Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt

Làm sạch trang này
Làm sạch trang này
Nội dung chọn lọc Nội dung tốt Nội dung mới
Bài viết Hình ảnh Danh sách Chủ điểm Cổng thông tin Bài viết Chủ điểm Bạn có biết
Bài viết tốt Tiêu chuẩn Đề cử (6) Rút sao (1) Thảo luận Thống kê

 

Quy trình đề cử
  • Hãy xem các tiêu chuẩn của một bài viết tốt và phải chắc chắn rằng bài viết mà bạn định đề cử thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đó trước khi đề cử.
  • Đặt {{UCVBVT}} (viết tắt của Ứng cử viên bài viết tốt) vào đầu trang thảo luận của bài được đề cử.
  • Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho bài viết và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
    1. Bên dưới dòng === {{thế:SUBPAGENAME}} ===, hãy viết rõ lý do đề cử bài viết và ký tên bằng dấu ~~~~. Nếu thấy bài viết đã từng được đề cử, hãy lưu lại nội dung cũ đó bằng cách di chuyển chúng tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ.
    2. Chép lại dòng:{{/tên bài được đề cử}}, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên, "tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử.
    3. Để đảm bảo chất lượng bài viết tốt, mỗi thành viên không được đề cử quá 2 bài trong cùng một tháng (dương lịch).[1]
  • Nhằm thu hút mọi người tham gia và cho ý kiến, bạn có thể đến trang thảo luận của các thành viên và gửi thư mời bằng đoạn mã {{thế:Thư mời tham gia biểu quyết bài viết tốt|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:TMTGBQBVT|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:ctcb}} (viết tắt của Chúng tôi cần bạn, thư mời chung cho mọi biểu quyết thuộc không gian nội dung chất lượng).
Quy trình nhận xét
Các hình thức nhận xét
Ý nghĩa
 Đồng ý {{OK}} Đồng ý
 Chưa đồng ý {{OK?}} Bài viết còn vấn đề
 Ý kiến {{YK}} Bình luận, ý kiến
Xin hãy đọc bài viết được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
  • Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
    • Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[2]
    • Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 100 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[2] Không tính các sửa đổi ở không gian tên Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện, bạn được phép cho ý kiến.
  • Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề bài viết (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
  • Nếu bạn nhận thấy bài viết đủ điều kiện làm bài viết tốt, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã  *{{Đồng ý}} kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào bài viết, hãy nói rõ điều đó.
  • Nếu bạn thấy bài viết vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn bài viết tốt, hãy viết mã  *{{Chưa đồng ý}} và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng bài viết chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu bài viết đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi <del>...</del>. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành *{{Đồng ý}} hoặc *{{Ý kiến}}.
  • Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng *{{Ý kiến}}.
  • Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[3]
Kết luận
  • Một bài để được gắn sao Bài viết tốt thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
  1. Có ít nhất 3 phiếu "Đồng ý" hợp lệ.
  2. Giải quyết hết những điểm "Chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
  3. Thời gian ứng cử đúng 30 ngày mới được gắn sao bài viết tốt.[4] (Đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[5]
  • Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu "Chưa đồng ý" (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
  • Các "Ý kiến" không có giá trị trong việc kết luận.
  • Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[6] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
  • Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng bài viết đủ điều kiện để trở thành BVT, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
    1. Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
    2. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử thành công.
    3. Thêm bản mẫu {{Sao bài viết tốt}} vào bài viết. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Sao bài viết tốt để biết cách điền các tham số.
    4. Xóa bản mẫu {{UCVBVT}} và thêm {{Bài viết tốt}} vào trang thảo luận của bài.
    5. Cập nhật thông tin tại danh sách bài viết tốt, cổng thông tin nội dung tốtdanh sách bài viết tốt chưa lên Trang Chính.
    6. Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "bài viết tốt" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng bài viết tốt sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
    7. Thông báo cho thành viên tham gia viết bài bằng cách chèn bản mẫu {{thế:WPBVT|Tên bài}} vào trang thảo luận của họ.
  • Nếu các thành viên thấy bài viết chưa đủ điều kiện để trở thành bài viết tốt, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
    1. Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
    2. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công.
    3. Xóa bản mẫu {{UCVBVT}} và thêm bản mẫu {{UCVBVTTB}} vào trang thảo luận của bài.
Chú thích

Đề cử hiện hành

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhận xét: Hybrid Theory là album nhạc rock gây chấn động ở đầu thế kỷ 21, không những đưa nhóm Linkin Park trở thành những siêu sao nhạc rock toàn cầu, mà còn vô cùng ăn khách và trở thành album đầu tay bán chạy nhất lịch sử nhạc rock, vượt cả siêu phẩm Appetite for Destruction của Guns N' Roses. Album gây sức hút vô cùng mãnh liệt trên khắp thế giới, riêng ở Việt Nam, có thể nói những tín đồ nhạc rock nói chung và fan của Linkin Park nói riêng đều xem Hybrid Theory là album 'gối đầu giường', không thể thiếu trong số các album yêu thích nhất của họ. Ra mắt được gần một phần tư thế kỷ, song sức ảnh hưởng của Hybrid Theory không hề giảm sút, mà còn có dấu hiệu tăng trưởng khi Linkin Park mới tái hoạt động trở lại và phát hành nhạc, với ca sĩ Emily Armstrong được chọn làm người hát chính, kế tục cố ca sĩ Chester Bennington. Bài được tôi dịch lại toàn bộ từ bài GA khoảng nửa năm trở lại đây, song vì nhiều lý do mà bây giờ mới hoàn thành và đề cử. Trong bài số nguồn có lệch đôi chút với bên en vì tôi chủ động bỏ/thay thế các nguồn không đáng tin cậy như Discogs, songfacts, Youtube,... Mời mọi người nhận xét!
  • Người nhận xét:  Jimmy Blues  12:36, ngày 17 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

[sửa | sửa mã nguồn]

Chưa đồng ý

[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng ý

[sửa | sửa mã nguồn]
  1.  Đồng ý Đọc sơ và đọc chi tiết thấy bài viết ok, nên mình bỏ phiếu duyệt. – Mickey Đại Phát (thảo luận) 17:22, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý

[sửa | sửa mã nguồn]
  1.  Ý kiến bài đã lên mục BCB rồi nha. Dịch OK luôn, mình cũng đã sửa bài rồi - Vô ngã (Vô thường) 09:09, ngày 17 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

[sửa | sửa mã nguồn]

Chưa đồng ý

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhận xét: "Đã lỡ yêu em nhiều" là một bài hát của ca sĩ kiêm nhà sản xuất âm nhạc JustaTee, được phát hành vào năm 2017. Bài viết được biên soạn chỉ trong vòng 2 ngày ngắn ngủi, với thời gian còn lại dùng để kiểm tra về mặt trình bày. Nguồn báo chí đáng tin cậy đã được khai thác toàn bộ trong bài, còn các nguồn Facebook và YouTube thì được lấy từ chính chủ có dấu xác nhận Official.
  • Người nhận xét: Squirrel (talk) 10:13, ngày 14 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

[sửa | sửa mã nguồn]

Chưa đồng ý

[sửa | sửa mã nguồn]
  1.  Ý kiến @TheSquirrel1432: Nếu được thì mong bạn upload đoạn sample vài chục giây của bài hát này nhé 😊 Hongkytran (thảo luận) 14:54, ngày 18 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    @Hongkytran: Bài hát này không có nguồn phân tích giai điệu âm thanh thì không cần đưa sample vào. Như các biểu quyết trước, nếu tập tin âm thanh đưa vào mà không minh họa được gì và coi như vi phạm NFCC#8. Dạo gần đây, tôi chứng kiến nhiều file sample âm thanh bên enwiki đã bị biểu quyết xóa vì... chỉ đưa vào cho có. – Squirrel (talk) 15:24, ngày 18 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    Bản thân bài hát này tôi thấy không có gì đặc sắc cho lắm, được cái chill chill lofi nên nhiều người nghe. Thời buổi giờ nếu muốn nghe thì có Zing MP3, YouTube,... free tha hồ nghe, còn lên Wikipedia thì phải tối giản nội dung không tự do cũng như về mặt dung lượng bài. Không cần thiết thì bỏ luôn. – Squirrel (talk) 15:27, ngày 18 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

[sửa | sửa mã nguồn]

Chưa đồng ý

[sửa | sửa mã nguồn]
  1.  Ý kiến Tôi cũng rất bất ngờ vì bài viết khi tôi mới nâng cấp, đã được dịch sang bản tiếng Anh được cộng đồng bên ấy đánh giá là bài viết tốt. Vốn tự viết và biên tập bài ở một Wikipedia đã khó, dịch sang ngôn ngữ khác cũng khó tương tự. Không có nhiều trường hợp bài dịch từ Wikipedia tiếng Việt sang tiếng Anh trở thành bài viết tốt, ví dụ gần nhất có Bão Cecil (1985) là FA ở tiếng Việt, sau này khi được lược dịch bên Wikipedia tiếng Anh đã trở thành BVT. Bản thân tôi thấy bài cũng khá ổn ở thời điểm hiện tại rồi. –MessiM10 16:26, ngày 18 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến @GDAE: Chà, bài viết qua n kiếp đã lên được GA. Dang (thảo luận) 02:35, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    @PlantaestGDAE: Vèo cái nhanh phết hai bác nhỉ. Mà bài bên en có sau, dịch nhiều phần từ vi lại còn lên GA trước vi thế nó mới bất ngờ chứ. Fact: người đề cử bài này chính là người đã dịch bài này từ vi sang en. – MessiM10 03:58, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    @Plantaest chủ đề hot, nhiều thông tin cộng với gặp người viết có tâm. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 08:27, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    @GDAE: Bạn cũng góp phần lớn, nếu bài có sao thì coi như là bài collab giữa bạn với CVQT. Dang (thảo luận) 08:52, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    @Plantaest: Ấy, cả Plantaest nữa. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao mà, Plantaest lại khiêm tốn quá :D – MessiM10 08:56, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    @CVQT: Tôi góp đâu đó 9k byte đầu, là số lẻ so với hiện tại. Nếu tính theo % thì CVQT góp tầm 55%, GDAE 40%, còn lại bao gồm tôi thì tầm 5%. Vì vậy tác giả chính bài này nên là CVQT với GDAE. Căn bản là tôi cũng không có khiếu viết bài, lần đó tạo cho có rồi nhờ GDAE giúp. Dang (thảo luận) 09:01, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    @Plantaest: Ôi, không việc gì phải nói thế :D đóng góp 1 byte thì vẫn là đóng góp mà, miễn là nó có ích cho cộng đồng. Vậy nếu bài có sao thì Plantaest cũng là tác giả chính cùng 2 người kia, vẫn ghi nhận bình thường mà 😊 – MessiM10 09:06, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    Bên đó tôi thấy các thành viên đã lược bớt mấy thông tin râu ria (hay còn gọi là viết "tràng giang đại hải") không cần thiết trước khi đem đi review. Wikipedia giờ có thêm tiêu chuẩn về dung lượng bài viết rồi. Tuy nhiên, tôi rà lại thì nhiều nguồn bị thiếu tên tác giả như đã nêu phía dưới. – Squirrel (talk) 11:57, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến Về phần nguồn:
    Một số nguồn bị thiếu tác giả, sai tác giả: 16, 18, 66, 81, 84, 106, 108, 116, 121, 128, 129, 139, 194, 202, 211, 213, 216, 217, 218, 219, 220, 221, 222, 223, 250.
    Thiếu ngày đăng báo, ngày truy cập: 11, 12, 19, 23, 32, 33, 47, 53, 79, 91, 99, 170, 242.
    Lỗi Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả. Nếu nguồn có nhiều tác giả thì cần phải điền vào trường tác giả 1, tác giả 2, tác giả 3,... (mỗi chỗ là một cái tên). Không liệt kê nhiều tác giả theo dấu nối và dấu phẩy trong một trường tác giả duy nhất. Ngoài ra, tên tác giả người Việt phải dùng trường tác giả, không dùng họ tên dành cho người phương Tây. Các nguồn cần sửa: 22, 26, 27, 28, 34, 39, 50, 51, 61 (dư dấu phẩy), 72, 90, 137, 143, 152, 166, 169,.
    Cần thống nhất lại toàn bộ tên nguồn: một là viết toàn bộ là Dân Trí, hai là Báo Dân Trí, hoặc ba là Báo điện tử Dân Trí, không có vừa tên này tên kia. Tốt nhất là ghi tên nguồn bỏ hết chữ "báo" và "báo điện tử" cho đồng bộ. Sửa các nguồn báo khác tương tự như vậy.
    Viết sai tên báo: 45, 187, 194.
    Squirrel (talk) 08:28, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    Thắc mắc nhẹ là bạn có dùng tool gì để kiểm tra không, hay là đọc từng ref? Nếu đọc từng cái thì công nhận nể @@ Dang (thảo luận) 08:47, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    @Plantaest: Rà theo kiểu thủ công kết hợp Ctrl + F thôi. Ví dụ kiểm tra nguồn website có đầy đủ ngày truy cập hay chưa thì Ctrl + F cụm . Truy cập. Sau đó nhìn list nguồn: các nguồn nghi ngờ thiếu tác giả thì sẽ có dạng "Tiêu đề nào đó". ''Thanh Niên''. ngày 1 tháng 1 năm 2025. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2025. Thiếu ngày đăng thì kiểu Tác giả nào đó. "Tiêu đề nào đó". ''Thanh Niên''. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2025.. Click vào link những nguồn này kiểm tra xem có tác giả, ngày đăng không rồi sửa lại. Mấy lỗi CS1 thì cài hiển thị như trang common.css của tôi. Squirrel (talk) 09:51, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    Tôi cũng sắp có dự án liên quan chỗ chú thích này, chắc sẽ tham khảo kỹ mấy ý kiến kiểu này. Dang (thảo luận) 08:50, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    Tôi biết bên enwiki có một con bot tự động sửa tham số tên ấn phẩm dựa trên url, doi, rồi định dạng ngày tháng theo quy ước. Ví dụ: {{Cite web |last=Sheffield |first=Rob |date=2024-04-25 |title=All 274 of Taylor Swift’s Songs, Ranked |url=https://www.rollingstone.com/music/music-lists/taylor-swift-songs-ranked-rob-sheffield-201800/ |website=rollingstone.com |access-date=2025-01-19}} thành {{Cite magazine |last=Sheffield |first=Rob |date=April 25, 2024 |title=All 274 of Taylor Swift’s Songs, Ranked |url=https://www.rollingstone.com/music/music-lists/taylor-swift-songs-ranked-rob-sheffield-201800/ |magazine=Rolling Stone |access-date=January 19, 2025}}. Trong đó tham số ngày với ngày truy cập được định dạng theo bản mẫu {{Use mdy dates}} hoặc {{Use dmy dates}} bên đó tùy theo xuất xứ của chủ thể là ở Mỹ hay ở quốc gia khác. Enwiki còn quy định các url thì dùng bản mẫu nào, tên ấn phẩm là gì theo một sự thống nhất và có con bot sửa tự động dựa trên url nhận diện trong bản mẫu nguồn. Nếu chỉ đưa URL, doi mà không cung cấp tên ấn phẩm, ngôn ngữ (khác với tiếng Anh), ngày truy cập,... thì bot tự động nhận diện url, doi đó nhận diện ngày biên tập viên đưa nguồn vào bài và tự động thêm vào cho luôn. Còn bot nhận diện tên tác giả, ngày up bài thì tôi không rõ (mấy cái này tôi nghĩ chỉ còn cách rà thủ công thôi). Squirrel (talk) 09:51, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    @TheSquirrel1432: Thanks. Ý tưởng của tôi cũng gần giống Citation bot. Tuy nhiên, nó chỉ dành cho việc định dạng các nguồn tiếng Việt, vì nhóm nguồn này hiện chưa có bên nào xử lý tốt, trước đây thì có vẻ có Alphama Editor, nhưng mã nguồn đã đóng và cách cấu hình thì phức tạp. Trước mắt, dự án này dừng lại ở việc cải thiện công cụ chú thích trong VisualEditor, để sửa mấy lỗi như "ONLINE, TUOI TRE". Sau ổn thì nó sẽ có nút cho trình sửa mã nguồn, lúc đó có thể điền URL báo tiếng Việt và sinh mã cite template tự động (giống VisualEditor hiện tại). Còn xa hơn thì có thể xét đến bot. Tầm tháng 2 ăn Tết xong tôi sẽ thông báo, nếu có ý tưởng gì nữa thì bạn có thể góp ý sớm. Dang (thảo luận) 10:03, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    @Plantaest: Tôi nghĩ là nên tắt luôn tự động nhận diện tham số cho công cụ chú thích trong VisualEditor. Thay vào đó, ta tạo một cái form thủ công tối giản đối với các nguồn tiếng Việt như đặt câu hỏi điền tham số quan trọng: Tiêu đề bài báo là gì? Bài báo được viết bởi ai, liệt kê nhiều tác giả theo dấu phẩy (có thể bỏ trống nếu không có)? Bài báo đăng ngày nào? Địa chỉ URL là gì? Nhập URL xong sẽ tự động nhận diện và điền tên báo hộ luôn. Ngày truy cập thì có thể không cần hỏi, tự động điền vào là hôm nay. Như vậy sẽ dễ dàng hơn vì chú thích nguồn chỉ cần những tham số căn bản đó thôi. Sau đó ta chạy bot xóa hết mấy cụm kiểu |họ=ONLINE|tên=TUOI TRE hay |họ=VnExpress trong mã nguồn đi hoặc sửa lại |website=thanhnien.vn thành |website=Thanh Niên đại loại vậy. – Squirrel (talk) 10:24, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    @TheSquirrel1432: À, cái bạn nói hiện có rồi, gần giống, là bấm Chú thích > Tab Thủ công, người dùng tự điền. Cái tôi cải thiện là cái tab Tự động bên cạnh, nó hay được người mới dùng, dẫn đến mấy lỗi tào lao như chú thích bài Mr. Siro. Điền URL là có thể fill được hết các trường bạn nói, vì tôi xử lý mã cho từng trang web một, công cụ có khả năng gọi đến website để lấy thông tin. Tuy tốn công hơn nhưng số lượng nguồn tiếng Việt không quá nhiều nên cũng thoải mái. Cái bạn nói mà tôi thấy đáng chú ý là việc phân loại cite template cho từng nguồn, thay vì toàn cite web, cũng như chuẩn hóa tên publisher; chỗ này chắc phải nhờ cộng đồng hỗ trợ. Dang (thảo luận) 10:35, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    Chạy bot sửa đuổi theo là tác động phần ngọn, còn lần này thì tôi "chơi lớn", sửa từ gốc. Dang (thảo luận) 10:40, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    À do tôi hầu như chẳng bao giờ đụng đến nên quên luôn sự tồn tại của công cụ chú thích thủ công đó. Về việc phân loại bản mẫu chú thích thì tôi tích góp kinh nghiệm bên enwiki kiểu như xác định thủ công nguồn mang danh tạp chí như Billboard, Rolling Stone thì dùng {{Chú thích tạp chí}}, nguồn mang danh báo chí như The New York Times thì dùng {{Chú thích báo}}, sách ISBN thì dùng {{Chú thích sách}}, bài học thuật doi thì dùng {{Chú thích tập san học thuật}},... các thể loại nguồn online khác thì {{Chú thích web}}. – Squirrel (talk) 11:26, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
  4.  Ý kiến Thắc mắc là sao bài này có 2 infobox, còn bên en đang 1 infobox, liệu có gộp chung được? Nếu gộp được thì khuyến khích gộp, tiện cho các vấn đề bảo trì bản mẫu về sau. Dang (thảo luận) 19:07, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    @Plantaest: À vấn đề là bản mẫu đó bên en có, nhưng bên vi chúng ta chưa tạo bản mẫu đó. Các thanh của bản mẫu bên en đang dùng chưa được tạo tại Wikipedia tiếng Việt. Thành thử ra liệu cơm gắp mắm dùng bản mẫu mình tạo chừng 10 năm trước. Vì mình lâu rồi không tạo bản mẫu và cũng không rành lắm về các tham số/module/code, nên cũng hy vọng có thành viên nào thông thạo hơn về mặt kỹ thuật có thể ghép 2 cái vào 1. – MessiM10 04:24, ngày 20 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    Mình có thể gộp 2 bản mẫu vào 1 nếu cần, nhưng vì đây là bài về tác động ở Việt Nam, bạn nghĩ thế nào về việc để sức gió ở infobox là sức gió khi đổ bộ Việt Nam chứ không phải sức gió cực đại (các bài tác động bên en cũng làm vậy) – Wolf20482 (thảo luận) 11:14, ngày 20 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    Wolf20482 Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt không phải là Wikipedia Việt Nam. Nên để sức gió cực đại. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:18, ngày 21 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Nếu chủ thể là bão đơn thuần thì yêu cầu bắt buộc phải để sức gió mạnh nhất của bão. Còn chủ đề của bài viết này là "Tác động của bão tại một nước cụ thể" (ở đây là Việt Nam), thì để sức gió khi đổ bộ vào nước đó là phù hợp. Tương tự với các trường hợp tại Wikipedia tiếng Anh là en:Effects of Hurricane Wilma in Florida, en:Effects of Typhoon Bopha in the Caroline Islands,... họ cũng không để cường độ mạnh nhất của bão trong toàn bộ vòng đời của nó (cấp 5 theo Thang bão Saffir-Simpson) mà chỉ xác định theo cường độ của bão khi đổ bộ vào quốc gia đó. Nhưng lưu ý, do Wikipedia tiếng Việt không phải Wikipedia Việt Nam nên phải có số liệu trong infobox là Nhật Bản (cơ quan khí tượng chuyên ngành của khu vực) cho rằng nó đổ bộ với cường độ nào, Mỹ cho nó đổ bộ với cường độ nào (đồng thời cần có nguồn tham khảo) và cuối cùng mới là số liệu của Việt Nam, chứ không phải "chỉ lấy mỗi số liệu của Việt Nam để đánh giá" (vì không thể hiện quan điểm toàn cầu). Cái này người đề cử bài khi bạn ấy dịch sang Wikipedia tiếng Anh đã làm tốt và được bên đó phong sao lên GA chỉ sau chừng 1 tuần đề cử. Bên mình thì tiếc là chưa có hệ thống bản mẫu infobox về sự kiện thời tiết như bên họ, nên lúc viết bài mình cũng phải liệu cơm gắp mắm, lựa bản mẫu như hiện tại (là số liệu để cường độ mạnh nhất). Thành ra mới mong người nào đó thạo việc code cho các bản mẫu có thể làm tốt hơn. – MessiM10 03:24, ngày 21 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    @Wolf20482: Nếu chủ thể là về Việt Nam thì để sức gió khi đổ bộ vào Việt Nam cũng được, lưu ý dẫn nguồn và đảm bảo trung lập, bố cục bài. Tôi không thật rành về mặt kỹ thuật với module/code các thứ nên các bạn thạo hơn thì có thể sửa. Có vấn đề gì khó về mặt này bạn có thể liên hệ BQV Plantaest phía trên để có sự hỗ trợ tốt hơn. –MessiM10 12:43, ngày 20 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
  • Nhận xét: Mộngmeeđĩa mở rộng đầu tiên của nữ ca sĩ người Việt Nam Amee thuộc thể loại nhạc pop Việt Nam, điện tử, R&Bhip hop. Đây là một bài do tôi tự viết hoàn toàn, khởi công từ lúc EP rục rịch ra mắt và hoàn tất từ lâu (chỉ đợi thông tin giải thưởng). Sau một thời gian theo dõi thì bài viết đã ổn định phần nào để ứng cử BVT, có thể Amee sẽ tiếp tục ra mắt thêm đĩa đơn cho EP này? Ghi chú: Các nguồn Facebook, YouTube trong bài đều sử dụng từ trang chính thức của Amee và Hãng đĩa thời đại (label phụ trách in CD cho EP), do không tìm được nguồn thứ cấp tốt hơn để thay thế.
  • Người nhận xét: Squirrel (talk) 09:04, ngày 1 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

[sửa | sửa mã nguồn]

Chưa đồng ý

[sửa | sửa mã nguồn]
  1.  Ý kiến @TheSquirrel1432: Trước tiên mình xin chúc bạn một năm mới bình an, hạnh phúc và dồi dào sức khỏe để hoàn thành những dự định sắp tới của bản thân một cách suôn sẻ 😊😊 Phần ghi chú đầu tiên Được quảng bá là một mini album theo mình thì hơi thừa bởi ngay từ chính định nghĩa ban đầu của nó cũng đã ghi rõ Extended play viết tắt là EP (hay còn gọi là mini album, đĩa mở rộng). Mình nghĩ bạn nên lược bỏ note này 🫡🫡 Hongkytran (thảo luận) 10:46, ngày 1 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    @Hongkytran: Cảm ơn bạn và đã chỉnh sửa, hy vọng bạn góp ý tiếp. – Squirrel (talk) 11:11, ngày 1 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến @TheSquirrel1432: Hổng biết bạn có thể upload sample vài chục giây của bài nhạc tiêu biểu và độc đáo nhất từ EP này được không nhỉ, tương tự như "Bettie" trong EP Gagged của Violet Chachki á 😊😊 Hongkytran (thảo luận) 11:02, ngày 20 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    @Hongkytran: Tôi thấy không cần thiết cho album này luôn, đã vậy còn là âm thanh từ bài hát nữa. Xem ví dụ một biểu quyết xóa tập tin. – Squirrel (talk) 11:10, ngày 20 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    Nói chung là bạn hãy dừng góp ý thêm sample cho mấy bài âm nhạc đi. Thời 2025 rồi, và chẳng ai cần nghe âm thanh bị cắt xén giảm chất lượng trên Wikipedia nữa đâu. – Squirrel (talk) 11:12, ngày 20 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
@TheSquirrel1432: Ok mình hiểu rồi 😊 Tại mình hơi bị OCD về vấn đề thêm sample vào bài! Sau này mình sẽ hạn chế đề cập tới việc này! Hongkytran (thảo luận) 12:18, ngày 20 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
Hongkytran Thời đại 4.0 rồi bạn. Ai muốn nghe sample thì google phát hay lên Youtube là nghe được ngay. Lên Wikipedia để đọc thông tin chứ đâu phải nghe sample? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:26, ngày 21 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]

Đề cử đã qua

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
6 cách để giao tiếp cho người hướng nội
6 cách để giao tiếp cho người hướng nội
Dù quan điểm của bạn có dị đến đâu, khác biệt thế nào hay bạn nghĩ là nó dở như thế nào, cứ mạnh dạn chia sẻ nó ra. Vì chắc chắn mọi người xung quanh cũng sẽ muốn nghe quan điểm của bạn
Cảm nhận sách: lối sống tối giản thời công nghệ số - Cal Newport
Cảm nhận sách: lối sống tối giản thời công nghệ số - Cal Newport
Cuốn sách “lối sống tối giản thời công nghệ số” là một tập hợp những quan điểm, suy tư của Cal Newport về cách sử dụng công nghệ ngày nay
Giới thiệu nhân vật Luka trong Honkai: Star Rail
Giới thiệu nhân vật Luka trong Honkai: Star Rail
Luka được mô tả là một chàng trai đầy nhiệt huyết, cùng trang phục và mái tóc đỏ, 1 bên là cánh tay máy
[Review] Socrates thân yêu – Cửu Nguyệt Hy
[Review] Socrates thân yêu – Cửu Nguyệt Hy
Thực sự sau khi đọc xong truyện này, mình chỉ muốn nam chính chết đi. Nếu ảnh chết đi, cái kết sẽ đẹp hơn biết mấy