Bình luận mới nhất: 19 năm trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Bảng chữ cái mà chúng ta đang dùng là phát triển từ bảng chữ cái La Mã (Roman alphabet). Việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ này, tiếng Anh gọi là Romanization. Latinh là một họ ngôn ngữ, các ngôn ngữ trong họ này có thể kể : Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Rumani. Vậy chữ cái La Mã chứ không phải Latinh dù rằng các ngôn ngữ Latinh dùng chữ La Mã để viết. Tiếng Anh thuộc họ German nhưng cũng dùng chữ cái La Mã. — thảo luận quên ký tên này là của80.118.73.25 (thảo luận) 08:25, ngày 13 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 14 năm trước4 bình luận4 người đã thảo luận
Tôi loại đoạn bên dưới ra khỏi chính văn vì sai hoặc ít nhất là thiếu sự chính xác.
Có nhiều từ Hán-Việt đã thay đổi ý nghĩa qua các giai đoạn khác nhau. Thí dụ, vào đầu thế kỷ 20, ở Việt Nam, quan hệ có nghĩa tương đương với quan trọng, hệ trọng ngày nay, trong khi bây giờ quan hệ được hiểu là có liên quan, trao đổi lẫn nhau, hoặc là cách nói tắt của "quan hệ tình dục".
Đoạn trên có lẽ được viết theo Từ Điển Việt Nam của Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ (tr. 1190, xb. năm 1970):
quan hệ tt. Hệ-trọng, quan-trọng, to lớn, đáng để ý: Chuyện này quan hệ lắm chớ chẳng phải chơi ‖ Dính-dáng: Chuyện đó có quan hệ đến anh.
Nhưng các bộ cổ hơn là Việt Nam Tự Điển của nhóm Khai Trí Tiến Đức (1954), Hán Việt Từ Điển của Nguyễn Văn Khôn (1960), Thiều Chửu và Đào Duy Anh (Minh Tân, Paris 1950) cũng không ghi ý trên. Và xưa nay - theo các bộ từ điển Hán-Việt, Hán-Hán (ví dụ như Hán Ngữ Đại Từ Điển) - thì nghĩa thứ nhất của 關係 "quan hệ" luôn là "liên quan, trao đổi lẫn nhau, ràng buộc, dính dấp tới", không có sự biến đổi ý nghĩa như đoạn văn bên trên quả quyết. --Baodo (thảo luận) 00:02, ngày 17 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi cũng thấy như vậy. Sự biến nghĩa này chỉ xảy ra không lâu, và không có tính phổ biến. Cách nói "quan hệ" như lối nói thay cho "quan hệ nam nữ", hoặc như trong bài đề cập đến cách dùng từ "y sỹ", ... cái đó mang tính cục bộ. ~ triplc — thảo luận quên ký tên này là của118.71.1.167 (thảo luận) 02:32, ngày 7 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 8 năm trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Ngữ âm và ngữ nghĩa luôn đi liền với nhau, không nên tách thành hai bài, một bài viết về nguồn gốc cách đọc của từ Hán Việt, không nói gì tới ý nghĩa của từ Hán Việt, một bài thì vừa viết về cách đọc của từ Hán Việt, tức là trùng lặp về nội dung với bài kia lại vừa viết về ý nghĩa của từ Hán Việt. YufiYidoh (thảo luận) 06:43, ngày 22 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 4 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Nếu xếp tiếng Tàu, tiếng Việt (bao gồm tiếng Bắc, tiếng Nam), tiếng Hàn, tiếng Nhật vào 3 hệ ngôn ngữ khác nhau là ko thành thật, nếu thật lòng thì nên xếp 3 ngôn ngữ này vào chung một hệ. Ko biết các học giả ngôn ngữ làm cái phân loại này có động cơ mờ ám nào hay ko.
sai rồi bạn gì ạ! Nếu xét về 1 số mặt thì cả 4 thứ tiếng trên khác hoàn toàn nhau nếu không có vay mượn từ ngữ cả. Thực tế có 1 lượng ko nhỏ những từ khác nhau bạn ạ. Ví dụ từ "và", Nhật ghi là と (to không phải to trong tiếng Anh hem), Tàu ghi là 和 cả giản thể lẫn phồn thể. Với lại, ở Bắc và Nam chỉ gọi là phương ngữ thôi!--Trùm Wikipedialà TA12:09, ngày 9 tháng 2 năm 2020 (UTC)Trả lời
Nên viết thêm mục về từ Hán Việt có nhiều cách đọc khác nhau
Bình luận mới nhất: 7 năm trước5 bình luận3 người đã thảo luận
Trong từ Hán - Việt, có trường hợp duy nhất 1 chữ Hán nhưng mà có nhiều cách đọc chữ Hán - Viet khác nhau. Thí dụ như
生 sinh, có người đọc là sanh. Nhất là mấy quyển kinh Phật, người ta dùng chữ này.
正 chính, có người đọc là chánh. Trường hợp chữ Hán này tương đương với chữ 政.
盛 thịnh, có người đọc là thạnh.
领 lĩnh, có người đọc là lãnh. Thí dụ : lãnh đạo, lãnh tụ, lãnh thổ, lãnh hải, lãnh địa, v.v nhưng cũng từ này lại có cách đọc khác là cương lĩnh, chiếm lĩnh, tướng lĩnh, lĩnh lược, lĩnh giáo, v.v
平 bình, cũng có người đọc bằng. Thí dụ : hoà bình, thuỷ bình, địa bình, bình hành, bình quân, bình phương, bình phục, v.v nhưng cũng từ này lại có cách đọc khác là công bằng, thăng bằng.
沈 thẩm, có người đọc là trầm, nhất là tính thị (họ).
凤 phụng, có người đọc là phượng.
时 thì, có người đọc là thời.
任 nhậm hoặc nhâm có người đọc là nhiệm. Thí dụ : nhậm chức, nhậm dụng, hiện nhậm, nhâm lao, nhâm oán, nhâm nhân, v.v nhưng cũng từ này lại có cách đọc khác là bổ nhiệm, nhiệm kì, chủ nhiệm, nhiệm vụ, tín nhiệm.
命 mệnh, có người đọc là mạng mà khác nghĩa hoàn toàn với mạng lưới (网).
V.v v.v còn rất nhiều từ khác nữa.
Donghai02 (thảo luận) 04:55, ngày 8 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời
Đây là những biến-chuyển của tiếng Việt bị chi-phối bởi lệ kỵ húy hay cách phát-âm địa-phương như cảnh đọc kiểng, kính đọc kiếng. Tuy-nhiên cũng có nhiều trường-hợp tùy chữ mà đọc dù cùng một địa-phương như: thủ lĩnh thì dùng "lĩnh" nhưng lãnh tụ , lãnh đạo thì lại chọn "lãnh". Nói chung thì đây là biến-hóa của âm-vựng tiếng Việt chứ không phải bởi Hán Việt vì chữ Nôm cũng theo lệ đó. Dù vậy ý của bạn tôi nghĩ là những trường-hợp như Nguyễn Hữu Cảnh cũng đọc là Nguyễn Hữu Kính tuy cùng một dạng chữ. Duyệt-phố (thảo luận) 23:02, ngày 8 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tôi nói thật, chữ Cảnh so với chữ Kính, nghĩa nó sai lệch hoàn toàn. Không hiểu tại sao người Việt Nam chế biến ngôn ngữ 1 cách kì lạ và khó hiểu. Nó chỉ phục vụ cho đời sống tinh thần, chứ không phục vụ cho khoa học nghiên cứu chữ viết. Hơn nữa thời bình rồi, không nên lạc hậu bởi lệ kị huý.
Trung Quốc (TQ) có rất nhiều tiếng địa phương, sau tuyên bố độc lập, trải qua thời kì Văn Cách, người dân mù chữ không tiếp cận được tri thức, lúc này bè lũ 4 tên lập ra hệ thống chữ viết giản thể yêu cầu Mao kí duyệt để cho người dân học. Và sau này toàn bộ dân TQ đều phải theo bảng chữ cái đó. Chữ Trung Quốc có ngữ pháp khá hoàn thiện mà ở Việt Nam nó còn rất mập mờ gần như nó không có công thức về ngữ pháp. Tôi nói vậy nghĩa là TQ phải chịu đau thương để học tiếng Bắc Kinh. Donghai02 (thảo luận) 17:05, ngày 9 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời
Trường-hợp bạn nêu lên đúng ra phải như trường hợp chữ này: 拗, có cả thảy 4 âm: ảo, áo, nữu, húc. Tất cả đều là âm riêng, không như những trường-hợp kỵ-húy chỉ đọc trại của sinh/sanh, phụng/phượng v.v. Duyệt-phố (thảo luận) 00:50, ngày 13 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 3 năm trước7 bình luận6 người đã thảo luận
Tên gọi của từ Hán Việt thường được viết là từ Hán Việt, hiếm khi được viết là từ Hán – Việt. Dù là tìm "từ Hán Việt" hay "từ Hán – Việt" trên Google Tìm kiếm, Google Tin tức, Google Sách, Google Scholar thì cách viết phổ biến nhất trong những trang kết quả tìm đầu tiên đều là từ Hán Việt. Kết quả tìm kiếm trên Google cũng cho thấy ngay cả trong văn bản học thuật, người ta cũng chủ yếu sử dụng cách viết từ Hán Việt. Judspug (thảo luận) 07:57, ngày 6 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Từ Hán Việt là cách viết thông dụng trong các tài liệu học thuật. Viết về từ Hán Việt thì sẽ cần đến nguồn tham khảo, đa số sách báo học thuật đã viết như thế thì nên viết theo cách viết phổ biến trong nguồn học thuật (ngôn ngữ học). Judspug (thảo luận) 11:17, ngày 5 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời
Ý kiến Tôi cũng ít thấy lối viết gạch ngang này, theo thói quen thì tôi không dùng, phần vì luôn muốn hạn chế các dấu gạch, phần vì ít quan tâm những yếu tố chính tả quá sâu. Tôi tham khảo sách Ngữ văn lớp 7 do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phát hành, họ cũng dùng lối viết "Hán Việt" thay vì "Hán-Việt". Mời tham khảo.Hán Vũ ĐếBãi triều03:39, ngày 5 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời