Trang này giải thích một hướng dẫn của Wikipedia tiếng Việt. Đây là tiêu chuẩn đã được chấp thuận mà các thành viên nên cố gắng tuân theo. Vì có thể sẽ tồn tại những ngoại lệ, hãy thực hiện nó một cách có ý thức. Bất kỳ sửa đổi liên quan đến trang nội dung này nên phản ánh sự đồng thuận. Nếu bạn hoài nghi về hướng dẫn nào đó, hãy thảo luận trước tại trang thảo luận. |
Trang này giải thích một quy định chính thức của Wikipedia tiếng Việt. Nó được đa số các thành viên chấp nhận và được xem là chuẩn mực mà tất cả các thành viên nên tuân thủ. Xin đừng sửa đổi trang này trừ khi sửa đổi của bạn đã được sự đồng thuận. Nếu bạn muốn đề nghị những sửa đổi hoặc hoài nghi về quy định nào đó, xin hãy sử dụng trang thảo luận. |
Tóm tắt trang này: Xin hãy ký tên vào những đoạn bạn viết tại trang thảo luận, giữ mã nguồn chữ ký ngắn thôi, đừng làm cho chữ ký quá lớn, và đảm bảo rằng chữ ký cuối cùng phải dễ đọc cả đối với những người mù màu. |
Hướng dẫn Wikipedia | |||
---|---|---|---|
Ứng xử | |||
|
|||
Nội dung | |||
Biên tập | |||
|
|||
Văn phong | |||
Xóa | |||
Nội dung dự án | |||
Khác | |||
Ký tên vào đoạn mình viết tại trang thảo luận và những cuộc đàm luận Wikipedia khác là một phép xã giao tốt đẹp và giúp cho những thành viên khác xác định được tác giả của một đoạn bàn luận nào đó, nhờ đó thảo luận sẽ được tiến hành dễ dàng hơn. Người hồi âm có thể đi đến trang thảo luận của thành viên tương ứng và đặt bàn luận của họ tại đấy. Thảo luận là một phần quan trọng của sự sửa đổi trên tình thần hợp tác vì nó giúp tất cả các thành viên hiểu được từng bước phát triển của công việc.
Không nên ký tên vào các sửa đổi ở trang bài viết Wikipedia. Bài viết tại Wikipedia là một tác phẩm chung dựa trên các đóng góp của nhiều người và một người viết bài không nên đứng trên những người khác.
Chữ ký trên Wikipedia sẽ xác định bạn với tư cách một thành viên, và xác định những đóng góp của bạn tại Wikipedia. Chữ ký khích lệ phép lịch sự trong thảo luận bằng các xác định danh tính tác giả của một đoạn bàn luận cụ thể (chúng ta đang hân hạnh nói chuyện với ai), và ngày giờ nó được tạo ra. Do đó, việc sử dụng một chữ ký thiếu lễ độ hoàn toàn không được khuyến khích (trong một số trường hợp, có thể dẫn đến cấm thành viên đó cho đến khi chữ ký đã được thay đổi). Nói chung, bất cứ thứ gì không được phép trong tên người dùng cũng không nên được dùng trong chữ ký.
Khi bạn tham gia thảo luận tại bất kỳ trang thảo luận thành viên, trang thảo luận bài viết, hoặc các trang thảo luận khác, bạn nên ký tên vào. Còn khi bạn sửa đổi bài viết, bạn không nên ký tên, vì chữ ký tại Wikipedia không phải dùng để xác định sở hữu hay quyền tác giả của bài viết tại Wikipedia. Thay vào đó, lịch sử sửa đổi của bài viết sẽ giúp người khác xác định danh tính người sửa đổi nội dung. Ngoài ra, mã chữ ký ~~~~ không nên được dùng trong tóm tắt sửa đổi vì chúng sẽ không được phần mềm dịch thành chữ ký.
Có hai cách để ký tên của bạn:
1. Tại cuối lời bình luận, chỉ cần gõ bốn dấu ngã (~), giống như thế này: ~~~~.
2. Nếu bạn đang dùng tùy chọn thanh công cụ sửa đổi (nó thường mặc định xuất hiện phía trên khu vực soạn thảo[1]), nhấn vào biểu tượng thảo luận () để thêm bốn dấu ngã vào.
Chữ ký của bạn sẽ xuất hiện sau khi bạn nhấn vào lưu trang.
Kết quả cuối cùng là như nhau trong hai trường hợp. Gõ bốn dấu ngã sẽ dẫn đến như sau:
Mã wiki | Mã kết quả | Kết quả hiển thị |
---|---|---|
~~~~ |
[[Thành viên:Ví dụ|Ví dụ]] ([[Thảo luận Thành viên:Ví dụ|thảo luận]]) 16:28, 21 tháng 11 2024 (UTC)
|
Ví dụ (thảo luận) 16:28, 21 tháng 11 2024 (UTC) |
Vì khi gõ bốn dấu ngã sẽ thêm ngày giờ vào chữ ký, đây là tùy chọn được ưu tiên nhất khi ký tên tại bàn luận của bạn trong thảo luận.
Gõ vào ba dấu ngã sẽ cho ra như sau:
Mã wiki | Mã kết quả | Kết quả hiển thị |
---|---|---|
~~~ |
[[Thành viên:Ví dụ|Ví dụ]] ([[Thảo luận Thành viên:Ví dụ|thảo luận]])
|
Ví dụ (thảo luận) |
Vì nó không ghi lại ngày tháng tại chữ ký của bạn, có thể sẽ muốn ký như vậy khi để lại lời thông báo chung chung tại trang thành viên hoặc trang thảo luận thành viên của bạn. Đây cũng là một cách đi tắt thuận tiện (hơn là gõ nguyên đoạn mã) khi bạn muốn cung cấp liên kết đến trang thành viên của bạn.
Gõ vào năm dấu ngã sẽ đổi ngày giờ thành ngày giờ hiện tại, mà không thêm chữ ký, như thế này:
Mã wiki | Mã kết quả | Kết quả hiển thị |
---|---|---|
~~~~~ |
16:28, 21 tháng 11 2024 (UTC)
|
16:28, 21 tháng 11 2024 (UTC) |
Chú ý rằng nếu bạn chọn đóng góp cho Wikipedia mà không đăng nhập, bạn cũng nên ký tên tại thảo luận của mình. Trong trường hợp này, địa chỉ IP của bạn sẽ thay thế cho tên người dùng của bạn.
Địa chỉ IP của bạn sẽ trông giống như thế này: 192.0.2.58. Một số thành viên thích dùng địa chỉ IP thay vì tên người dùng vì họ nghĩ rằng một địa chỉ IP sẽ cho họ sự nặc danh tốt hơn. Trên thực tế, một tài khoản dạng bút danh (có nghĩa là, một tên người dùng đã đăng ký) thực ra sẽ cho bạn nhiều sự bảo vệ cho danh tính của bạn hơn vì một địa chỉ IP có thể rất dễ dàng bị người khác dò ra. Thành viên đăng ký sẽ được giấu IP của mình để không hiển thị công khai.
Cũng lưu ý rằng tự ký tên bằng một tên bút danh hoặc một thẻ như --vô danh không giúp bạn bảo vệ sự nặc danh hoặc riêng tư, vì địa chỉ IP của bạn vẫn sẽ bị lưu trong lịch sử trang. Điều này cũng khiến các thành viên khác gặp khó khăn hơn nếu muốn trao đổi với bạn. Nếu bạn chọn ký tên theo cách như vậy, bạn vẫn nên gõ bốn dấu ngã: --vô danh ~~~~.
Xem thêm: Đổi văn bản wiki tự động trong phần Trợ giúp của Meta (tiếng Anh).
Những thành viên đã đăng ký có thể thay đổi chữ ký bằng cách đi đến tùy chọn cá nhân và thay đổi mục "Chữ ký".
Khi sửa chữ ký, xin hay luôn ghi nhớ rằng: Một chữ ký làm rối trí, gây nhầm lẫn hoặc nói cách khác là không phù hợp có thể có tác động xấu đến các thành viên. Một số người viết bài cảm thấy nó rất khó chịu khi thảo luận tại trang thảo luận, hoặc khi sửa đổi trong cửa sổ soạn thảo. Những chữ ký quá dài có chứa nhiều mã ("mã trình bày") sẽ khiến một số người viết khó đọc được trang thảo luận khi họ sửa đổi.
Một chữ ký không bao giờ được dùng để mạo nhận một thành viên khác: cụ thể hơn, một chữ ký không nên y hệt với tên thành viên khác hiện đã có, và thậm chí quan trọng hơn cả là không nên liên kết đến trang thành viên của người khác. Dù đây không phải là yêu cầu tuyệt đối, nhưng trên thực tế phổ biến, một chữ ký nên đại diện ở một mức độ nào đó cho tên người dùng.
Nếu bạn yêu cầu người khác đổi chữ ký, hãy nhớ giữ phép lịch sự. Nếu bạn bị yêu cầu thay đổi chữ ký, xin hãy tránh diễn giải một lời đề nghị lịch sự thành tấn công cá nhân. Vì Wikipedia dựa trên sự hòa hợp khi làm việc chung, cả hai bên nên cùng ngồi lại làm việc với nhau để tìm ra một giải pháp thỏa đáng cho cả hai.
Chữ ký đã từng là chủ đề của các cuộc thảo luận, cũng như từng dẫn đến những tranh cãi bốc hỏa. Đã có trường hợp một thành viên từ chối thay đổi một chữ ký không thích hợp, nhưng sau đó đã bị Hội đồng Trọng tài buộc phải thay đổi nó.
Tại Wikipedia tiếng Việt, có thể một thành viên sẽ bị buộc phải thay đổi chữ ký sau một thảo luận và biểu quyết mở giữa các thành viên trong cộng đồng.
Chữ ký của bạn không nên chớp nháy, hoặc bất tiện hoặc gây khó chịu cho thành viên khác.
<big>
(sẽ tạo ra chữ lớn), hoặc xuống dòng (thẻ <br />
) đều nên được tránh, vì chúng phá vỡ cách hiển thị của cả đoạn văn bản xung quanh. Việc dùng có hạn chế khoảng trắng không tách (
) để đảm bảo chữ ký hiển thị trên một hàng được cho phép.Hình ảnh dù bất kỳ dạng nào không được dùng trong chữ ký vì các lý do sau:
Để thay cho việc sử dụng hình, hãy xem xét sử dụng ký tự ký hiệu của unicode hoặc emoji.
Hãy giữ cho chữ ký ngắn, cả khi hiển thị và cả mã định dạng.
Chữ ký quá dài với nhiều mã định dạng HTML/wiki sẽ làm cho việc sửa đổi trang và thảo luận gặp khó khăn hơn vì những lý do sau:
Phần mềm sẽ tự động lược bỏ cả chữ ký có dùng mã lẫn không dùng mã để chỉ còn tối đa 255 ký tự (kể cả ký tự dùng cho mã định dạng HTML/wiki!).
Chữ ký của bạn phải có một liên kết cục bộ đến trang thành viên, trang thảo luận hoặc trang đóng góp. Nó cho phép các biên tập viên khác dễ dàng truy cập trang thảo luận và nhật trình đóng góp của bạn. Việc thiếu liên kết như vậy thường bị nhiều người xem là trở ngại.
Khi bạn chèn chữ ký của mình lên trang thảo luận hoặc trang thành viên của mình, liên kết đến trang đó sẽ chuyển thành màu đen, in đậm và không hoạt động vì trang hiện tại bạn đang sử dụng chữ ký đang được nó trỏ tới, do đó hãy thử chữ ký ở chỗ khác, ví dụ như trang nháp của bạn.
Tốt hơn là đặt thông tin lên trang thành viên của bạn, chứ đừng đặt trong chữ ký. Tuy nhiên, đưa vào thêm một liên kết bên trong ngắn gọn nói chung được chấp nhận khi nó dùng để liên lạc dễ dàng hơn hoặc để cung cấp thông tin tổng quát, nhưng sẽ là không được ưa thích nếu nó đang cổ xúy cho mục đích nào đó.
Xin đừng đặt bất kỳ liên kết trong gây rối nào, đặc biệt là khi kết hợp nó với các định dạng khác nhau, chẳng hạn như NHẤP VÀO ĐÂY!!! trong chữ ký của bạn.
Đừng đặt liên kết đến trang web bên ngoài trong chữ ký của bạn.
Việc đăng các liên kết đến một trang web cụ thể bên ngoài với số lượng lớn là hành động không được khuyến khích ở Wikipedia. Đăng một liên kết đến một trang web bên ngoài trong mỗi lần bàn luận của bạn tại trang thảo luận có thể được xem như bạn đang bỏ rác liên kết, hoặc cố gắng tăng thứ hạng trong bộ máy tìm kiếm. Mặc dù điều này thật ra không tác dụng gì, tốt nhất là không làm như vậy. Nếu bạn muốn chỉ cho những thành viên khác về một trang web tốt mà bạn đang sở hữu, bạn có thể làm thế tại trang thành viên của mình.
Nhúng tiêu bản và hàm cú pháp trong chữ ký (như những thứ xuất hiện có dạng {{Thành viên:Tên/ký}}) hoàn toàn bị cấm. Có vài lý do cho điều này.
Những chữ ký thuần ký tự, được lưu cùng với nội dung trang và dùng không nhiều tài nguyên hơn bản thân lời bàn luận, sẽ tránh được những vấn đề trên.
Chữ ký không được chứa thể loại. Phân loại trang thảo luận theo những người đã sửa đổi chúng là không có ích lợi gì, và loại thông tin đó có thể tìm thấy được sử dụng danh sách đóng góp của bạn. Nhiều chương trình đếm sửa đổi cũng cung cấp dữ liệu này.
Thành viên có tên người dùng là ký tự không phải Latin được hoan nghênh sửa đổi tại Wikipedia. Tuy nhiên, những ký tự không Latin (như Ả Rập, Armenia, tiếng Trung, Slave, Hy Lạp, Do Thái, chữ Ấn Độ, tiếng Nhật, Hàn, Thái và những chữ khác) là không thể đọc được đối với phần lớn thành viên đóng góp cho Wikipedia tiếng Việt. Để thể hiện sự nhã nhặn đối với những thành viên đóng góp còn lại, những thành viên có tên người dùng như vậy nên ký tên thảo luận của họ (ít nhất là một phần) bằng ký tự Latin. Những thành viên như vậy có thể muốn đăng ký một tài khoản phụ (tài khoản thay thế) dùng chữ dịch hoặc chuyển tự tên người dùng của họ và đặt đổi hướng trong trang thành viên của những tài khoản đó đến trang thành viên thực, không Latin của họ, bao gồm thông tin về sự chuyển hướng đó trong trang thành viên thực, và ký tên thảo luận của họ (hoặc một phần thảo luận) bằng một tên Latin.
Ví dụ, xem en:User:Παράδειγμα được đổi hướng đến từ en:User:Paradigma và ký tên là Παράδειγμα/Paradigma.
Sau này, mỗi lần bạn dùng ~~~~ để ký tên, mẫu chữ ký của bạn sẽ là mẫu bạn đã quy định tại Thành viên:Tên bạn/chữ ký.
Tiêu bản {{vô danh}} có thể được dùng ở cuối một bàn luận không ký tên để gắn tên thành viên hoặc IP vào bàn luận đó. Tiêu bản đó không tự động điền tên hoặc số IP của người đăng cùng với thời gian đăng. Thông tin đó tốt nhất nên được chép từ lịch sử trang và dán nó vào tiêu bản sau. Chú ý: Tất cả các tiêu bản chưa ký tên phải được thay thế.
Mã wiki | Mã kết quả | Hiển thị |
---|---|---|
{{subst:vô danh|tên người dùng hoặc IP}} | {{subst:vô danh|Ví dụ}} | — thảo luận quên ký tên này là của Ví dụ (thảo luận • đóng góp). |
{{subst:vô danh|tên người dùng hoặc IP|ngày}} | {{subst:vô danh|Ví dụ|23:59, ngày 1 tháng 4, 2006 (UTC)}} | — thảo luận quên ký tên này là của Ví dụ (thảo luận • đóng góp) vào lúc 23:59, ngày 1 tháng 4, 2006 (UTC). |
Sẽ là một ý tưởng tốt để thông báo cho thành viên, đặc biệt là thành viên mới, rằng họ nên ký tên thảo luận của mình.
Xem Wikipedia:Trang thảo luận để biết những quy ước và hướng dẫn đã được chấp nhận liên quan đến việc sử dụng trang thảo luận.