi tần cuối cùng là Nhất giai Quý phi, được tôn làm Hoàng hậu vì là mẹ Vua tiếp theo (Tự Đức).
  • Bà Lệ Thiên, từng là Hoàng quý phi nhưng bị phế, tước hiệu phi tần cuối cùng là Nhất giai Trung phi, được tôn làm Hoàng hậu theo di chiếu của Tự Đức và là mẹ nuôi của Vua tiếp theo (Phế đế Dục Đức).
  • Bà Hoàng quý phi Nguyễn Thị Vân Anh của Thành Thái, dù là Hoàng quý phi của Vua trước nhưng chưa bao giờ được chính thức tôn làm Hoàng thái hậu dưới triều Duy Tân.
  • Bà Hoàng quý phi Trương Như Thị Tịnh của Khải Định, dù chỉ được sách tặng khi đã tu hành nhưng vẫn là Hoàng quý phi được triều đình công nhận có kim sách, kim ấn đàng hoàng; tuy nhiên có vẻ Bảo Đại đã quên truy phong cho vị đích mẫu này.Giángđàoliễuchi (thảo luận) 15:02, ngày 21 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Trung lập

[sửa mã nguồn]

Bài này viết khá là 1 chiều, giọng tâng bốc y như sử nhà Nguyễn, điển hình là câu như “muôn phần yêu thương”, “ Tiếng hiền trong cung đồn xa, ai nấy đều nể phục bà”. Tới việc tang lễ của bà đều dùng chữ “kính dâng”, “kính xây”, “kính cẩn cử hành” y như một ông quan nhà Nguyễn viết ra, hết sức ko trung lập.


Tôi đã sửa bớt nhưng thấy vẫn còn nhiều quá. Và bổ sung mọt vài ý kiến trái chiều. – TT 1234 (thảo luận) 14:25, ngày 1 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong  Kimetsu no Yaiba
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong Kimetsu no Yaiba
Sanemi Shinazugawa (Shinazugawa Sanemi?) là một trụ cột của Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Gợi ý một số nickname, từ ngữ hay để đặt tên ingame hoặc username ở đâu đó
Cảm nhận về Saltburn: Hành trình đoạt vị của anh đeo kính nghèo hèn
Cảm nhận về Saltburn: Hành trình đoạt vị của anh đeo kính nghèo hèn
Đầu tiên, phim mở màn với những tình huống khá cliché của một cậu sinh viên tên Oliver Quick đang trên hành trình hòa nhập với những sinh viên khác của trường Đại học Oxford
Đứa con của thời tiết (Weathering with You)
Đứa con của thời tiết (Weathering with You)
Nếu là người giàu cảm xúc, hẳn bạn sẽ nhận thấy nỗi buồn chiếm phần lớn. Điều này không có nghĩa là cuộc đời toàn điều xấu xa, tiêu cực