Thảo luận Thành viên:Pts.OF.Athrty

Chào mừng bạn đến với trang thảo luận của tôi. Đối với thành viên vô danh/không đăng nhập, tôi sẽ trả lời ở ngay trong này. Đối với thành viên đăng nhập, tôi có thể sẽ trả lời ở đây hoặc ở trang thảo luận của bạn. Vì vậy mong ai thảo luận với tôi hãy thêm trang này vào danh sách theo dõi để tránh bị đứt đoạn thảo luận.

Hoan nghênh

[sửa mã nguồn]
Xin chào Pts.OF.Athrty!

Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.294.823 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư của chúng ta.

Xin mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:Pts.OF.Athrty.
Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ~~~~!.

Mong bạn nhớ các nguyên tắc:
không viết những gì không bách khoa,
không truyền lên hình ảnh thiếu nguồn gốc,
không vi phạm quyền tác giả.

Bạn có thể mạnh dạn:
Tìm kiếm mọi bài mà bạn muốn,
thử sửa bài thoải mái tại đây,
đề nghị giúp đỡ của bất cứ ai.

Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, trình bày bài, sách hướng dẫn.
Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Cuối cùng, mong bạn thử, đọc, hỏi rồi viết. Cảm ơn bạn và chúc bạn thành công!

  Thaisk (thảo luận, đóng góp) 06:13, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vua, Hoàng đế

[sửa mã nguồn]

Tôi biết chứ! Các vua VN từ thời Lý, các vua TQ từ thời Tần, các vua Thổ từ thời Mehmed II, các vua nhà Mogul,... là hoàng đế. Nhưng bạn nghĩ sao khi ghi vào bảng tóm tắt là Hoàng đế trong khi Hán Thiếu Đế bị giáng làm Hoằng Nông Vương, một hoàng đế nhà Kim cũng xuống làm Hải Lăng Vương, Hoàng đế Bahadur Shah bị người Anh gọi là "Vua xứ Delhi" thay vì hoàng đế,... Trong bản mẫu và đầu bài, cứ ghi vua là trung hoà và khái quát nhất, trong thân bài hẵn chế biến đế vương sau (VD: Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế...). Bạn hiểu chứ?--Maharaja Shah (Thảo luận) 07:14, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý, vua nhà Nguyễn chứ không nên là hoàng đế nhà Nguyễn nhưng tôi rất không đồng ý với việc bạn lôi những vị hoàng đế bị truất phế để so sánh với một vị không bị truất phế. Chưa kể rằng nó ảnh hưởng rất nhiều tới tính chính xác của bài viết vì Hoàng đế thực sự là một danh xưng to hơn vua và vương. Đây không bài là tính khai quát mà là tính chính xác. Ngoài ra giữa Emperor của phương Tây và hoàng đế của phương Đông không hẳn là là hai khái niệm ngang nnhau, dù khi dịch ra chúng là một; bạn chú ý điều này. Nếu bạn cần dẫn chứng thì ngay cái quốc ấn (giờ đã mất) của nhà Nguyễn cũng mang tên là "hoàng đế chi bửu", người Pháp khi viết về các hoàng đế nhà Nguyễn đều dùng danh hiệu Empereur chứ không phải là Roi Gia Long hay Roi Minh Mang http://books.google.com/books?q=Empereur+Gia+Long&btnG=Search+Books.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 07:33, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đế (帝) có nghĩa là vua. Hoàng (皇) cũng có nghĩa là vua, đều là quân chủ của một nước. Vương (王) ban đầu cũng là vua, sau mới bị Doanh Chính biến thành một tước để ban cho một số người nhất định. Chẳng qua Tần Doanh Chính cho rằng mình sánh ngang với Tam Hoàng và Ngũ Đế cộng lại mà đặt ra chức hoàng đế để dành riêng cho mình và được các vị vua sau này (cả Tàu lẫn Việt) học theo. Việc dịch Imperator (một từ trong tiếng La tinh, là gốc từ (root) của các từ như Emperor, Empereur, Emperador, Imperatore, Император v.v trong ngôn ngữ phương Tây) thành hoàng đế là "tội" của người Trung Quốc. Nguyên gốc của Imperator hàm ý là người đứng đầu (tối cao) của quân đội đế quốc La Mã, có thể hiểu thành nguyên thủ hay hoàng đế cũng được. Do cả Holy Roman Empire và Byzantine Empire đều tự nhận là kế tục Roman Empire (cả về mặt chính trị lẫn tôn giáo) nên trong một giai đoạn lịch sử, các vị nguyên thủ của các quốc gia phát sinh ra từ các Empire này đều tự phong cho mình chức Imperator (được viết theo ngôn ngữ bản địa như liệt kê trên đây). Điều đó không có nghĩa là một Empire (Latinh: imperium) phải có đất đai rộng lớn hay phải là một cường quốc (ý nghĩa một empire là cường quốc chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây, khoảng thế kỷ 18-19) mà phải hiểu rằng người đứng đầu empire đó tự coi mình là người được thừa kế Roman Empire. Tại England và UK nói chung, trừ một thời gian ngắn có sự hiện diện của người La Mã, nói chung đều gọi các vị quân chủ của mình là King (đối với nam quân chủ) hay Queen (đối với nữ quân chủ) chứ không phải Emperor hay Empress. Một "tội" nữa của người Trung Quốc là coi King = Quốc vương (国王), trong khi khái niệm quốc vương của người Trung Quốc nói chung để chỉ tước hiệu của vua chư hầu (như vua Tàu ban cho vua Việt tước An Nam quốc vương, nghĩa là quốc vương thua kém hơn so với hoàng đế). Trên thực tế, king không có ánh xạ 1-1 với 国王 (quốc vương) và emperor cũng không có ánh xạ 1-1 với 皇帝 (hoàng đế) để từ đó suy ra rằng king kém hơn emperor. Khi hiểu điều này thì thấy rằng king Alfred là một vị vua, hoàng đế Càn Long cũng chỉ là một vị vua, nhưng họ có các tên gọi chức vụ, tước hiệu khác nhau. Còn cái biển Infobox Royalty là bản mẫu nên cần tính khái quát, ta ghi Vua, cũng nên nhớ Vua ở đây mang hàm ý Monarch chứ ko phải là King, trong bài hẳn chế biến Đế hay Vương.--Maharaja Shah (Thảo luận) 10:22, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tùy bạn. Bạn đem cái khái niệm của phương Tây đi giải thích cho cái khái niệm của Phương Đông thì rất không được hay ho, chưa kể bạn tìm hiểu xem phương Tây nó hiểu Empire theo cách nào (khi nó không hề theo thuyết Thiên mệnhThiên hạ kiểu Trung Quốc). Wiki sai cũng chẳng ảnh hưởng tới tôi. Chẳng thèm sửa nữa. Chỉ có cái là các bạn không biết ai bày ra trò tóm tắt cho "khái quát" này đầu tiên nhưng thấy đề cả Hán Cao tổ là vua Trung Quốc nhưng Chu Nguyên Chương là hoàng đế Trung Hoa thì thấy chất lượng bài vở cỡ nào rồi. Mục đích của bản khái quát chính là tóm tắt cả bài, bài thì trống đánh xuôi (hoàng đế), bản tóm tắt của cái bài đó thì lại kèn thổi ngược (vua); đó không thấy buồn cười sao?--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 11:23, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ko, trước Lưu Bang cũng ghi là hoàng đế nhưng sửa là vua cho khái quát, chưa sửa Chu Nguyên Chương kịp.--Maharaja Shah (Thảo luận) 11:37, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thì bạn cứ thực hiện theo ý muốn đi, nhưng nói thêm là ở cả Việt Nam lẫn Trung Quốc vua và Hoàng đế tuy đôi lúc có thể dùng thay thế nhau nhưng trong trường hợp chính thức thì nó là một vấn đề rất lớn (thấy cả Quang Trung Hoàng đế bang đầu xưng đế nhưng sau thì xưng quốc vương trước nhà Thanh thì chắc bạn cũng hiểu chứ nhỉ).--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 11:44, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Và cũng ko là kèn thổi ngược vì thật ra Vua là nguyên thủ quốc gia, ko hẳn là Vương. Chu Thành Vương, Hán Cao Đế, Tề Hoàn Công,... khác hiệu nhưng đều là Vua cả thôi.--Maharaja Shah (Thảo luận) 11:51, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhật hoàng

[sửa mã nguồn]

Thật ra đối với toàn thế giới, Nhật là nước duy nhất có Hoàng đế hiện nay, ko nhất thiết chỉ với phương Tây.--Maharaja Shah (Thảo luận) 13:12, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn nói đúng, mà sao bạn không bao giờ dùng cái chú thích sửa đổi khi sửa nhỉ. Mấy lần bạn gạch gạcg, tôi có cảm giác khó ở quá.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 13:26, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xin lỗi vì tôi đã quên chú thích. Còn giờ tôi để thế này được ko:

"Hiện nay, Nhật hoàng là vị Hoàng đế duy nhất trên thế giới".

--Maharaja Shah (Thảo luận) 13:26, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cũng được, tuy là mất cái chi tiết thú vị là Nhật hoàng là nguyên thủ duy nhất được gọi là Emperor.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 13:29, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy để câu bạn ghi luôn, đằng nào cũng có ngoặc "Hoàng Đế". Còn nguồn thì theo tôi là khỏi, vì vấn đề ko nhạy cảm và gây tranh cãi.--Maharaja Shah (Thảo luận) 13:30, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy OK. Cảm ơn bạn.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 13:34, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Pts.OF.Athrty. Bạn có tin nhắn mới tại Thảo luận Bản mẫu:Cquote.
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

--Meiji-tenno (Thảo luận) 05:44, ngày 30 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vì người viết đó ko rành dùng bản mẫu này, hoặc do có sự đổi mới bản mẫu mà người đó chưa sửa kịp thôi.--Meiji-tenno (Thảo luận) 10:57, ngày 30 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nên có cách nào đó để cũ và mới dung hòa. Vì lỗi này tôi thấy hiện nay cũng kha khá.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 11:15, ngày 30 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy Athrty chỉ thêm mấy bài nữa được ko? Tôi sửa cho.--Meiji-tenno (Thảo luận) 13:52, ngày 30 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sysop

[sửa mã nguồn]

Chức năng và quyền hạn của BQV bạn có thể xem tại trang này--Павел Корчагин (thảo luận) 13:30, ngày 4 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

BQV

[sửa mã nguồn]

Mời bạn xem tại Wikipedia:Bảo quản viên. Ctmt (thảo luận) 13:31, ngày 4 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Defense...

[sửa mã nguồn]

Bạn ghi ý kiến thẳng vào bài ko hay, tôi treo bản mẫu "đang viết 2" nhé!--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 15:39, ngày 4 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Sao cũng được. Tôi không rành lắm.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 15:42, ngày 4 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn treo bản mẫu "đang viết 2|tên=..." sẽ thấy 1 bảng hiện hành: "... đang tích cực sửa đổi bài này...".--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 15:51, ngày 4 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nikolai II

[sửa mã nguồn]

Chưa hết, cả gia đình ông ta và vài người nữa cũng bị bắn. Pts.OF.Athrty cứ để ý từ vụ thảm kịch Khodynka đến vụ thảm sát gia đình Nga hoàng năm 1918 xem, sẽ thấy nó rất giống sự quả báo đối với Nga hoàng tàn bạo này!--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 05:03, ngày 6 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hiện người Nga đang dần dần có cách nhìn khách quan hơn đối với ông ta, hình như từ thời Tổng thống Putin!--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 11:51, ngày 6 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Là một lãnh đạo, tàn bạo đôi lúc là cần thiết "giết 1000 người để đem lại lợi ích cho 10 triệu người" nên khi tôi đọc đến những cái ông này ông kia tàn bạo thì tôi không có cảm xúc lắm. Nhưng có điều Nicholas II đã đầu hàng rồi mà vẫn bị giết một cách .. thê thảm.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 13:37, ngày 6 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Sách của cụ Nguyễn Hiến Lê phê phán Nga hoàng Nikolai II rất nặng, ghi ông ta là người ngu độn! Ông ta cũng ko được thiện cảm, mà riêng cái vụ thảm kịch Khodynka và vụ bắn công nhân Ngày Chủ Nhật Đẫm Máu đã thấy rùng rợn. Ông ta vì bị tạt a xít, bị giết cả nhà, nên mới thấy Hồng Quân cũng xử rất nặng tay (chơi kiểu "ăn miến trả miến" rồi D:), mà cũng như quả báo mà tôi nói ở trên! Nếu ko có những trường hợp trên thì số phận Nga hoàng này cũng như vua Pháp Louis XVI hay vua Anh Charles I thôi!--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 15:03, ngày 6 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hiện nay, người Nga đã có cách nhìn khách quan hơn với Hoàng đế này! Có phải từ thời Tổng thống Putin ko nhỉ?--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 06:00, ngày 7 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ti2000 đoán đúng. Putin có chính sách vừa muốn dùng Liên Xô để khơi lên tự hào dân tộc Nga, vừa muốn giảm bớt ảnh hưởng của Liên Xô nên những gì chuyện của Liên Xô đều được ông ta cho công khai gần hết. Hồi đó Putin có nói một câu nổi tiếng:"Ai quên LX thì không có tim, ai muốn LX quay trở lại thì không có não".--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 00:10, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mới đây Hoàng tộc nhà Romanov cũng được Nga phục hồi danh dự rồi, hình như khoảng năm trước!--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 05:43, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nông học

[sửa mã nguồn]

Thông cảm, đừng giận nhau không cần thiết. Tôi sẽ lùi lại. Chúc vui vẻ.--Да или Нет (thảo luận) 10:50, ngày 9 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Không sao đâu, vấn đề là chúng ta ngày càng hiểu nhau và lúc nào cũng phải giúp nhau cho vui bớt căng thẳng. Đời đã quá khổ rồi. Thân ái.--Да или Нет (thảo luận) 10:59, ngày 9 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đại bàng

[sửa mã nguồn]

Này bạn, bài viết Hổ là bài viết đạt chất lượng chọn lọc. Trong đó có phần Hổ trong văn học và văn hóa dân gian. Nếu theo bạn thì phần đó không liên quan đến sinh học thì hãy xoá luôn. Tôi thấy bạn chẳng có lí do để xoá phần đó. Vì vậy, tôi sẽ cóp y nguyên bài Đại bàng(biểu tượng) sang bài đại bàng và xin bạn chớ có phàn nàn là vì sao tôi lại làm thế.Tôi sẽ tìm cách nhờ một số BQV xoá bài Đại bàng(biểu tượng).--Minhminhquangquang (thảo luận) 03:03, ngày 12 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bài viết Eagle(đại bàng) ở en.wikipedia nhờ có phần biểu tượng quốc gia mà đạt chất lượng C.--Minhminhquangquang (thảo luận) 03:13, ngày 12 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Lý do tôi đưa ra rất rõ ràng: đây là con đại bàng về sinh học; vì vậy tập trung vào con đại bàng về sinh học chứ không phải như một biểu tượng. Bạn không chú ý rằng phần đó bạn viết quá lố và không sát chủ đề, chưa kể nó là ý kiến cá nhân. Được, nếu bạn muốn đem tranh chấp này ra bảo quản viên thì tôi rất sẵn lòng. Tôi không sợ, vì tôi cũng có lý lẽ của mình, và nó đã được tôi nói rất rõ. Tôi chỉ muốn bài viết gọn gàn và tốt lên, để người đọc dễ đọc chứ không phải mới vào thấy một mớ bòng bong thông tin rối rắm.
Bài viết Eagle bên tiếng Anh không phải là mẫu mực. Chất lượng loại C chỉ đáng gọi là tạm dược (bài viết có nguồn dẫn chứng, có nội dung, vậy thôi); muốn tham khảo thì bạn phải kiếm các bài FA (Featured Article) hay GA (Good Article). Wikipedia tiếng Việt độc lập về nội dung với Wikipedia tiếng Anh, bạn nhớ điều này. Cái bài hổ thì nay mai sẽ được bỏ chọn lọc quăng đi vì thiếu nguồn gốc.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 04:00, ngày 12 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bài đại bàng còn chưa đạt chất lượng C.Bài hổ thiếu nguồn gốc thì tôi sẽ tìm cho nó.--Minhminhquangquang (thảo luận) 04:10, ngày 12 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi sợ cậu rồi đấy.--Minhminhquangquang (thảo luận) 14:27, ngày 12 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cứ làm như cậu nói đi.--Minhminhquangquang (thảo luận) 14:30, ngày 12 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tạm biệt, nhớ đấy!--Minhminhquangquang (thảo luận) 14:44, ngày 12 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

"Giải quyết mâu thuẫn"

[sửa mã nguồn]

Thông thường, để làm theo ý mình, bạn sẽ phải thuyết phục số đông rằng cách làm của bạn là đúng. Cái gọi là "đúng" không chỉ là "đúng" theo nghĩa thông thường mà còn là theo truyền thống phong cách của các bài viết tại Wikipedia. Bạn có thể tham khảo một bài chất lượng tốt về chủ đề tương tự xem thông lệ như thế nào gọi là đúng.

Ý kiến cá nhân của tôi, theo quan sát của tôi về các bài viết tại Wikipedia, trong bài về Đại bàng nên có cả mục nói về biểu tượng đại bàng (trong đó tất nhiên có gợi ý "Xem bài chính tại Đại bàng (biểu tượng)" và nội dung của mục không chi tiết bằng bài chính). Lí do tại sao nên có mục này là vì Wikipedia là bách khoa toàn thư, mỗi mục từ đều có đủ thứ thông tin khảo dị về chủ đề, ý nghĩa biểu tượng cũng là một trong các loại thông tin rất liên quan đến chủ đề - khái niệm "đại bàng" nói chung. Hiện giờ mục Đại bàng trong văn hoá có vẻ hơi lệch thật, tôi nghĩ nếu xoá bộ ảnh quốc huy/gia huy có hình đại bàng là sẽ hết lệch.

Về 'mâu thuẫn', hiện giờ tôi thấy vẫn trong tình trạng thảo luận chứ chưa đến mức gọi là mâu thuẫn để phải giải quyết (xem Wikipedia:Giải quyết mâu thuẫn). Bạn yên tâm về bài Đại bàng (biểu tượng), đó là một chủ đề đủ độ sâu để đứng riêng, tôi cho là sẽ không ai xoá nó.

Ctmt (thảo luận) 13:22, ngày 12 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi sẽ làm theo hướng dẫn của bạn. Xin lỗi nếu có gì phiền toái, tôi cũng chưa rành Wikipedia cho lắm. Cảm ơn bạn.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 14:29, ngày 12 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Khoá

[sửa mã nguồn]

Xin chào, trang thảo luận của bạn vừa trải qua một đợt phá hoại với nội dung tục tĩu (và vừa được dọn dẹp phần vô văn hoá đó), vì vậy chúng tôi đã đề xuất tạm thời bán khoá trang này lại để ngăn IP và các thành viên mới đăng kí tài khoản sửa đổi, mời bạn cho ý kiến tại mục đó, cảm ơn và đừng lo lắng, chúc vui! --minhhuy*=talk-butions 14:27, ngày 12 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Wiki có nghĩa là ai cũng sửa được. Vì vậy tôi nghĩ là nên hạn chế sử dụng cái quyền hạn chế ai đó sửa đổi trang ở nơi không cần thiết. Nó sẽ làm suy giảm tinh thần Wiki của nhiều người. Việc khóa trang có thể làm cho người phá hoại thích thú hơn (feed the troll gì gì đó). Vì vậy không cần khóa trang thảo luận của tôi, phá hoại rồi cũng qua mau thôi. Cảm ơn mọi người quan tâm.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 14:36, ngày 12 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn vì cái đầu lạnh.Ctmt (thảo luận) 14:37, ngày 12 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Sholokhov

[sửa mã nguồn]

Chuyện cũ So nói với Minhminhquang.--Meiji-Tenno (Thảo luận, đóng góp) 10:14, ngày 14 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn. Tôi thì cứ ngỡ đó là mình do Sholokhov thảo luận trong mục tôi thảo luận với Minhminhquangquang.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 10:22, ngày 14 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đã nhờ BQV mở khoá trang mình, để thực hiện tính mở của wiki.--Meiji-Tenno (Thảo luận, đóng góp) 10:51, ngày 14 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ bạn vừa có một quyết định hay :).--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 10:54, ngày 14 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đó là vì tính mở của wiki!--Meiji-Tenno (Thảo luận, đóng góp) 03:23, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nikolai II

[sửa mã nguồn]

en.wiki ghi về kết thúc của ông này khá kĩ. Giờ mới biết ổng bị 1 người Do Thái (theo đảng Bolshevik) giết.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 05:30, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bài đó nếu bạn dịch xong và chỉnh văn phong lại một chút, bổ sung tư liệu Việt Nam tôi nghĩ hoàn toàn có thể là bài chọn lọc ở Wikipedia tiếng Việt. Hình như chưa có bài Sa hoàng nào được chọn lọc cả?--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 14:56, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Có bài Pyotr I của NgaEkaterina I của Nga, nhưng xưa rồi :))--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 14:59, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thiên hoàng

[sửa mã nguồn]

Lạ nhỉ? Nhưng mình chỉ tra được bằng Anh ngữ và Việt ngữ thôi, Arthy tra Pháp ngữ và tiếng Trung xem, nhỡ tư liệu đó của người Tàu?--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 05:22, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

"Lá cải" nhất chắc là các web tự tạo?--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 09:58, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Wiki quy định nguồn (sách, web) từ các NXB đáng tin cậy, Đại học, Tạp chí,... là đáng tin. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ những bài chọn lọc mới "ép" phải bỏ các nguồn tự tạo.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 10:08, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đúng vậy. Ví dụ như bạn đọc 1 nguồn tự tạo ghi Hồ Chí Minh đã cưới Tăng Tuyết Minh, bạn cho vào các bài sẽ bị người ta "xoá sổ" liền. Ý mình nói là, có những bài lịch sử xưa (+ ko nhạy cảm), cũng ko "muốn" làm bài chọn lọc thì có khi họ vẫn dùng nguồn tự tạo.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 10:15, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

giáo hoàng

[sửa mã nguồn]

sai chỗ rồi arthdy ơi, bạn copy đoạn t/l của bạn cho vào trang t/l của Trungda nhé.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 04:53, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

hay tôi copy cho?--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 04:54, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Uh, nhờ bạn làm hộ tôi. Cảm ơn bạn.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 05:00, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

À, đối với vua Nhật bạn muốn ghi Thiên hoàng hay Nhật hoàng vào các bài?--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 04:55, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thiên hoàng, vì đó là tên hiệu chính thức, nếu cho là thiên hoàng không trung lập thì tốt nhất không ghi ghì hết vì chẳng bao giờ mấy vị này xưng là Nhật hoàng hết. Đó là cách gọi của người ngoài nước Nhật thôi.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 05:00, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Kim Thượng mới ko trung lập, Thiên Hoàng trung lập.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 05:52, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cảm ơn ý kiến giải thích của bạn. Chỉ có điều, tôi cho rằng khi "sợ nhầm sang vua" (vì trùng), sao người ta không dùng giải pháp dấu ngoặc như vẫn làm với nhiều mục từ khác? Tôi có cảm giác rằng chúng ta có ý nghĩ "sợ thiếu" khi đặt tên bài, trong khi các mục từ nên ngắn gọn càng hay và cá nhân tôi cho rằng ai sợ nhầm thì bấm xem, thế thôi, cũng là 1 cách kích thích người ta xem bài. Nói vậy nhưng tôi không muốn kéo dài thảo luận này mà đơn giản là tôn trọng ý kiến của mọi người khi đó là lựa chọn của cộng đồng, không bàn gì thêm về cách gọi mấy danh hiệu đó.--Trungda (thảo luận) 07:41, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi vẫn thích ghi Giáo hoàng ... hơn ... (Giáo hoàng), nó đã thông dụng trong mọi tài liệu và qua nhiều thảo luận.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 07:51, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi cũng đồng ý ghi Thiên hoàng. Oh lah lah!--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 15:24, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Phải coi những người khác nghĩ sao nữa đã. Cái này thì khó đoán.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 15:49, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nikolai II Đông du

[sửa mã nguồn]

Tôi vừa viết bài Chuyến hành trình về phía Đông của Nikolai II. Chúng ta nên tách bớt thông tin, nếu cho hết vào bài Nikolai II của Nga thì ko nên, vì bài này trong tương lai sẽ rất dài. Tôi còn biết thông tin thú vị là Sa hoàng này có quan hệ tốt đẹp với Phật giáo. Nếu Pts có tin gì hay bổ sung nhe!--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 15:42, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

OK, tôi sẽ tìm thử tài liệu. Nhưng đầu tiên bạn nên chuẩn bị tinh thần, bài kiểu này là trùm bị xóa. =D --Pts.OF.Athrty (thảo luận) 15:50, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Được thôi! Tôi sẽ giữ tinh thần.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 15:56, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Huy chương

[sửa mã nguồn]
Xin tặng Pts... một ngôi sao nhỏ vì những đóng góp rất tích cực của bạn cho Wikipedia, dù bạn chỉ mới bắt đầu làm quen với Wiki 1 chưa lâu. Chúc bạn làm việc vui vẻ trên wikipedia và mong bạn sẽ càng ngày càng có nhiều đóng góp hơn cho wikipedia. Thân mến! --

--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 06:31, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

OK, cảm ơn bạn. Tôi sẽ cố gắng nhiều hơn --Pts.OF.Athrty (thảo luận) 09:41, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Có lẽ lời bàn luận của bạn mang nội dung đáng ngờ, nên có người đặt "fact". Tôi cũng thấy cuộc thảo luận ở đấy hơi phù phiếm.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 11:11, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chúng ta có thể xin các t/v ngừng thảo luận chỗ đấy được ko?--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 11:12, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đúng, ta nên archive nó lại. Vì cái này rốt cục chẳng đi tới đâu cả.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 11:15, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cái đấy do Thành viên:Bùi Thụy Đào Nguyên mở màn. Thành viên này có lẽ ko biết rằng chỗ đấy để BQV xử lý rác và cấm phá hoại, ko phải để nói những tin tức như thế.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 11:16, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chèn tiêu bản

[sửa mã nguồn]

Xin chào, khi chèn một tiêu bản (bản mẫu) vào trang, bạn không cần đặt cụm "tiêu bản:" sau dấu {{ đâu (như bạn đã làm {{tiêu bản:thảo luận kết thúc}}, chỉ cần làm {{thảo luận kết thúc}} là được. Hiện bản mẫu đó có một trang viết tắt là DCT, bạn chèn {{DCT|1=}} cho nhanh, thân --minhhuy*=talk-butions 11:49, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

OK, tôi sẽ lưu ý điều này.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 12:07, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chiến tranh

[sửa mã nguồn]

Hồi năm 2009 mình có đề cử bài Suleiman I, và rất vui mừng khi nó (cùng bài Galilê) được chen ngang vào, hạn chế các bài quân sự phần nào.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 15:39, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mình cũng muốn tương lai bài Nikolai II được dịch và chen ngang vào, tiếc là bài en:Nicholas II of Russia có 1 số đặt {{fact}}.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 15:40, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bạn nên dịch phần nào thấy thích hợp thôi. Nếu chỗ nào vô lý, hay bị đặt vấn đề nên dùng nguồn tiếng Việt để viết. Nói chung không cần phụ thuộc vào Wikipedia tiếng Anh quá.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 03:01, ngày 31 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi cũng sẽ tìm tài liệu nói ông ta bị tạt a-xít, thật quá thảm! Mà hình như lúc đó lãnh tụ Lenin đã từ trần rồi nhỉ?--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 15:43, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thực sự thì Lênin lúc đó chưa chết. Nhưng dù Lênin có còn sống ông cũng chẳng làm được gì vì đây là quyết định khẩn cấp của Sô-viết Ural. Mà Lenin thì chẳng có cái quyền lực tuyệt đối kiểu của Stalin để có thể dừng lệnh ở một mức cao như vậy bằng tư cách cá nhân.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 03:01, ngày 31 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
1918 thì đúng là Lenin còn sống, nhưng tạt a-xít hình như thời Stalin thì phải?--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 04:56, ngày 1 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Sài Gòng

[sửa mã nguồn]

Bạn có thể xem lại, các cá nhân này đều sinh sau năm 76 (có 1 hoa hậu sinh năm 76 nhưng không biết cụ thể tháng mấy) tức là khi Sài Gòn đã được đổi tên---> nên họ dĩ nhiên là người Tp. Hồ Chí Minh.--__̴ı̴̴̡̡̡ ̡͌ℓ̡̡̡ ̡͌ℓ̡*̡̡ ̴̡ı̴̴̡ ̡̡͡|̲̲̲͡͡͡ ̲▫̲͡ ̲̲̲͡͡π̲̲͡͡ ̲̲͡▫̲̲͡͡ ̲|̡̡̡ ̡ ̴̡ı̴̡̡ ̡͌ℓ̡̡̡̡.__ (thảo luận) 15:42, ngày 28 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Theo tôi thì 'không thể biến cái sai thành cái đúng được! Các mục từ này đều nói về các cá nhân mà CMTND của họ chưa bao giờ có ghi là Nguyên quán :Sài Gòn thì tại sao lại bắt ép phải ghi là Sài Gòn. Còn về google thì không chơi đc, báo chí hải ngoại chỉ viết SG kô viết Tp. HCM, Vnexpress cũng chơi tiết kiệm nên toàn gọi SG có bao giờ chịu gọi tên đúng vốn có của nó đâu :D.--__̴ı̴̴̡̡̡ ̡͌ℓ̡̡̡ ̡͌ℓ̡*̡̡ ̴̡ı̴̴̡ ̡̡͡|̲̲̲͡͡͡ ̲▫̲͡ ̲̲̲͡͡π̲̲͡͡ ̲̲͡▫̲̲͡͡ ̲|̡̡̡ ̡ ̴̡ı̴̡̡ ̡͌ℓ̡̡̡̡.__ (thảo luận) 16:08, ngày 28 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Lê Thy chứng nào tật nấy

[sửa mã nguồn]

Cũng giống như ý kiến vớ vẩn đối với bài lũ lụt tại Anh và Ireland 2009, Lê Thy bảo những bài về sự kiện trận đánh và chiến dịch trong chiến tranh là không đủ nổi bật. Bạn có thể giúp tôi đấu khẩu. (thảo luận) 06:42, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn nên ngồi dịch cái này ra en:Wikipedia:Notability (events), chứ cãi nhau khi không có quy định nào hết thì chỉ có mình tự thiệt mà thôi.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 13:48, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Biểu quyết

[sửa mã nguồn]

Llevanloc đã gộp các bài chủ đề chiến tranh Afghanistan vào một chỗ để biểu quyết xóa hoặc giữ. Nhưng tôi thấy cụm bài đó 4 bài có 4 tình trạng khác nhau và không nên gộp lại sẽ dẫn đến cả 4 bài cùng bị xóa hay được giữ. Vì thế mời bạn cho ý kiến cụ thể vào từng bài. Cảm ơn bạn.--Con Trâu Mộng To (thảo luận) 16:06, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

trình bày kém và không nguồn đã có {{clk}} và {{thiếu nguồn gốc}}. Tôi đã để biển chất lượng kém đâu có sai? Bongdentoiac (thảo luận) 01:24, ngày 24 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thể loại:Tội phạm chính trị tại Việt Nam

[sửa mã nguồn]

Cho dù tôi đặt ra nó nhưng tôi sẽ không nói nhiều hơn nữa. Chỉ góp 1 ý với bạn là, Wikipedia không phải theo quan điểm của quốc gia nào cả, vì thế khái niệm en:Political crime nên được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Thân mến. Lưu Ly (thảo luận) 02:47, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trần Anh Kim

[sửa mã nguồn]

Mời PTA tham gia tiếp thảo luận này! Riêng mình tạm rút vì bác MT nói đem so những historic example là khập khiễng với militaric example.--Soter Milinda (Thảo luận, đóng góp) 15:32, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi thì không hiểu rõ về chức vụ hay cấp bậc hay militaric example gì lắm, nhưng tôi nghĩ Minh Tâm phân loại theo kiểu này:
  1. Quân tịch, đảng tịch, quân hàm là cái mà khi được phong thì anh giữ đến cả đời (trừ khi bị tước), khi anh chết cũng không ai lấy lại quân hàm của anh hay nói anh là "cựu nguyên soái" hay "cựu tướng".
  2. Những cái như Tổng tư lệnh, Sư đoàn trưởng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Tổng thống,... là những cái mà khi anh nghỉ không làm nữa thì mặc nhiên anh là "cụ".
Tôi đoán là Minh Tâm gỡ bảng dựa theo tiêu chí như thế. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:46, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ngay cả khi bị tước thì anh ta vẫn là cựu. Điều đó không thay đổi được, chỉ khác cái là anh ta không còn giấy tờ chứng minh và được hưởng lương hưu thôi.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 00:48, ngày 4 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đã gạch phần thảo luận "giống y hệt..." và có đôi lời góp ý với Minh Tâm; mong bạn không giận nữa nhé. Kính. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:45, ngày 4 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Khôi phục

[sửa mã nguồn]

Nếu bạn không dùng nữa thì xin nhắn để tôi xóa. 1 tuần nữa bài vẫn ở tình trạng đó thì tôi cũng sẽ xóa (đã có biển clk mà). Ctmt (thảo luận) 13:55, ngày 6 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Về chuyện không phải nơi thử nghiệm dân chủ, nghĩa là không phải cái gì và lúc nào cũng đem ra biểu quyết. Chẳng hạn có những khái niệm thuộc diện độc lập với thành viên Wikipedia, ví dụ "vua nhà Nguyễn quê Thanh Hóa hay Huế" là chuyện mà các thành viên Wikipedia không có vai trò gì. Hay một vấn đề sai hay đúng với một quy định của Wikipedia thì thường chỉ liên quan đến việc hiểu cho đúng quy định chứ không phải do quyết định của số đông (số đông có thể sửa quy định nhưng đó lại là chuyện khác).
Vấn đề ông TAK có được coi là sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam hay không cũng là một chuyện hoàn toàn không do thành viên Wikipedia quyết định mà là quan niệm và quy ước của xã hội, nên không thể đem ra biểu quyết. Tuy nhiên, "có xếp cựu sĩ quan vào thể loại sĩ quan hay không" thì lại là vấn đề có thể biểu quyết, vì nó liên quan đến quy ước làm việc tại Wikipedia chứ không liên quan đến chuyện ông TAK được coi là gì.
Về ý kiến cá nhân của tôi. Thể loại chính xác nhất là "Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam bị tước quân tịch", chính xác nhì là "Cựu sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam". Còn nếu muốn biểu quyết xem có nên xếp cựu sĩ quan vào thể loại sĩ quan, thì như đã nói ở trên, tôi thấy không phải là lạm dụng chuyện bỏ phiếu.
Ctmt (thảo luận) 17:35, ngày 14 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Khởi nghĩa thời Bắc thuộc

[sửa mã nguồn]

Mấy cuộc khởi nghĩa của Lương Thạc (chứ không phải Thạch), Triệu Chỉ, Vương Quý Nguyên không lớn và dung lượng cũng quá ít, không đủ đứng riêng. Bạn muốn đổi hướng khởi nghĩa Lương Thạch sang nhánh của bài nhưng bạn đã xem nội dung ở đó chưa? Tại nội dung nhánh này thậm chí không nhắc tới ông họ Lương.

Tôi ủng hộ một giải pháp đưa Vương Quý Nguyên vào 1 bài chung về các cuộc nổi dậy thời Bắc thuộc lần n, nhưng giải pháp bạn làm với Lương Thạch hay Triệu Chỉ không ổn. Trước đây cũng có bài Nguyễn Thiện Dương - 1 nhân vật quá nhỏ bé đã bị xóa và có người từng bàn ý định đổi hướng hẳn về Khởi nghĩa Bãi Sậy song không thành vì ông ta quá lu mờ. Thông tin về họ Triệu và họ Thạch cần gộp vào 1 bài chung, nhưng đó là 1 bài nhỏ về các cuộc khởi nghĩa, trong đó mỗi người có hẳn 1 mục như #Lương Thạc và #Triệu Chỉ (nghĩa là dù hạ xuống đưa vào 1 mục trong 1 bài, thì vẫn phải bổ sung cho mỗi người này thêm thông tin có đủ thịt da chứ không chỉ vẫn 1 vài dòng như trước lúc bị xóa) chứ không phải Bắc thuộc#Bắc thuộc lần hai là chỗ quá mênh mông.--Trungda (thảo luận) 02:29, ngày 8 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trong khi chưa có bài về các cuộc nổi dậy thời Bắc thuộc lần n, tôi tạm thời đổi đích về Bắc thuộc lần 2#Sự chống đối của người bản địa#Thời Lục triều là chỗ thích hợp hơn.--Trungda (thảo luận) 02:51, ngày 8 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
OK, tôi cũng định làm thế nhưng đọc lại thì cả nghĩ là khúc đó quá dài. Với lại có khá nhiều cuộc binh biến (chứ không phải khởi nghĩa) lẫn vào mà tôi không biết xử lý làm sao cho ổn thỏa nên mới đổi hướng thế cho tiện.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 03:18, ngày 12 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thể loại

[sửa mã nguồn]
  • Về Hoàng Minh Chính, Magicknight94 đã sửa lại cho đúng rồi. Hoàng Minh Chính chưa từng bị đưa ra tòa lần nào về tội này.
  • Phạm Hồng Sơn bị kết án theo điều 80 (Bộ Luật Hình sự 1999) về tội gián điệp. Tội này nằm trong nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia (Chương XI - Bộ luật hình sự). Bản án được tuyên tại phiên toàn phúc thẩm ngày 26 tháng 8 năm 2003 chỉ thay đổi mức độ hình phạt, không thay đổi tội danh. Thông tin của BBC viết rằng Phạm Hồng Sơn được trả tự do là không chính xác. Đây là sự đánh tráo khái niệm vì trả tự do có nghĩa là xóa án. Phạm Hồng Sơn không được xóa án mà được hưởng chế độ đặc xá, tha tù, là một hình thức giảm hình phạt (giảm thời hạn tù). Phạm Hồng Sơn được hưởng mức giảm tối đa, coi như chấp hành xong hình phạt tù chứ không phải là xóa án, tha bổng. Hình phạt thứ hai là ba năm quản chế vẫn đựoc giữ nguyên, không thay đổi. Vi.wiki xếp vào thể loại người bị kết tội xâm phạm an ninh quốc gia là phù hợp. --Двина-C75MT 02:33, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời
  • Trong trang thảo luận của tôi có giải thích của bác Minh Tâm về "xóa án", "trả tự do" đấy! Mời bạn xem thử!--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 15:34, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nguyễn Ánh

[sửa mã nguồn]

Việt sử toàn thư là sách điện tử, vốn được sử dụng nhiều, tuy nhiên nếu phục vụ cho chú thích kiểu Harvard thì không đủ thông tin.

Về các nhận định, tôi cho rằng với những nhân vật hay vấn đề gây tranh cãi như Nguyễn Ánh thì dù ý kiến trùng nhưng nêu không thừa, để người đọc thấy có nhiều ý kiến nghiêng về "chê" hay "khen" hơn. (cá nhân tôi không nhất trí với 2 ông Đặng, dường như 2 ông này "nghĩ hộ" ông Ánh hơi nhiều, như thể phân tích bài thơ đôi khi có thể ra ngoài cả ý tác giả - 1 việc làm có thể được nhìn nhận bằng nhiều góc độ và chừng nào ko có sử liệu về "lời trăng trối" hay cái gì đó tương đương thì việc "nghĩ hộ và phân trần hộ ngài" xem ra khó thuyết phục - ít ra là với tôi!)

Về nhận xét rời đô, đưa lên phần hành chính cũng được, nhưng tôi e lại có ý kiến muốn đưa những nhận xét về "trả thù Tây Sơn" lên nội dung này; hoặc nhận xét về phần "cầu viện" đưa lên phần "cầu viện"... nên tốt nhất ta cứ để chung phần nhận xét.--Trungda (thảo luận) 09:46, ngày 21 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thời điểm có nhiều tài liệu mới xuất hiện về chủ đề này, như tôi biết, đều đã ra trong năm 2008 (khi bắt đầu có ý kiến nhìn lại về nhà Nguyễn). Những gì tôi và một số thành viên thu thập được đều đã thể hiện trong bài viết vào năm đó. Từ đó tới nay tôi chưa thấy có tài liệu gì mới hơn.
Tựu chung dù "nói lại" người ta vẫn hình thành 2 nhóm quan điểm: 1. "nói lại bằng hết" (chuyển thái cực, có vẻ không thật khách quan) và 2. Nói lại một số vấn đề trước đây nói chưa thật đúng mức (chuyển đổi một phần, có cả khen chê - dạng này xem ra khách quan hơn).--Trungda (thảo luận) 16:37, ngày 23 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Con rối?

[sửa mã nguồn]

Đó gọi là hành động "chỉ mặt đặt tên", bạn ạ! Bạn có thể lấy quy định Wikipedia ra để phản bác họ!--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 13:54, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ không cần. Vì thứ nhất là mình càng cãi thì càng giống mình che giấu điều gì đó, điều thứ hai là mình cãi nhau với thành viên ẩn danh thường là một điều "ít có ý nghĩ" trong mọi mặt. Cảm ơn bạn đã quan tâm--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 13:56, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ok.--Да или Нет (thảo luận) 16:11, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Lý do bạn đưa ra khi sửa làm Dinhtuydzao tưởng nhầm đấy (và nói thật tôi cũng bực khi nhìn thấy), rõ ràng bài viết thiếu những cái đó (trước khi bạn sửa) nên tôi mới đặt, có phải rảnh đâu mà làm chơi? --عبقور*=talk-butions 01:08, ngày 30 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi rất bực mình trước cách hành xử của MinhHuy và Dinhtuydzao. Tôi cũng đã sửa bài Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, nhưng vẫn còn ngắn! Có lẽ chúng ta phải có biện pháp nghiêm khắc với hai thành viên trên! Còn MinhHuy và DInhtuydzao có bực mình hay ko, thì tôi cũng rất bực mình đây này! Ai làm gì được ai?--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 01:44, ngày 30 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

PTA có biết tiêu bản nào mang nội dung đại loại như "bài này thông tin chưa nhiều" hay "bài này cần được bổ sung thêm thông tin" hay không ? Hai ông linh mục chức vụ cao thế này thì cũng nên có cái bài hoành tráng 1 chút. Theo tôi thấy thì những bài như thế này thì bên wiki Anh họ cũng có thể gắn bảng "stub", nhưng mà gắn "sơ khai" thì hơi quá tay. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:00, ngày 30 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mời bạn xem trả lời của mình ở Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Đề nghị rút sao/Long Thụ.Porcupine (thảo luận) 03:10, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Con rối

[sửa mã nguồn]

Xin lỗi là việc này không liên quan gì đến tôi cả.--Да или Нет (thảo luận) 06:37, ngày 10 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chạy

[sửa mã nguồn]

Tôi xin bắt chước thi sĩ Trần Dần làm bài thơ tặng bạn

Đi lang thang
Thấy đời...không như mình nghĩ
Trốn chạy đời
Là tính đàn bà
Sao không đứng lại
Nhìn vào nó
Mà cười
216.105.89.231 (thảo luận) 14:15, ngày 10 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hơi "thích 1 tí" cm của IP này :))--Carot Pro (thảo luận) 14:50, ngày 10 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tham khảo ý kiến

[sửa mã nguồn]

Tôi muốn tham khảo ý kiến của Pts.OF.Athrty về lời biện minh của Dinhtuydzao tại trang Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên. Lê Thy (thảo luận) 08:40, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Easy

[sửa mã nguồn]

Take it light, he's not worth your disappointment. GV (thảo luận) 10:29, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Lạ thiệt, có người đâm đơn kiện xong thì mất tích. Sao mà không ra chứ? --123.16.151.6 (thảo luận) 11:59, ngày 12 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mời bạn tham gia biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Quy định gỡ công cụ Bảo quản viên. Biểu quyết này thực sự cần thiết cho sự phát triển của Wikipedia, thời hạn đến ngày 18/08/2015. Mong bạn cho ý kiến. Cảm ơn bạn rất nhiều. Alphama (thảo luận · đóng góp)

Dự án phát sinh thể loại bán tự động

[sửa mã nguồn]

Mời bạn cho ý kiến ở Thảo luận Wikipedia:Dự án/Phát sinh thể loại bán tự động. Cảm ơn bạn.Alphama (thảo luận · đóng góp)

Mời tham gia biểu quyết

[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia biểu quyết về việc thay đổi quy định bài viết tốt tại Wikipedia:Biểu quyết/Thay đổi quy định BVT và cách viết tên tiếng Việt tại Wikipedia:Biểu quyết/Cách viết tên tiếng Việt của những người gốc Việt tại Wikipedia tiếng Việt

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Mời tham gia ý kiến

[sửa mã nguồn]

Chào bạn,

Mời bạn tham gia các thảo luận về tên thể loạiWikipedia tại dự án Phát sinh thể loại bán tự động. Ý kiến của bạn rất quan trọng đến dự án này cũng như quá trình xây dựng thể loại tự động của Wikipedia nhằm nâng cao chất lượng dự án lâu dài. Cảm ơn bạn! Bot gửi lời mời thay cho Alphama (thảo luận · đóng góp). AlphamaBot4 (thảo luận) 05:12, ngày 17 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận mở đầu năm 2017

[sửa mã nguồn]

Chào bạn,

Wikipedia Tiếng Việt năm 2017 có 1 số thay đổi về mặt nhân sự và quy định. Trân trọng mời bạn tham gia các biểu quyết sau:

Xin cảm ơn trước vì sự quan tâm và tham gia của bạn.

Thành thật xin lỗi nếu tin nhắn làm phiền bạn hoặc trùng lặp với các lời mời trước đó.

AlphamaBot4 (thảo luận) 14:17, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trân trọng mời bạn tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Hello, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia các hoạt động tháng 05/2018

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ? Trân trọng mời bạn tham gia các hoạt động:

  1. Wikipedia:Thảo luận/Thành lập User Group
  2. Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Hugopako

Chúng tôi rất mong muốn lắng nghe ý kiến của bạn. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia biểu quyết các thành viên quản trị Wikipedia tiếng Việt

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:

Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia các biểu quyết

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, bạn khỏe không? Hiện nay có 2 biểu quyết ở Wikipedia. Trong đó biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết có tính quan trọng, ảnh hưởng đến cách hoạt động của dự án, mong bạn bớt chút thời gian để tham gia và nêu quan điểm của bạn.

Tôi mong muốn lắng nghe ý kiến và quan điểm của bạn về các biểu quyết trên. Chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui khi tham gia đóng góp tại Wikipedia. AlphamaBot2 (thảo luận) 23:58, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia biểu quyết nhân sự

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, Wikipedia Tiếng Việt hiện nay đã có hơn 1.2 triệu bài vì vậy cần thiết phải có đội ngũ nhân sự mới để quản lý nội dung cũng như đánh giá lại năng lực các BQV cũ. Mời bạn tham gia các biểu quyết tại:

Trân trọng! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan