|
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến. | |
? | Bài viết chưa được đánh giá chất lượng. |
? | Bài viết chưa được xếp độ quan trọng. |
|
|
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Thụy Sĩ, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Thụy Sĩ. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến. | |
C | Bài viết đạt chất lượng C. |
Đặc biệt | Bài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng. |
|
Thảo luận sau đã kết thúc và sẽ sớm được lưu trữ: Tên bài được đổi thành Thụy Sỹ
. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 13:13, ngày 22 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời
Khởi đầu
Tôi vừa làm google: kết quả với cụm từ "Thụy Sỹ" là 3.550.000 và "Thụy Sĩ" là 457.000. Cách biệt khá lớn, nên tôi đổi tên bài này lại thành "Thụy Sỹ". Nếu bạn nào có ý đổi ngược lại, vui lòng để lại phản hồi trước khi đổi. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:48, ngày 17 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
- Đây là bài quốc gia mà bạn đã vội vàng động thủ như vậy rồi. Bộ ngoại giao Việt Nam không nghĩ vậy. Tôi dứt khoát sẽ đổi lại trước khi mọi chuyện ngã ngũ.Hugopako (thảo luận) 12:03, ngày 17 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
- "Trước khi mọi chuyện ngã ngũ" hay "sau khi mọi chuyện ngã ngũ" ? Bạn có hơi quá không, chưa thảo luận gì mà ngã ngũ ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:06, ngày 17 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
- Link tôi đưa đó. Bạn mới đặt vấn đề, bạn phải chờ.Hugopako (thảo luận) 12:06, ngày 17 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
- Wikipedia có luật của Wikipedia, Bộ Ngoại giao có ước lệ của Bộ Ngoại giao. Bạn xem trong số các ước lệ này, có cái nào được tuân thủ ở Wikipedia không nhé ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:09, ngày 17 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
- Chắc tôi không phải nêu ví dụ về "Mỹ" và "Hoa Kỳ" đâu nhỉ. Bạn dùng google để thuyết phục. Tôi dùng Bộ ngoại giao. Bạn muốn tôi theo bạn thì bạn nên đưa lý lẽ xác đáng hơn.Hugopako (thảo luận) 12:14, ngày 17 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
- Lập luận thì nên nghiêm túc một tí bạn à. Tôi dùng Google để tính lượng phổ biến. Đây là công cụ phổ thông nhất, mặc dù dễ thấy là nó còn nhiều khiếm khuyết như chỉ có thể đếm được các tài liệu online, tức chỉ là một phần để có thể tính lên được toàn bộ. Nguyên tắc đặt tên bài là dùng tên phổ biến, cho nên, tôi dùng Google để tính đến sự phổ biến. Ngược lại, mặc dù Bộ ngoại giao cũng là một nguồn đáng cân nhắc để gọi tên, nhưng đây không phải là yếu tố quan trọng (thực tế là ngay nguyên tắc này, cũng không hề nhắc là phải dựa vào bất kỳ một nguồn khác để xem nó là chuẩn mực cả). Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:53, ngày 17 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
- Wikipedia có quy định riêng về tên của các bài viết trên trang web của nó, tên bài phải tuân theo quy định này, không phải là theo tên dùng trên trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Nếu Thuỵ Sỹ phổ biến hơn Thuỵ Sĩ thì căn cứ theo quy định về tên bài việc đổi tên bài thành Thuỵ Sỹ là điều bắt buộc phải thực hiện. Nếu muốn giữ tên cũ thì cần phải có bằng chứng chứng minh Thuỵ Sĩ được dùng nhiều hơn Thuỵ Sỹ. Kiendee (thảo luận) 12:34, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
- Ngay cả đối với danh sách tên các nước châu Phi được đăng trên website của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đa phần các tên này không dùng ở Wikipedia vì chúng là các tên phiên âm, trong khi Wikipedia không ưu tiên dùng tên phiên âm. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:38, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
- Hugopako: Lý lẽ của bạn hoàn toàn không thuyết phục. Lý do bạn có thể xem ở đây. TheoNguyen235 (thảo luận) 13:56, ngày 12 tháng 8 năm 2018 (UTC)Trả lời
- Thụy Sĩ ("Sĩ" nhiều hơn "Sỹ", đọc như nhau) P.T.Đ (thảo luận) 08:10, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
- P.T.Đ Bạn nên kiểm tra lại Google. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 09:00, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
- Tôi thực hiện tìm kiếm với "Thụy Sỹ" và nhận được 3.470.000 kết quả trả về, còn với "Thụy Sĩ" số lượng kết quả trả về là 460.000. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:06, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
- À không, là vầy: từ "Sĩ" 145.000.000 kết quả > từ "Sỹ" 44.200.000 kết quả. P.T.Đ (thảo luận) 14:53, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tên tiếng Việt bắt nguồn từ tên tiếng Trung, tui có tra một vài từ điển online, kết quả đây: 士. Xuân (thảo luận) 12:43, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
- Đúng như bạn Xuân nói, rằng "Thụy Sỹ" là do cách đọc âm Hán-Việt của chữ 瑞士 mà ra. Nhưng vấn đề ở đây không phải là vấn đề ở tiếng Hán-Việt hay chữ Hán, mà là vấn đề ở chữ Quốc ngữ. Lâu nay người ta vẫn chưa thể thống nhất được trong một số trường hợp thì nên viết "i" hay "y", mà tôi tin rằng cả 2 cách này đều chấp nhận được, và không nên triệt tiêu sự tồn tại của cách viết kia. Tôi có google sơ qua, và đây là một bài viết đăng trên web site Trường ĐH XHNV Hà Nội, bạn có thể đọc qua để tham khảo. Xin lập lại một lần nữa, đây là vấn đề của chữ Quốc ngữ chứ không phải vấn đề ở Hán-Việt, vì cho dù là "Sỹ" hay "Sĩ" thì nó cũng đồng âm thôi. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:55, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
- Sĩ và sỹ là cùng một từ nhưng được viết theo hai cách khác nhau kiểu như colour và color trong tiếng Anh. Viết thì có khác nhau nhưng đọc lên sĩ và sỹ thì y như nhau, nghĩa cũng không có gì khác biệt. Không có một quy ước viết i ngắn i dài duy nhất được toàn thể những người dùng chữ La-tinh để viết tiếng Việt hiện nay chấp nhận, trong hai cách viết này không có cách viết nào là sai cả nhưng khi đặt tên bài thì buộc phải lựa chọn giữa một trong hai cách viết đó, không thể để cho cả hai cùng xuất hiện trong một tên bài viết được. Kiendee (thảo luận) 13:28, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Kết quả từ Bing: "Thụy Sĩ" 1.400.000 kq > "Thụy Sỹ" 416.000 kq. P.T.Đ (thảo luận) 15:05, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Thảo luận tiếp
Thường thì kết quả Google nói chung là không có ý nghĩa, Wikipedia quan tâm đến nguồn uy tín và bạn cần chứng minh "Thụy Sỹ" được dùng nhiều hơn trong các nguồn uy tín, tôi kiểm tra thì với đuôi .gov.vn "Thụy Sĩ" được dùng nhiều hơn, và "Thụy Sĩ" cũng được dùng nhiều hơn trên báo Thanh Niên, VNexpress, Vietnamnet, và tôi chưa tìm được trang uy tín nào dùng "Thụy Sỹ" nhiều hơn.--CNBH (thảo luận) 14:51, ngày 20 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
- Tôi đồng ý với bạn CNBH rằng nguồn uy tín rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả thảo luận. Tuy nhiên, tùy vào từng câu hỏi, từng vấn đề mà ta cân nhắc xem nguồn uy tín cần tìm là gì. Nếu tôi cho rằng "Thụy Sĩ" là viết sai chính tả, và tôi dẫn một nguồn từ blog của một nhà văn nào đấy, trong khi một thành viên khác nói rằng "Thụy Sĩ" hay "Thụy Sỹ" đều đúng cả, và dẫn nguồn từ một tạp chí ngôn ngữ học. Thì nguồn từ tạp chí ngôn ngữ học đó ăn đứt nguồn blog của tôi rồi.
- Đối với vấn đề độ phổ biến trong sử dụng từ ngữ và chúng ta sử dụng Google để đưa ra kết luận, thì câu hỏi lúc này là "Liệu Google có phải là nguồn uy tín để trả lời cho câu hỏi đó không ?" và "Thành viên khác sử dụng Bing để tìm kiếm và cho ra kết quả ngược lại, như vậy thì tôi nên tin vào Google hay tin vào Bing hơn, bộ máy tìm kiếm nào là nguồn uy tín hơn". Tôi nghĩ đây mới là câu hỏi xác đáng hơn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:14, ngày 20 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
- Wikipedia có cả bài luận về nguồn uy tín, một bài trên một báo lớn có lượng người đọc gấp rất nhiều lần một trang du học hay rao vặt nên không thể đánh đồng, và tôi thấy tại phiên bản tiếng Anh, họ chỉ chuyển tên bài "Burma" sang "Myanmar" khi đa số các cơ quan chính phủ Mỹ-Anh chuyển sang dùng tên gọi đó.--CNBH (thảo luận) 15:24, ngày 20 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
Chốt lại
Tính tới nay đã có tôi, Hugopako, Kiendee, P.T.Đ và Xuân tham gia thảo luận về tên của bài này. Tôi nghĩ cũng nên tới lúc chúng ta đưa quyết định. Tôi sẽ ưu tiên tên "Thụy Sỹ" cho bài này. Lý do chủ yếu của tôi là khi sử dụng Google, công cụ tìm kiếm được nhiều người tín nhiệm nhất, số lượng kết quả cho "Thụy Sỹ" vượt trội so với "Thụy Sĩ". Mời các bạn phụ tôi cho thêm ý kiến hoặc vào thẳng đây để bỏ phiếu cho cuộc tranh luận này đi đến nơi đến chốn. Cảm ơn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 14:30, ngày 20 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời
- Tôi nghĩ tính việc tranh cãi này sẽ không đi tới đâu, bởi vì những bạn thế hệ sau này hầu như đều viết i ngắn cho hầu hết các trường hợp, và ngược lại. Wikipedia có những quy tắc riêng áp dụng cho bài viết của mình dựa trên các tiêu chuẩn chung đã có từ lâu đời. Việc sử dụng y dài và i ngắn cũng như vậy. Khi vấn đề này vẫn còn được tranh cãi, tôi đề nghị sử dụng y dài cho trường hợp này và tất cả các trường hợp tương tự trong Wikipedia vì tính tiêu chuẩn cũng như độ phổ biến và thông dụng của nó. TheoNguyen235 (thảo luận) 11:30, ngày 12 tháng 8 năm 2018 (UTC)Trả lời
- Theo như ý kiến của bạn TheoNguyen235, nguồn của Bộ Ngoại giao cũng thể hiện chữ "Thụy Sỹ" với chữ "y" [1]. Như vậy, theo như thảo luận còn bỏ ngõ ở trên, do chữ "Thụy Sỹ" phổ biến hơn, bài này nên lấy tên này. Không biết còn bạn nào có ý nào mới không ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 19:42, ngày 18 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời
sắp có quy định mới về chữ 'i' và chữ "y" rồi. Khỏi cần bàn luận nhé
--Nikolas129 (thảo luận) 14:43, ngày 17 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời
Tôi đề nghị bảo quản viên đưa bài viết này về tên thông dụng "Thụy Sỹ", lý do vì tên này đã quá phổ biến và thông dụng (cụ thể).
Những người chuyển tên bài viết bài này về "Thụy Sĩ" không có lý do hợp lý.
Mong bảo quản viên xem xét lại.
TheoNguyen235 (thảo luận) 14:15, ngày 12 tháng 8 năm 2018 (UTC)Trả lời
- Hai tên này nói thật là 50/50. Theo gg: "Thụy Sĩ" 4 triệu, "Thụy Sỹ" 3 triệu. Vậy là lý lẽ của hai bên đảo lộn. Nếu không có thảo luận hẳn hoi lần thứ hai, e là mình không theo tên bài hiện tại được. Brooke Henderson 10:56, ngày 27 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời
- Kể từ lần mời thảo luận cuối cùng đến nay đã được 8 ngày [2] mà không thấy ai ý kiến nên tôi đã đóng thảo luận trước lại. Bạn có thể đợi vài tháng nữa, để kết quả tìm kiếm Google có sự thay đổi rõ rệt hơn rồi kêu gọi mọi người thảo luận tìm ra giải pháp khác vậy. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:31, ngày 27 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời
Thuỵ Sĩ có gg cao hơn mà Thusinhviet. Tuanminh01 (thảo luận) 12:52, ngày 27 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời
- Thật là đáng ngại, số liệu tôi tìm kiếm Google có liệt kê ở thảo luận trên hồi 1 năm trước thì "Thụy Sỹ" dường như được đếm gần gấp 10 lần so với "Thụy Sĩ" nhưng vẫn chưa được chấp nhận. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:55, ngày 27 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời
- Tôi thử search Thụy Sĩ: 4.32tr, Thụy Sỹ: 2.83tr, trùng hợp với kết quả của bạn Hugopako. Bạn Kẹo Dừa✌ thử search lại xem. Tuanminh01 (thảo luận) 13:03, ngày 27 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời
- Theo link bạn Tuanminh01 đưa thì tôi thấy "thụy sĩ" có 4.780.000 kết quả trả về trong khi "thụy sỹ" có 3.170.000 kết quả trả về. Tỷ lệ "thụy sĩ" : "thụy sỹ" = 1,5 : 1.
- Khi đề nghị đổi tên bài hồi cách đây hơn 1 năm, tỉ lệ "thụy sĩ" : "thụy sỹ" khi đó là 457.000 : 3.550.000 = 1 : 7,77. [3] Tuy nhiên, yêu cầu đổi tên bài từ "Thụy Sĩ" sang "Thụy Sỹ" khi đó không được chấp nhận.
- Tôi để nghị để tên này thêm một thời gian nữa, nếu sau một thời gian, có sự thay đổi số lượt hits với độ chênh lệch hơn (để có một kết quả rõ ràng hơn) thì hãy đổi lại. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:09, ngày 27 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời
Hiện tại Thụy Sĩ phổ biến hơn, bạn Kẹo Dừa✌ phải giữ tên phổ biến chứ. Sao bạn giữ tên không phổ biến, lại còn đổi tên hàng loạt vậy? Search thử "Kinh tế Thụy Sĩ" cũng có nhiều kết quả hơn "Kinh tế Thụy Sỹ" v.v... Mời bạn xem kỹ lại và đổi lại chuẩn tên bài. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 10:29, ngày 30 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời
- Đến cả Bộ Ngoại Giao còn không phân biệt được các tên này thì hơi khó giải quyết! Thánh Thiện TALK_MT 10:40, ngày 30 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời
- Thusinhviet search chắc có sai lầm, ko đưa "Thụy Sĩ" và "Thụy Sỹ" vào trong ngoặc kép. Nếu không cho vào ngoặc kép thì "Thụy con nhà bà Sĩ" hay "Vĩnh Thụy với sỹ phu Bắc Hà" cũng được tính vào. Tuanminh01 (thảo luận) 10:45, ngày 30 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời
- Chào các bạn, tôi có xem qua thảo luận tại đây. Tôi thì chỉ có 1 nguồn chứa tên nước gây tranh cãi này, đó là Thông tư Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, Số kí hiệuTT: 01/TT-BNV. Tại đây, trang 2 Phụ lục VI: VIẾT HOA TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH, có đề cập cái tên quốc gia này là "Thụy Sĩ". Mong các bạn sớm tìm được hướng giải quyết.-- ✠ Tân-Vương 12:19, ngày 30 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời
- Tôi search cũng ra kết quả như Tuanminh01. Luận cứ duy nhất Thusinhviet đưa ra là từ google, giờ kết quả google đã được nhiều người kiểm thực là ngược lại, thì có gì để mà cãi nhau nữa. Cả 2 bạn đều là BQV thì nên bình tĩnh, đừng có war bằng cách chuyển hướng như vậy, nhìn vào không được hay. Còn ý kiến của tôi trong trường hợp tên bài này, tôi sẽ dùng tiền lệ tại wiki, khi cả 2 tên đều đúng (tức là không ai có thể chứng minh cái còn lại là sai) và có mức độ phổ biến tương đối ngang nhau, thì ưu tiên sử dụng tên do người khởi tạo đặt. majjhimā paṭipadā Diskussion 14:39, ngày 30 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời
- Cá nhân tôi cũng chỉ hay gặp Thụy Sĩ thôi. Nếu như mà cái thảo luận không thể ngã ngũ thì tôi nghĩ chúng ta nên mở bình chọn cho dễ quyết định. Cái nào được nhiều bình chọn hơn thì cứ lấy thôi, vì 2 cái tên này chung quy cũng chưa có nguồn thống nhất và duy nhất nào mà đáng tin cậy cả. Tiểu Phương #Talk2me 15:02, ngày 30 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời
- Việc thảo luận về vị trí đặt dấu hay cách dùng chữ được thảo luận rất nhiều lần trước đây nhưng không bao giờ đi đến thống nhất cả, một phần chứng minh việc cả hai cách viết đều rất phổ biến và nếu không có lý do gì thật sự cần thiết thì theo tôi nên tôn trọng tên bài gốc. Tên bài viết này từ khi khởi tạo tôi để ý thấy luôn dùng "Thụy Sĩ", chỉ bắt đầu có tranh chấp di chuyển gần đây từ tác vụ năm 2017 của Thusinhviet. Ý kiến của tôi là để bài ở nguyên trạng "Thụy Sĩ", vì ngoài việc tên này vẫn đúng, vẫn rất phổ biến, nó còn được sử dụng rất lâu dài tại Wikipedia. --minhhuy (thảo luận) 02:33, ngày 1 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời
Có gì đâu mà khó vậy, nó chỉ là cái tên thôi mà. tuanminh và thusinhviet là người bảo quản mà 2 bạn đổi tên bài qua lại giống như tập sự vậy. Không xử được thì bỏ phiếu bầu thống nhất.
Bầu xong để tên nào cũng được, nó ko có nghiêm trọng chết người vì người đọc cũng đâu có khờ khạo. wiki chỉ là tham khảo không hơn không kém, người ta đọc wiki cũng phải so lại với các nguồn khác mới chắc ăn Oigioi (thảo luận) 04:48, ngày 1 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời
Tôi đã đọc cả hai cuộc thảo luận (trên và dưới) và có góp ý thế này. Giả sử đặt tên bài theo "độ phổ biến" (dựa theo tổng kết quả tìm kiếm trên Google) mà bạn Thusinhviet nêu, năm ngoái thảo luận được thông qua và đổi tên bài thành "Thụy Sỹ". Rồi năm nay, nhiều người ngẫu hứng tìm lại độ phổ biến trên Google và thấy "Thụy Sĩ" được dùng nhiều hơn, họ lại mở thảo luận đòi đổi sang "Thụy Sĩ", rồi cuộc thảo luận có thể được thông qua vì cái gọi là "độ phổ biến" năm nay khác năm trước. Rồi những năm sau lại cứ tiếp tục cái vòng luẩn quẩn này sao? Trong khi đó, nếu "độ phổ biến trên Google" không giải quyết được vấn đề, thì tại sao không sử dụng "độ phổ biến trên các nguồn uy tín" như bạn CNBH ở thảo luận trên đã nêu? Google chỉ là một trong những công cụ tìm kiếm đơn lẻ nhưng được sử dụng cho luận điểm cá nhân, trong khi đó nguồn uy tín là cái tổng quát lớn hơn lại không được quan tâm? Kenny htv (thảo luận) 08:28, ngày 1 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời
Cần nói thêm để tránh bị bắt bẻ câu chữ, khi nói "nguồn uy tín" thì tôi nghĩ ngay lập tức đến nguồn báo chí uy tín, chứ không phải nguồn Google hay nguồn Bing... Nói "dẫn nguồn", thì tôi nghĩ ngay đến việc dẫn liên kết đến các bài báo hoặc tạp chí uy tín, chứ không phải dẫn liên kết Google hay Bing. Nói vậy để tránh bị "lái" sang vấn đề khác như thảo luận bên trên. Kenny htv (thảo luận) 08:54, ngày 1 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời
- Phải công nhận là trang web của bộ quốc gia, báo mạng uy tín... còn viết song song cả "Sỹ" lẫn "Sĩ", cảm giác rất mơ hồ. Tôi hỏi 11 người xung quanh, đủ độ tuổi & trình độ thì 7 người viết "Sĩ", 4 người viết "Sỹ". Cá nhân tôi cho rằng cả hai đều chấp nhận được, và cũng đồng ý với ý kiến để tên như lúc tạo bài lần đầu. 𝖇𝖉𝖆𝖓𝖍 03:26, ngày 2 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời
- Phiên bản đầu tiên của bài do một IP tạo ra. Mặc dù bài có tên là "Thụy Sĩ", nhưng ở những phiên bản đầu, phần lớn nội dung bài cách viết "Thụy Sĩ" và "Thụy Sỹ" được sử dụng lẫn lộn:
- Ở phiên bản sơ khai nhất [bản ngày 24-04-2005], nội dung bài có 1 từ "Thụy Sỹ" và không có từ "Thụy Sĩ" nào. [4]
- Mãi đến phiên bản ngày 05-04-2008, tức 1077 ngày sau đó, lần đầu tiên số lượng chữ "Thụy Sĩ" vượt mặt "Thụy Sỹ". [30 cho "Thụy Sỹ" và 34 cho "Thụy Sĩ"].
- Như vậy, tôi cho rằng, các biên tập viên đầu tiên của bài này, mặc dù để tên bài là "Thụy Sĩ" với chữ i-ngắn, nhưng họ không chủ tâm triệt để viết i-ngắn hay y-dài, và trong suốt gần 3 năm đầu tiên của bài này, chưa một lần nào tần suất của từ "Thụy Sĩ" với i-ngắn vượt qua y-dài. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 19:27, ngày 4 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời
Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 4, tr. 310 xuất bản 2005 đặt tên bài là "Thuỵ Sĩ". Én bạc (thảo luận) 07:06, ngày 6 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời
Thụy Sĩ không có thủ đô đâu nên mọi người hãy đổi nó từ "Bern" thành "Không có" đi nhé và lý do Thụy Sĩ không có thủ đô là một thông tin đúng hoàn toàn xem cái này để biết lý do tại sao nhé! ~Cảm ơn!~ 𝐒𝐭𝐞𝐯𝐞𝐥𝐞𝟗𝟗𝟖Thảo luận💬07:26, ngày 27 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời