Thảo luận Thành viên:DHN-bot

Hoan nghênh

[sửa mã nguồn]

Welcome DHN-bot, I assume you're the loyal servant of DHN? – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 08:56, ngày 12 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Yes sir! DHN-bot 09:04, ngày 12 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Dùng để fix lỗi interwiki hay còn làm gì khác? Vietbio 09:27, ngày 12 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Bây giờ chỉ fix interwiki, còn sau này tính sau. Tôi tính sửa một số lỗi chính tả thường gặp. Nguyễn Hữu Dng 09:29, ngày 12 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Sửa chính tả là ý hay đó, cả trang thảo luận luôn nhé, kẻo sau này google chữ sai chính tả thấy vi.wikipedia ở hàng đầu ;). --Á Lý Sa| 09:37, ngày 12 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Vậy anh định "thủ tiêu" luôn các lối dùng chữ lóng trong thảo luận hay sao đây ? :-> Trước tiên thì phải cấm anh dùng các kiểu "chơi chữ" và viết không được đùa ...dai. LĐ
Haha, OK, mỗi người một tật vậy. Nhưng mà sai chính tả thì ảnh hưởng đến quảng đại quần chúng, còn chơi chữ, đùa dai thì thường ảnh huỏng chỉ vài người thôi :D. --Á Lý Sa| 15:02, ngày 12 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Cái EVTRAN dùng được không? - Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:33, ngày 12 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Đã thử download EVTRAN, bị freeze khi log in. Nguyễn Hữu Dng 09:35, ngày 12 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chuyển mã interwiki từ ISO-8859-1 sang UTF-8

[sửa mã nguồn]

Nếu có tính năng chuyển các interwiki từ ISO-8859-1 sang UTF-8 thì phần interwiki trông đẹp hơn :).--Á Lý Sa| 16:28, ngày 12 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

I'm working on it. Nguyễn Hữu Dng 20:57, ngày 12 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Những liên kết liên wiki không bao giờ có ISO-8859-1 đâu, nó chỉ dùng mã HTML để chỉ đến ký tự Unicode thôi. Ở đây chỉ dùng ISO-8859-1 mới khi bắt đầu dự án vào cuối năm 2003. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 22:00, ngày 12 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đăng ký robot

[sửa mã nguồn]

Tại robot này làm nhiều sửa đổi mỗi lần chạy, xin bạn đăng ký robot ở Meta, để cho trang Thay đổi gần đây không bị chật chội với một loạt sửa đổi y trang nhau của bạn. Bạn nên chú thích là cộng đồng Wikipedia tiếng Việt thuận robot này. :^) – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 22:05, ngày 12 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi rất đồng ý với đề nghị bên trên. Mekong Bluesman 22:22, ngày 12 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi thử làm theo en:Wikipedia:Administrators#Hiding vandalism from recent changes mà không ép phê. --Á Lý Sa| 03:21, ngày 13 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
"...không ép phê"??? Tôi không hiểu! Mekong Bluesman 16:24, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
ép phê không phải épphê mà là effet ;) Nguyễn Thanh Quang 16:29, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
phê cũng do effet mà ra? - Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:33, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cám ơn Nguyễn Thanh Quang và Trần Thế Trung. không ép phê = không hiệu quả? Correct? Mekong Bluesman 16:37, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Xin nói thêm phê ngoài nghĩa criticizecomment thì tìm từ điển tiếng Việt cũng không ra nghĩa tiếng lóng của nó. Đây là từ lóng có hai nghĩa:
  1. sướng, đồng nghĩa với đã (tiếng lóng phía Nam) (vd. "các em dùng thuốc lắc xong kêu phê quá/ đã quá..."
  2. mệt, (vd. làm việc phê quá...)
Như vậy không ép phê (gốc từ tiếng Pháp effet) đúng là không tác dụng/ hiệu quả...
Nguyễn Thanh Quang 16:43, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Như giải thích bên trên của Nguyễn Thanh Quang thì phê là tiếng lóng của đã, một từ mà ngay nó cũng là tiếng lóng. Mon Dieu!!! Mekong Bluesman 16:57, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Ý tôi nói là phêđã đều là từ đồng nghĩa và là từ lóng, chẳng cái nào là lóng của cái nào :) Nguyễn Thanh Quang 17:06, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Đã chưa hẳn là từ lóng đâu. Theo từ điển tiếng Việt [1], một nghĩa cũ của từ này là: 2 Hết cảm giác khó chịu, do nhu cầu sinh lí hoặc tâm lí nào đó đã được thoả mãn đến mức đầy đủ. Gãi đã ngứa. Đã khát. Ăn chưa đã thèm. Ngủ thêm cho đã mắt. Đã giận. Nguyễn Hữu Dng 17:18, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Thế thì nó không phải là từ lóng :) Mà nghĩa thứ hai là trong trường hợp ghép với một tính từ, còn nói một mình như trong đã quá, đã thật thì sao? Nguyễn Thanh Quang 17:22, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Trang cá nhân

[sửa mã nguồn]

Xin bạn tạo ra trang cá nhân của robot này, bạn có thể liệt kê những việc nó làm nhiều nhắt, như là việc "Unicode hóa" những liên kết liên wiki, để cho mình biết những việc không cần làm bằng tay nữa. :^) – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 20:12, ngày 14 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cám ơn bạn! Nhưng tại sao bạn muốn sửa "Đệ nhị thế chiến" thành "Thế chiến thứ hai", đang khi bài đó vẫn nằm dưới tên "Đệ nhị thế chiến"? – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 05:34, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Vì "đệ nhị thế chiến" hình như lỗi thời rồi. Sau khi đổi hết thì mới di chuyển đến nơi mới. Nguyễn Hữu Dng 05:40, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Từ đúng nhất ở đây là "Chiến tranh thế giới lần thứ 2". "Đệ nhị" là chữ Hán Việt - nay ít được dùng. "Thế chiến" là chữ viết tắt của "Chiến tranh thế giới"--An Apple of Newton 15:55, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Dùng Google sẽ thấy các kết quả sau đây:
  • "Đệ nhị thế chiến" 15000 hit
  • "Thế chiến thứ hai" 10800 hit
  • "Chiến tranh thế giới lần thứ 2" 2870 hit
  • "Chiến tranh thế giới lần thứ hai" 1360 hit
  • "Chiến tranh thế giới lần thứ nhì" 32 hit
  • "Thế chiến II" 37600 hit
  • "Thế chiến hai" 1460 hit
  • "Thế chiến 2" 1210 hit
Do đó, đừng nên sửa.
Mekong Bluesman 16:18, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
"Thế chiến 2" [2] có trên 1 triệu hit(search string sai). Hơn nữa, hầu hết các trang dùng "đệ nhị thế chiến" nằm ở ngoài Việt Nam, không đại diện cho số người dùng tiếng Việt được. Nguyễn Hữu Dng 16:23, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ không nên dựa theo hit tìm kiếm trên google. Quan trọng nhất là tiếng Việt chuẩn (hạn chế dùng từ ngoại lai nếu có từ tương tự trong tiếng Việt) và tính rõ ràng. Tất nhiên, ở thời điểm này, một số từ được dùng nhiều hơn nhưng sau này như thế nào. Tôi chỉ muốn mọi người dùng Wiki đều cảm thấy dễ dùng thôi - cả bây giờ và sau này. Còn riêng tôi, thế nào tôi cũng hiểu được.--An Apple of Newton 16:37, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Wikipedia tiếng Việt có thêm một nhà ngôn ngữ prescriptivist nữa! Ngôn ngữ, theo tôi biết, không phải là một thứ mà chúng ta có thể bảo A là "chuẩn" và B là "không chuẩn". Tôi chưa thấy bên Wikipedia English làm một robot để đổi "colour" thành "color". Trong cùng một bài viết thì nên dùng một từ để người đọc không thắc mắc. Nhưng các bài khác nhau có thể dùng các từ tương đương. Đó là lý do tại sao ngôn ngữ nào cũng có các từ đồng nghĩa. Mekong Bluesman 16:44, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Mekong Bluesman dùng từ "đồng nghĩa" ở đây không đúng. Tôi đã viết là "Đệ nhị là chữ Hán Việt còn Thế chiến là chữ viết tắt của Chiến tranh thế giới". Thế chiến không phải là từ đồng nghĩa của Chiến tranh thế giới. Đệ nhị lấy từ tiếng Hán. Mà thôi, chúng ta cứ để như vậy cũng được. Rồi sau này, những người khác làm Wiki nếu thấy không đúng sẽ đổi lại.--An Apple of Newton 17:16, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi đã gọi chúng là từ đồng nghĩa vì lý do sau đây. Mekong Bluesman 18:15, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Việc làm trong tương lai

[sửa mã nguồn]

Đề nghị Việt hóa từ [[Image: thành [[Hình:. Chắc cần phải tính ra một regular expression để Việt hóa từ thumb, left, right, v.v. thành nhỏ, trái, phải, v.v. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 09:41, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đệ nhất thế chiếnThế chiến thứ nhất (dĩ nhiên) – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 07:57, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Google cho các kết quả sau đây:
  • "Đệ nhất thế chiến" 509 hit
  • "Thế chiến thứ nhất" 1980 hit
  • "Thế chiến 1" 453 hit
  • "Thế chiến I" 1040 hit
Do đó "Thế chiến thứ nhất" không phải là đã hoàn toàn áp đảo (overwhelm) để chúng ta phải đổi.
Mekong Bluesman 16:22, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Chỉ nên làm tên của hai chiến tranh phù hợp với nhau thôi. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 23:38, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi hoàn toàn đồng ý với sự thay đổi đó để có tính chất nhất quán. Mekong Bluesman 19:10, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Danh sách lỗi chính tả thường gặp

[sửa mã nguồn]
Lỗi Đúng Ghi chú
hổ trợ hỗ trợ -- Mekong Bluesman 10:59, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
bổ xung bổ sung --Á Lý Sa 11:10, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
  • "Chúng tôi cho thêm một loại kem rất bổ xung quanh nhân của bánh",
  • "Chúng tôi thực hiện tu bổ xung quanh hàng rào của ngôi chùa" ,
  • "Việc thay động cơ giúp tu bổ xung lực cho máy khoan"

193.52.24.125 14:47, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

"( " và " )" "(" và ")" vì không có khoảng trắng bên cạnh các dấu đóng và mở ngoặc -- Mekong Bluesman 11:05, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
" :", " ." và " ," ":", "." và "," vì không có khoảng trắng bên cạnh dấu hai chấm, chấm và phẩy -- Mekong Bluesman 11:05, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Nhiều khi dấu hai chấm dùng để bắt đầu phần định nghĩa của tiêu mục định nghĩa, trong trường hợp đó, nên giữ khoảng trắng hai bên. Có lẽ cần regular expression đầy đủ trước khi làm việc này, tại vì một số ngôn ngữ lập trình có thể bắt phải giữ khoảng trắng bên cạnh dấu chấm. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 08:01, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
":]]" "]]:" [[tiếng Anh]]: mới đúng -- Mekong Bluesman 11:05, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

commons: mới đúng. 193.52.24.125 14:47, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

"WEB" "Web" Thường do Làng Đậu viết. Đây chưa có bài về WEB DuBois, cho nên không thể bị lẫn lộn với sử dụng đúng. Đừng thay trong thẻ hình hay phần mã nguồn. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 09:40, ngày 31 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Cẩn thận vì có WEB. --Á Lý Sa (thảo luận) 11:53, ngày 31 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
"WikiPedia" "Wikipedia" Chỉ làm việc này trong tên miền không gian chính; trang Wikipedia:Liên kết liên wiki có thể sử dụng đúng. Hơi embarrassing nếu chúng tôi viết tên dự án sai! – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 09:40, ngày 31 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
sát nhập sáp nhập --Nguyễn Việt Long 15:23, ngày 01 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
2 từ này cùng nghĩa - có thể để cả 2 - tôi vừa tham khảo ở cuốn Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam.--An Apple of Newton 15:36, ngày 01 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lôi mấy ông biên soạn TĐ Tiếng Việt ấy ra cho 30 hèo! Không bao giờ có chữ sát nhập! Và nếu mấy ông ấy nói có, xin chiết tự giúp là chữ sát nào theo mặt chữ Hán. Sáp nhập là từ Hán-Việt, viết 插入 = gom vào làm một.--Baodo 18:27, ngày 01 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
xem Thảo luận Thành viên:Mekong Bluesman#Từ điển tiếng Việt về 2 từ này.--An Apple of Newton 02:25, ngày 02 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Czesk Séc - Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:25, ngày 02 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thành viên:193.52.24.125 đã đưa ra các thí dụ rất hay, có người nào có ý kiến không? Mekong Bluesman 15:02, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Các thí dụ đó để dành chơi chữ là chủ yếu :D. Tần số xuất hiện của chúng kém xa tần số xuất hiện của lỗi, cho nên đánh đổi cũng đáng giá. --Á Lý Sa (thảo luận) 02:35, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Baodo viết bên trên "Lôi mấy ông biên soạn TĐ Tiếng Việt ấy ra..." làm tôi rất nghi ngờ các từ điển tiếng Việt trên Web tôi vẫn dùng! Với tiếng Anh tôi có thể dùng OED và tin chắc là tôi sẽ chết trước khi tôi dùng một từ sai trong đó; với tiếng Pháp thì Petit Larousse. Tiếng Việt của tôi đã không tốt, tôi lại nghi ngờ từ điển tôi dùng, thì tôi phải làm gì bây giờ?! Mekong Bluesman 19:21, ngày 01 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi sẽ trả lời ở trang nhà của ông, nếu không trang này dài vô tận.--Baodo 19:33, ngày 01 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đổi tên các thể loại chuyển hướng sang thể loại được dùng chính

[sửa mã nguồn]

Như chuyển Thể loại:Y học thành Thể loại:Y khoa trong bài viết. --Á Lý Sa (thảo luận) 02:16, ngày 20 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Xin cho biết tên một số thể loại bị chuyển hướng. Nguyễn Hữu Dng 08:52, ngày 20 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Địa lý -> Địa lý học ; Vật lý -> Vật lý học .- Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:25, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Đồ uống chứa cồn -> Đồ uống có chứa cồn (hoặc ngược lại). 193.52.24.125 15:28, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Bỏ bớt Thể loại lớn

[sửa mã nguồn]

Không biết việc này có làm được không, nhưng vẫn đề nghị: bài nào b thuộc thể loại X, Y và Z, mà X nằm trong Y, Y nằm trong Z, thì xóa b khỏi thể loại Z. Tôi đang dọn dẹp thể loại người Việt, Hóa học và Khoa đo lường thấy mất thời gian, nên nghĩ bot có thể làm thay. Hiện mới đề nghị xóa Z cho an toàn, vì xóa Y thì đôi khi chưa chắc lắm. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:39, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý với đề nghị bên trên ... nhưng ... (il y a toujours un "but") có các đặc biệt. Trong thể loại Ngôn ngữ, tôi đã phân chia ra các tiểu thể loại (các nhóm ngôn ngữ, các hệ ngôn ngữ...), nhưng có các bài cho các tiếng thông dụng như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hán, tiếng Việt... tôi vẫn để thêm vào thể loại lớn Ngôn ngữ. Mekong Bluesman 16:53, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Chỉ thêm một ý là khi tìm thể loại lớn hơn, phải lần lên trên cùng (top), rồi xóa từ top xuống đến Z (hoặc Y). Mekong Bluesman có thể cho biết lý do vẫn để bài ở thể loại lớn được không? Hiện nay tôi mới thấy có một "rule" cho việc này: áp dụng cho các bài trùng tên với tên thể loại (ví dụ Vật lý học trùng tên với thể loại Vật lý học, và do đó, nó vừa nằm trong thể loại Vật lý học, vừa trong thể loại lớn bao trùm trực tiếp thể loại Vật lý học)- Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:57, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Cái tôi viết bên trên, tôi muốn nói rõ, không phải là một rule. Nó nên được xem như trường hợp đặc biệt (và do đó có thể phải được xếp bằng tay - manually - sau khi được xếp bằng robot). Tôi đã xếp các tiếng thông dụng vào thể loại lớn Ngôn ngữ vì tính thông dụng của chúng (một người có thể tìm chúng trong thể loại lớn này mà không cần phải đi vào các sub-tree hay sub-sub-...-tree). Dĩ nhiên tôi sẽ không xếp tiếng Basque vào thể loại lớn Ngôn ngữ. Mekong Bluesman 17:16, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chúng ta có thể vào những bài ngôn ngữ phổ biến đằng sau robot rồi bỏ nó vào Thể loại:Ngôn ngữ lần nữa – chẳng có nhiều ngôn ngữ phổ biến cần lầm vậy đâu. Nhưng có điều "circular reference": một vài thể loại nằm trong nhau [3], cho nên chúng ta cần giải quyết những vấn đề này trước làm robot phải bị lẫn lộn. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 23:35, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Pipe-trick

[sửa mã nguồn]

Đề nghị tìm kiếm các trang nằm trong thể loại cùng tên. Sử dụng "pipe-trick" để làm trang thể loại liệt kê bài đó vào đầu danh sách bài. Thí dụ bài Wikipedia nên có một dòng [[Thể loại:Wikipedia| ]] chứ không phải [[Thể loại:Wikipedia]] như thường. Ngoài ra, đề nghị bỏ dòng này vào đầu danh sách thể loại. Trong trường hợp bài Wikipedia, dòng [[Thể loại:Wikipedia| ]] sẽ đằng trước dòng [[Thể loại:Bách khoa toàn thư]] – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 03:31, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

All right, I'll work on it. Nguyễn Hữu Dng 04:34, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Ngoài ra, đề nghị đổi các dòng như [[Thể loại:Wikipedia|*]] thành [[Thể loại:Wikipedia| ]]. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 19:34, ngày 29 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tên tiêu bản

[sửa mã nguồn]

Ngoài ra, đề nghị giải quyết những tiêu bản đã đổi tên: vào các trang bao gồm tiêu bản, và kiểm tra nếu dùng tên hiện thời cho các tiêu bản. Việc này chắc khó hơn những việc khác, nhưng Python là ngôn ngữ mạnh lắm. :^) – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 08:52, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Các mục từ ngày tháng

[sửa mã nguồn]

Đề nghị Dụng cho con bot viết các bài có cấu trúc giống nhau như năm [[xxxx]], chẳng hạn từ [[1000]] TCN đến [[3000]], cũng như các bài [[xx tháng yy]] (đỡ mất công Minh cày cuốc ;) Đảm bảo chắc chắn Wikipedia tiếng Việt sẽ có một sự phát triển vượt bậc và MediaWiki sẽ phải sắm thêm server :) Nguyễn Thanh Quang 14:49, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nội dung của những bài này như thế nào? Nguyễn Hữu Dng 15:10, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Lấy ví dụ ngày [[xx tháng yy]] có nội dung sau (chẳng hạn 22 tháng 11):
Ngày xx tháng yy là ngày thứ nnn trong mỗi năm thường (thứ nnn+1 trong mỗi năm nhuận). Còn 365-nnn ngày nữa trong năm.
{{Lịch tháng này|ngày=xx|tháng=yy}}
==Sự kiện==
==Người sinh==
==Người chết==
==Ngày lễ và kỷ niệm==
{{Tháng}}
{{Sơ khai}}
[[Thể loại:Tháng yy|* xx]]
en:xx YY--> phần này robot cũng sẽ đi tìm các interwiwki...
Chỉ cần viết dạng template cho những mục từ ngày tháng nào chưa tạo, người đóng góp sẽ điền thêm sau. Tương tự cho năm [[nnnn]].
Nguyễn Thanh Quang 15:23, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Nếu như trên thì không nên, toàn là substub, không có giá trị gì. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:25, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Không có giá trị thông tin nhưng lại có ích cho cộng đồng về mặt thời gian khi phải ngồi gõ những chữ lặp đi lặp lại. Hơn nữa, khi có sườn bài thì người đọc chỉ cần click vào từng tiểu mục để thêm thông tin nếu họ cảm thấy thiếu. Nguyễn Thanh Quang 16:44, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
1000 TCN đến 2005 là <3005 bài mới + các bài ngày tháng là <365 bài mới, tức là <3370 bài mới. Như vậy chắc là phải làm con bot này biết "dịch thuật" với các từ đơn giản rồi. Cần "database" từ vựng, "quy tắc" dịch. Nếu cần thì mở open project để nhiều người cùng tham gia. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:14, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Con bot này chưa cần thông minh đến mức "dịch thuật" đâu, tạm thời chỉ làm những công việc cày cuốc, sau này nếu đủ thông minh thì cho dịch các bài từ tiếng Anh, Pháp, Đức, Trung sang tiếng Việt... chẳng hạn - Nguyễn Thanh Quang 15:34, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cám ơn anh Quang nghĩ đến tôi như vậy, nhưng tôi chỉ copy-paste vào đầu và đuôi của những trang lịch và chỉnh số ngày thôi. Không mệt mỏi đâu! Chỉ có điều dịch những sự kiện v.v. thì tốn thì giờ, nhưng tôi không tin là một robot như DHN-bot có thể dịch cho tôi bây giờ – đáng lẽ phải chờ vài năm đến khi AI phát triển hơn. ;^) – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 18:57, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Con bot ngày tháng sắp hoàn thành. Tôi có thắt mắt là thể loại của ngày tháng, ta nên viết ra hay dùng số: Tháng 4 hay "Tháng tư"? Còn nữa, có nên viết gì sau pipe không? Nguyễn Hữu Dng 06:41, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi đề nghị để kiểu Thể loại:Tháng 4. Bỏ thể loại tháng tư đi.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 11:08, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
OK, nếu mọi người đồng ý thì tôi kêu con robot "gỡ" thể loại này ra lần sau. Nguyễn Hữu Dng 11:13, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Thế tháng 4 thì có thể là tháng 4 dương lịch hay tháng 4 âm lịch, khó phân biệt? Có lẽ chỉ cần để thể loại ngày hay ngày tháng? Nguyễn Thanh Quang 15:12, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chúc mừng mèo máy đã có cờ và xong phần ngày tháng, số bài bây giờ đã gần 4000, bây giờ giúp Nobita làm nốt phần năm nữa là ngon :) Trong tương lai những phần như người sinh, người mất chẳng hạn có thể kiếm thêm bảo bối để lược dịch được không vì chỉ có một số những từ cơ bản ;) (vd. người Mỹ, nhà hóa học, vận động viên, etc.). Nguyễn Thanh Quang 15:12, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Những bài lịch mới tạo ra có một vấn đề: dòng thể loại tháng không xài "pipe-trick" đúng kiểu. Vì những trang thể loại liệt kê bài theo chữ đầu tiên, nên sử dụng dòng như [[Thể loại:Tháng mười một|* 14]] để sửa thứ tự bài trong thể loại. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 23:13, ngày 26 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Dịch đơn giản đối với các bài "danh sách" từ en:Category:Lists

[sửa mã nguồn]

Ý kiến của Quang ở trên khiến tôi nghĩ có thể bắt con bot thực hiện dịch đơn giản, từ những bài có cấu trúc văn học đơn giản. Ví dụ như các bài trong en:Category:Lists. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:24, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Mục năm "nnnn"

[sửa mã nguồn]

Con mèo máy này có thể tiếp tục tạo sườn bài cho các năm [[nnnn]]được ko? Các mục từ này đều nằm trong các bài cần viết nhất. Nguyễn Thanh Quang 18:40, ngày 27 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Robot này có cách nào để tự động viết ra những thông tin vào đoạn đầu tiên của những mục năm bằng tiếng Anh không? Thí dụ như năm theo lịch Trung Quốc, và chữ số Latinh, v.v. Tôi chỉ ngại vì những trang này sẽ thổi phồng lên số bài, nhưng thực sự không có thêm bài đầy đủ. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 20:10, ngày 27 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Hoan nghênh mọi thành viên mới

[sửa mã nguồn]

Tôi không biết tại sao tôi chưa nghĩ đến việc này: đề nghị theo dõi nhật trình mở tài khoản và hoan nghênh những thành viên mới. Nên ký tên của anh, đừng ký tên DHN-bot! – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 20:06, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nên rotate tên của các sysop thay vì chỉ dùng tên của một sysop. Mekong Bluesman 20:12, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Ai mà welcome chả được. Tôi nghĩ việc hoan nghênh bây giờ khá ổn định, chỉ hoan nghênh những thành viên bắt đầu đóng góp. Nếu mà dùng con robot để hoan nghênh tôi coi bộ...impersonal quá. Nguyễn Hữu Dng 20:30, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Mèo máy đóng vai vẹt máy chào khách cũng được đâu có sao? Nếu hoan nghênh những thành viên mới mà chưa đóng góp thì ít nhiều sẽ giúp họ hiểu cách làm việc của Wikipedia, và ở chừng mực nào đó sẽ khuyến khích họ đóng góp. Nguyễn Thanh Quang 15:19, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ và thấy dùng robot để chào thành viên mới có tốt và có xấu. Tốt vì sau khi robot có "cờ" thì các chào mừng này không xuất hiện trên trang "Thay đổi gần đây" và làm đầy trang đó. Xấu vì tính "impersonal" của nó. Do đó tôi đã đề nghị bên trên là dùng robot như một thư ký (secretary) giúp các sysop làm chào mừng bằng cách ký tên của họ. Khi rotate tên của sysop thì lời chào mừng càng bớt tính "impersonal" hơn. Mekong Bluesman 15:36, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi cho rằng để robot welcome là cần thiết. Nếu cái chữ ký quan trọng thì để cho chữ ký đến liên kết đến trang Tin nhắn cho người quản lý là được. Vietbio 16:22, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ ta có thể tự động đưa lời hoan nghênh cho thành viên mới vào MediaWiki:Welcomecreation, khỏi cần con robot phải hoan nghênh, mọi người nghĩ sao? Nguyễn Hữu Dng 07:13, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Perfect! Mekong Bluesman 07:17, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Xin cẩn thận đừng làm thông báo này dài quá, tại vì tôi đoán là phần mềm vẫn tự động chuyển tiếp người dùng khỏi trang đó sau vài giây, giống như thông báo hoan nghênh những người mới đăng nhập lại. Nếu làm dài quá thì người dùng không thể đọc xong được. Nếu bạn muốn, bạn có thể thử mở tài khoản mới tại TestWikipedia. (Bạn sẽ thấy thông báo này.) – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:40, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tuy nhiên, tôi nghĩ là vẫn nên hoan nghênh các thành viên mới bằng tay khi có thì giờ, làm vậy thì người mới có thể xem thông báo "tin nhắn mới" màu vàng lần đầu tiên. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:44, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi đã thử tại test.wiki, không tự động redirect đi đâu cả. Khi họ bắt đầu đóng góp ta vẫn hoan nghênh như thường. Nguyễn Hữu Dng 07:46, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tiêu bản:Prettytable

[sửa mã nguồn]

Đề nghị đổi {{prettytable}} thành class="wikitable"; tôi vừa cập nhật mã nguồn trong MediaWiki:Common.css theo tiếng Anh. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 08:10, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Sao không đổi nội dung của Template:prettytable, không tiện hơn sao? (có thể cần touch) Nguyễn Hữu Dng 08:15, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi đã làm vậy: nội dung hiện là class="wikitable", nhưng làm robot sửa thì sẽ làm các máy phục vụ đỡ phải tự động nhúng tiêu bản vào mỗi khi gặp thẻ đó. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 08:18, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Sửa đổi redirect kép

[sửa mã nguồn]

Không biết đã có bot nào làm việc này chưa nhỉ? Nếu chưa, hoặc dù đã có rồi, DHN-bot có thể làm thêm việc này? --Á Lý Sa (thảo luận) 05:15, ngày 18 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hiện nay DHN-bot có làm việc này mỗi tuần một lần. Lần cuối là tuần trước. Nguyễn Hữu Dng 05:51, ngày 18 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bên trang thành viên chưa thấy chức năng này của DHN-bot. Bác bổ sung thêm để dễ theo dõi. --Á Lý Sa (thảo luận) 13:13, ngày 18 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sorry, vừa xem lại thì thấy có, nhưng nên để vào "Việc làm hiện nay" thì thích hợp hơn. --Á Lý Sa (thảo luận) 13:15, ngày 18 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

°S -> °N -> °B

[sửa mã nguồn]

...,°N -> °B, °W -> T, °S -> °N -> °B. Có nên làm không? Find nta (thảo luận) 14:27, ngày 4 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thứ tự liên kết liên wiki

[sửa mã nguồn]

Robot này cứ đổi thứ tự trong danh sách liên kết liên wiki không đúng, xin bạn thiết lập robot theo m:Interwiki sorting order nhé! Cám ơn bạn. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 19:06, ngày 17 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Thứ tự như thế nào là đúng? Nguyễn Hữu Dng 03:27, ngày 19 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
I suggest to sort by order of alphabet, based on two letter code because:
  • It is much easier for future contributors to add more interwiki links
  • All other methods put "tiếng Việt" under "t" instead of under "v", which it should be.
Mekong Bluesman 07:08, ngày 19 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Since we started this wiki, we've been alphabetizing by first word (the third option listed). I've been thinking about asking if we should switch to the second option, to alphabetize by the most descriptive word in the language's name. That's what the English Wikipedia officially does, though a number of bots have rearranged the links according to ISO code.

Although arranging the links by ISO code (the first option) would be easier for editors, it is very counterintuitive for readers (even more so than the third option): readers not familiar with the ISO codes would not expect Finnish (Suomi) to go under the F's, for example. I like the second option, because it makes it easy for readers to find the language they're looking for. It would also have Vietnamese listed under the V's. Bots, if setup correctly, can handle sorting the interwiki links so that editors won't have to worry about that too much.

Note that if we change the interwiki sorting order, we need to let everyone know, by posting announcements on this wiki, as well as notifying the operators of the various bots that come through this wiki every now and then.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 08:07, ngày 19 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

OK, since that makes sense. Mekong Bluesman 08:51, ngày 19 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Anh nên xem bài 24 tháng 11: danh sách liên kết liên wiki không đúng, tại vì những phiên bản mới (ceb:, nap:, và war:) vào đầu danh sách thay vì vào chỗ đúng. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 05:40, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

So are we using the second or third option? It's been set by default to the third option. Perhaps there might be new languages that it's not recognizing. Do you know what the new languages are? Nguyễn Hữu Dng 07:59, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Never mind, I just used the array given at that page and updated it. Watch out for the bot's interwikiing tonight and tommorrow. Nguyễn Hữu Dng 08:02, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
The array has been updated at m:Interwiki sorting order, since Maltese is now given as "Malti", not "bil-Malti". – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 23:24, ngày 04 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

This bot is currently sorting arc:, ceb:, ilo:, lad:, nap:, and war: at the top, meaning that it doesn't yet recognize these language editions. Please see the complete list of language codes at m:Interwiki sorting order#By order of alphabet, based on local language. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 22:18, ngày 11 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

I've just updated Trợ giúp:Liên kết giữa ngôn ngữ#Kiểu sắp xếp with all the codes as well. Unlike the list at Meta, the one here lists deprecated codes that still work and are still seen occasionally. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 22:28, ngày 11 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Kiểm tra thẻ quyền hình ảnh

[sửa mã nguồn]

Nếu có thể thì con bot này nên kiểm tra xem hình ảnh đã có 1 trong những thẻ quyền theo quy định chưa, nếu chưa thì treo template và gửi 1 mess đến người tải hình ảnh lên, yêu cầu thẻ quyền hình ảnh. Vietbio 00:56, ngày 25 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ đây là một việc rất cần thiết vì các thành viên mới không chú ý đến vấn đề bản quyền và thích mang nhiều hình ảnh vào bài hơn là viết bài đó. Gần đây, Phan Ba thường làm việc nhắc các thành viên mới nhưng bây giờ không thấy Phan Ba nữa.
Tôi nghĩ là các hình ảnh không có thẻ quyền hình ảnh nên có một warning và được xóa bỏ trong 2, 3 tuần.
Mekong Bluesman 19:41, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Có chạy trên wikipedia tiếng khác?

[sửa mã nguồn]

Nếu DHN-bot có chạy trên Wikipedia ngôn ngữ khác thì có thể thêm interwiki của bài tiếng Việt trong ngôn ngữ khác. Có thể ưu tiên cho tiếng Anh và bài mới. --Docomo (thảo luận) 06:29, ngày 29 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi đang xin phép bên en.wikipedia để làm vậy. Nguyễn Hữu Dng 06:34, ngày 29 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Theo Wikipedia talk:Bots, anh cần phải mô tả robot anh đầy đủ hơn vào trang cá nhân ở đấy. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 06:39, ngày 29 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Có bot làm việc này thì người bên vi.wikipedia chỉ cần copy các interwiki của tiếng Anh sang bài tiếng Việt, và không cần phải bận tâm điền thêm interwiki tiếng Việt vào tiếng Anh. --Docomo (thảo luận) 06:41, ngày 29 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Có lẽ những robot đã chạy trên Wikipedia tiếng Anh đã làm việc cập nhật liên kết liên wiki ở đây, nhưng mà những con robot đó ít khi thăm Wikipedia tiếng Việt để liên kết đến chúng ta. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 06:49, ngày 29 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Năm theo Can Chi

[sửa mã nguồn]

Tôi tính làm thêm 60 bài, từ Giáp Tý đến Quý Hợi, có khung như sau:

XXX (tên bằng chữ Hán) là kết hợp thứ yy trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can AAA (ngủ hành âm dương) và địa chi BBB (con vật). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước VVV và sau YYY.

Các năm XXX

[sửa mã nguồn]

Giữa năm 1700 và 2100, những năm sau đây là năm XXX

  • 17xx (từ aaa đến bbb)
  • 18xx (từ ccc đến ddd)
  • 19xx (từ eee đến fff)

...

Sự kiện nổi bật năm XXX

[sửa mã nguồn]

(tạm thời trống)

Những người sinh năm XXX

[sửa mã nguồn]

(tạm thời để trống)

Những người mất năm XXX

[sửa mã nguồn]

(tạm thời để trống)

Phía bên phải bài sẽ là một danh sách của tất cả Can Chi (dùng tiêu bản) để dễ tra cứu. Thể loại của những bài này là Can Chi. Xin mọi người góp ý kiến. Nguyễn Hữu Dng 18:40, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý về ý tưởng (về nội dung tôi không bàn luận vì không biêt rõ chủ đề này). Ngoài ra tôi đề nghị robot gắn tiêu bản:Can chi vào các năm thông thường để biết năm đó ứng với năm Can Chi gì. Ví dụ 2005 tiêu bản này (nằm ở góc nào đó) cho biết đây là năm Can Chi XXYY và liên kết đến năm Can Chi này. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:37, ngày 25 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ thay vì liệt kê các sự kiện, người sinh, và người mất trong năm âm lịch, nên chỉ liên kết đến những năm dương lịch có liên quan, tại vì không nên làm quá nhiều chỗ để liệt kê các sự kiện. Tuy nhiên, tôi đồng ý với đề nghị tạo ra 60 bài Can Chi. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 10:23, ngày 25 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý với Nguyễn Xuân Minh. Mekong Bluesman 11:41, ngày 25 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Eth và đ

[sửa mã nguồn]

Con bot của tôi đã tìm ra rất nhiều bài dùng chữ eth thay vì đ tại đây. Ngoài những bài liên quan đến Phật giáo ra (do tác giả đã soạn vào thời Unicode chưa thịnh hành), có nhiều bài khác dùng ký tự này, làm tôi tin rằng chúng đã được copy&paste từ nhiều nơi khác, không phải do người đóng góp tự viết. Nguyễn Hữu Dng 16:42, ngày 25 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chúng có lẽ gần như 100% được cắt dán từ bài viết (cũ) ở đâu đó. Tuy nhiên chúng chỉ là dấu hiệu cho chúng ta cảnh giác và tìm hiểu sâu hơn về tình trạng bản quyền, còn đi đến kết luận không phải do người đóng góp tự viết hoặc xa hơn vi phạm bản quyền hay không thì cần nhiều bằng chứng hơn. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 17:05, ngày 25 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ngoài ra, có nhiều Wikipedia ngoại ngữ bị lẫn lộn, thí dụ Wikipedia tiếng Ý dùng chữ eth trong tựa bài Tết Nguyên Ðán, thay vì Tết Nguyên Đán. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:31, ngày 28 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sườn bài cho mục năm "nnnn"

[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ là bây giờ robot này có thể bắt đầu tạo ra một số sường bài cho những năm trong mấy thế kỷ gần đây. Bạn có thể bao gồm một số thông tin như vầy:

  • Số năm (số thường và số La Mã), loại năm (nhuận hay thường), và ngày bắt đầu trong lịch Gregory.
  • Số năm trong các lịch Do Thái, Ấn Độ giáo hay chính phủ Ấn Độ, Hồi giáo, Ba Tư, Trung Quốc, Thái, Bahá'í, và "a.u.c" (số năm sau 753 TCN, năm La Mã được thành lập). Có nhiều chỗ để đọc cách chuyển đổi từ lịch Gregory đến những năm khác, như là:
    • Để đổi những năm từ 1178 đến khoảng 22,000 qua lịch Do Thái, cộng thêm 3759–3760 (tại vì Tết Do Thái không cùng ngày Tết Dương lịch).
    • Để đổi những năm từ 1844 đến nay, trừ 1844–1843 (nhưng tại vì không có năm 0, năm 1844 chỉ là 1 BE).
  • Tên năm trong lịch Trung Quốc (Can Chi) và Ấn Độ giáo.
  • Vài đề mục "Sự kiện", "Người sinh", "Người chết", "Giải Nobel" (với một danh sách các giải thưởng), và "Xem thêm".
  • Liên kết đến thể loại ở Commons, nếu có.
  • Thẻ sơ khai, và thể loại năm và thập niên.

Tôi thấy hai phiên bản ngôn ngữ gần cỡ của chúng ta đã tạo ra những mục năm này mà chỉ có sườn bài, không có thông tin gì hết, cho nên rất quan trọng là chúng ta bao gồm những thông tin trên đây.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 23:44, ngày 26 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

OK, xin tạm thời tạo ra một sườn bài. Nguyễn Hữu Dng 00:14, ngày 27 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đây là sườn bài. Các biến số có đường gạch dưới:

số năm (số La Mã: số La Mã) là một năm thường / năm nhuận bắt đầu vào [[ngày bắt đầu]] trong lịch Gregory. Nó cùng lúc với những năm năm Do Tháinăm+1 trong lịch Do Thái, năm Ấn Độ giáonăm+1 (tên Ấn Độ giáo và tên+1) trong lịch Ấn Độ giáo, năm Hồi giáonăm+1 trong lịch Hồi giáo, năm Ba Tưnăm+1 trong lịch Ba Tư, năm Trung Quốc ([[tên Can Chi]]) trong lịch Trung Quốc, năm Thái trong âm lịch Thái, và năm a.u.c. a.u.c.

Sự kiện

(tạm thời trống) <!-- *[[1 tháng 1]] – Viết ra các sự kiện như vầy. -->

Người sinh

(tạm thời để trống)

Người mất

(tạm thời để trống)

Giải Nobel
Xem thêm

(Chỉ có thẻ này khi có thể loại ở Commons!)

{{Sơ khai}}

[[en:số năm]]

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 02:37, ngày 27 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hôm nay tôi phát triển script gần xong cho các mục năm, chỉ cần tính ra vài lịch nữa, và đang chờ đợi Baodo trả lời về việc Việt hóa các tên trong lịch Ấn Độ giáo. Nếu có thì giờ tuần nay, tôi muốn làm script tự động parse ra các người đoạt giải Nobel từ những danh sách ở đây, và lấy các tên người sinh và mất từ các thể loại liên quan. Tôi phải tra cứu về cách làm việc này với pywikipediabot. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:50, ngày 28 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tiết khí

[sửa mã nguồn]

Xin thành viên này tự động cho thêm vào bàu các ngày trong năm thông tin về tiết khí. Xem ví dụ ngày 22 tháng 12 (Trong [[tiết khí]], ngày này hoặc ngày [[xxxx]] là ngày [[yyyy]]., yyyy là tiết khí, xxxx là ngày cộng trừ 1 của cùng tiết khí). - Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:55, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tiết khí 2

[sửa mã nguồn]

Xin thành viên này tạo các bài sơ khai về tiết khí chưa có:

{{hai mươi tư tiết khí}}
'''TÊNTIẾTKHÍ''' ([[tiếng Hán]]: TÊNHÁN; [[bính âm]]: TÊNBÍNHÂM) là một trong 24 [[tiết khí]] của của các [[lịch Trung Quốc]], [[Việt Nam]], [[Nhật Bản]], [[Triều Tiên]]. Nó diễn ra vào khoảng ngày NGÀY±1 tháng THÁNG [[dương lịch]], khi [[Mặt Trời]] ở [[xích kinh]] KINHĐỘ° ([[kinh độ Mặt Trời]] bằng KINHĐỘ°). Đây là một khái niệm trong công tác lập [[lịch]] của các nước [[Đông Á]] chịu ảnh hưởng của nền [[văn hóa Trung Quốc]] cổ đại. Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là "ÝNGHĨA".

[[Lịch Trung Quốc]], cũng như lịch ở các nước Đông Á cổ đại bao gồm Việt Nam, bị nhiều người lầm là [[âm lịch]] thuần túy, dẫn đến ngộ nhận về việc tiết khí nói chung và TÊNTIẾTKHÍ nói riêng được tính theo [[chu kỳ]] của [[Mặt Trăng]] quay xung quanh [[Trái Đất]]. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại [[âm-dương lịch]], trong đó tiết khí, từ thời [[Hán Vũ Đế]], đã được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo xung quanh [[Mặt Trời]]. Theo cách tính hiện đại, với [[xuân phân]] là gốc có [[kinh độ Mặt Trời]] bằng 0°, TÊNTIẾTKHÍ ứng với kinh độ Mặt Trời bằng KINHĐỘ°. Ngày TÊNTIẾTKHÍ do vậy được tính theo [[dương lịch]] hiện đại và nó thông thường rơi vào ngày NGÀY±1 tháng THÁNG dương lịch tùy theo từng năm.

Tiết khí đứng ngay trước TÊNTIẾTKHÍ là [[TÊNTIẾTKHÍTRƯỚC]] và tiết khí kế tiếp sau là [[TÊNTIẾTKHISAU]].

==Xem thêm==
*[[Lịch Trung Quốc]]
*[[Tiết khí]]

{{sơ khai}}

[[zh:TÊNHÁN]]

Chữ VIẾTHOA là biến, với giá trị có thể tìm thấy và cho vào database tại Bảng chính của bài tiết khí.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 11:12, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Your "corrections" in de-Wikipedia

[sửa mã nguồn]

Hello, you once again mixed up the order of interwiki links when you added the fur-link in articles from de-wikipedia. Example: [4]. Please fix it. --Scooterfromwiki-de 20:31, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thể loại năm/thập niên/thế kỷ/thiên niên kỷ

[sửa mã nguồn]

Nhờ "mèo máy" tạo hộ các thể loại năm/thập niên/thế kỷ/thiên niên kỷ. Việc này khoong thay đổi số bài viết, nhưng giúp tra cứu dễ hơn. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:38, ngày 27 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

OK, tôi sẽ làm việc này. Nguyễn Hữu Dng 15:38, ngày 27 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Cám ơn.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:43, ngày 27 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi vừa viết script và chạy nhưng gặp lỗi MediaWiki không update được, chắc phải đợi đến cuối tuần để debug. Nguyễn Hữu Dng 04:22, ngày 28 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Thể loại:1000 đến Thể loại:2009 đã hoàn tất. Nguyễn Hữu Dng 23:52, ngày 03 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Cám ơn, còn thể loại thập niên, thế kỷ :) - Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:46, ngày 2 tháng 8 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hình robot

[sửa mã nguồn]

Vậy thì DHN-bot không còn là mèo máy hả? :^P – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 21:44, ngày 13 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sửa chính tả

[sửa mã nguồn]

Mèo máy giúp sửa chính tả tự động trong các bài mới được không? Nhiều bài hiện nay đánh dấu câu (phẩy, chấm, khoảng trắng) loạn tùng phèo. Nguyễn Thanh Quang 06:30, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi tính sửa " ," thành ", "" ." thành ". " nhưng sợ sửa sai một số cách sử dụng đúng. Nguyễn Hữu Dng 06:34, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Chỉ cần phân tích nếu trước dấu phẩy, chấm phẩy, dấu hỏi hoặc dấu chấm có khoảng trắng thì bỏ hết, sau dấu phẩy, chấm phẩy, dấu hỏi, hoặc dấu chấm không có khoảng trắng thì thêm vào, ngoại trừ dấu ba chấm hoặc đối với các chữ số. Nguyễn Thanh Quang 06:40, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Vấn đề là các tên miền quốc gia như .com, .vn, .us, v.v. Máy đang chạy, nếu thấy nó làm loạn cứ việc cấm nó. Nguyễn Hữu Dng 06:44, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Cứ cho sửa bừa nếu không có nhiều thời gian xét hết, sau đó lại sửa tự động dấu ba chấm, tên miền, các chữ số... đã bị sửa sai :) Nguyễn Thanh Quang 06:58, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi bớt sửa " ." thành ". " để bớt cơ hội làm sai, để nó chạy với các sửa đổi khác xem thử nó có làm hư gì đêm nay không. Nguyễn Hữu Dng 07:01, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Phần nhiều tên miền chỉ nói đến trong những bài dưới tên bắt đầu với dấu chấm. Bạn có thể trừ ra các trang này không? Với lại những trang liên kết đến tên miền thì sẽ có [[ trước dấu chấm. Bạn có thể làm một regular expression cho những trường hợp đó, nhưng không biết nếu có thể trừ ra những khối mã nguồn trong bài như C++. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:40, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Interwiki cho Thể loại

[sửa mã nguồn]

DHN-bot có kiểm tra interwiki cho thể loại chưa? Nếu chưa, bác có thể thêm vào không? --Á Lý Sa (thảo luận) 15:16, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vâng, nó chỉ chạy cho thể loại thỉnh thoảng thôi. Vấn đề là mấy thể loại ít có interwiki sẵn. Nguyễn Hữu Dng 15:18, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bạn có thể thay các lệnh đổi hướng trong thể loại cho thẻ {{Đổi hướng thể loại}} không? Chắc chỉ cần một regular expression đơn giản. Hoặc là nên để các lệnh đổi hướng đó và chỉ sử dụng tiêu bản này cho những thể loại trùng lập hay bị lẫn lộn không? – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 19:13, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hello, you've got some notes on your bot talk page on de.wikipedia. 04:04, ngày 31 tháng 5 năm 2006 (UTC) 

Thể loại sinh/mất theo năm

[sửa mã nguồn]

Would you mind creating decade and centruy sinh/mất categories for the 1000s through the 1890s, and for the 11th through 19th centuries? It'd make it a lot easier to track down all the biographical articles and tag them with {{Thời gian sống}} (and eventually {{Dữ liệu nhân vật}}). – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 19:43, 23 tháng 8 2006 (UTC)

OK, I'll do it this weekend. Nguyễn Hữu Dng 08:20, 24 tháng 8 2006 (UTC)

DHN-bot Worked Wrong With Some Articles

[sửa mã nguồn]

Dear Wikipedia user,
Unfortunately your DHN-bot cleared some pages, e. g. these pages of the German Wikipedia: de:Erdzeitalter, de:Erweckungsbewegung, de:Princeton University. I revert these three articles. Please stop your bot immediately and look at the program code why some pages are cleared, so that after the bot worked there is an empty page. Thank you. By the way, there are other articles where the bot works properly. Warm Regards, Mathetes -- 145.254.236.103 10:40, 16 tháng 9 2006 (UTC)

please stop ur bot from deleting articles in german WP

[sửa mã nguồn]

hi, your bot deleted several articles on the german WP. please stop it or it will be blocked for ever. best regards, Dr. Shaggeman btw: if the problem is fixed please drop me a message on my german talk-page http://de.wikipedia.org/wiki/Benutzer_Diskussion:Dr._Shaggeman. thanks

Thank you for notifying me. I have stopped the bot at the German Wipedia. I was unable to respond because I share my IP address with the bot and it's blocked. Nguyễn Hữu Dng 03:09, 17 tháng 9 2006 (UTC)
Hi, the next time you have problems with your bot you can talk to us on irc://irc.freenode.net/wikipedia-de, a completely wikipedia indepent way (and the chanel is normally crowded with sysops). Did you already find out what is wrong with the bot? It worked really well on many articles but on some it made a complete mess. Best regards, 89.51.26.167 11:43, 17 tháng 9 2006 (UTC)

By the way, Trung blocked RobotGMwikt at the Vietnamese Wiktionary for the exactly same problem. I'm not sure what's causing these cases... – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:08, 18 tháng 9 2006 (UTC)

Interwiki sort order

[sửa mã nguồn]

Your bot is placing interwiki links for the newer Wikipedias in the wrong order. [5] zh-yue: is getting placed at the top, and ilo: at the bottom. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 21:05, 26 tháng 10 2006 (UTC)

Tiêu bản hoan nghênh

[sửa mã nguồn]

Do you think you could subst: all the instances of {{Hoan nghênh}} on userpages? Pages like Thảo luận Thành viên:Kimtuan are more likely to scare the user away than welcome them... I'd do it myself, but my computer's rather busy with Tildebot for the time being. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 19:59, ngày 14 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhờ xóa

[sửa mã nguồn]

Nhờ DHN xóa hộ bài Luật thuận nghịch bình phương Hoàng Cầm 11:43, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)

India

[sửa mã nguồn]

Yippee! YellowMonkey (thảo luận) 03:52, ngày 31 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Please update your bot

[sửa mã nguồn]

for edits in the german wikipedia (de), see [6]. Thank you, --Tinz (thảo luận) 11:45, ngày 10 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Your Bot

[sửa mã nguồn]

Hello,

you need to update your bot or it will be blocked on german Wikipedia, please see this for further details. Cheers --84.58.11.24 (thảo luận) 16:30, ngày 18 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bản mẫu:Convert

[sửa mã nguồn]

Trước đây có một thành viên thử nhập vào 95 bản mẫu phụ của {{convert}}, để hỗ trợ thêm đơn vị không cần làm bản mẫu chính dài quá. Sau đó, hình như các "nhà bản mẫu học" tại Wikipedia tiếng Anh có vẻ điên: bên đó hiện có 2.524 bản mẫu phụ. Chúng ta cần hiện đại hóa bản mẫu chuyển đổi tại đây vì càng ngày càng thêm bài sử dụng các tính năng mới của họ.

Đây là công việc dành cho con bot! Vì anh đã có bot đăng ký tại Wikipedia tiếng Anh và tiếng Việt, xin anh nhập các bản mẫu phụ vào đây để giúp tôi hiện đại hóa bản mẫu của chúng ta. Chỉ cần chép nguyên nội dung của các bản mẫu phụ đó, nhưng đổi chuỗi "Category:Subtemplates of Template Convert" thành "Thể loại:Bản mẫu phụ chuyển đổi đơn vị" (cần đổi tên thể loại vậy vì không còn gọi "tiêu bản" nữa) và thêm liên kết liên wiki đến en: trong phần <noinclude>. Sau đó, tôi sẽ Việt hóa các bản mẫu phụ.

Cám ơn nhiều!

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 09:45, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Gỡ cờ bot...

[sửa mã nguồn]

Chào HCV DHN, tôi hiện đang đi theo danh sách bot dừng hoạt động lâu do chính anh hỗ trợ và đến... con bot này... Nếu anh không còn sử dụng và cờ HCV, mong anh tự tay "trợ tử" cho tài khoản bot này nhé, xin cảm ơn! ✠ Tân-Vương  06:49, ngày 26 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời

@ThiênĐế98: ☑YXong. Đã gỡ. NHD (thảo luận) 20:15, ngày 26 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Ngày đầu tiên đi học ở Đức diễn ra như thế nào?
Ngày đầu tiên đi học ở Đức diễn ra như thế nào?
Ngay cả những cha mẹ không được tặng túi quà khi còn nhỏ cũng sẽ tặng lại túi quà cho con cái của họ.
Chân dung Drew Gilpin Faust - Hiệu trưởng Đại học Harvard
Chân dung Drew Gilpin Faust - Hiệu trưởng Đại học Harvard
Đó là những lời khẳng định đanh thép, chắc chắn và đầy quyền lực của người phụ nữ đang gánh trên vai ngôi trường đại học hàng đầu thế giới
Nhân vật Kakeru Ryūen trong Classroom of the Elite
Nhân vật Kakeru Ryūen trong Classroom of the Elite
Kakeru Ryūen (龍りゅう園えん 翔かける, Ryūen Kakeru) là lớp trưởng của Lớp 1-C và cũng là một học sinh cá biệt có tiếng
Tóm tắt chương 226 Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 226 Jujutsu Kaisen
Đột nhiên, Hiruguma nói rằng nếu tiếp tục ở trong lãnh địa, Gojo vẫn phải nhận đòn tất trúng