Thảo luận Wikipedia:Đề nghị rút sao bài viết chọn lọc

Tiêu chuẩn

[sửa mã nguồn]

Xin hỏi tôi có thể đọc ở đâu:

  • Thời hạn đề nghị rút sao cho một bài? Tức là một bài bị đưa ra đề nghị rút sao, sau bao nhiêu lâu thì cộng đồng sẽ đưa ra quyết định (rút sao hoặc giữ sao)?
  • Tiêu chuẩn cụ thể để rút sao?

RBD (thảo luận) 00:52, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Muốn làm khoa học thì cần tạo mục riêng chứ không nên chung với Ứng cử viên như hiện nay. Các biểu quyết cũng cần lưu lại. Riêng bài John F. Kennedy đến giờ đã hơn hai tháng, lý do rút sao đã được khắc phục, không có ý kiến nào đồng ý, vì vậy nên bỏ đi cho bớt dài.
Áp dụng thời gian một tháng nếu không có ý kiến nào khác? Tôi vừa đọc quy định biểu quyết xóa bài thấy cũng sử dụng hạn tối đa một tháng. Một tháng là quá dư để viết mới một bài chọn lọc, trừ trường hợp thiếu tư liệu. Hơn nữa nếu bài được cải tiến, có thể đề cử trở lại bất cứ lúc nào.--Paris (thảo luận) 03:55, ngày 10 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi thấy có một vài bài chọn lọc từ những năm trước, không có bất kỳ thông tin nào liên quan đến bỏ phiếu giống như bây giờ, và cũng không thấy bất kỳ tài liệu tham khảo nào chứ đừng nói là có dẫn chứng trực tiếp (chú thích tại chỗ).Tranletuhan (thảo luận) 08:50, ngày 28 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đề nghị rút sao

[sửa mã nguồn]

Tôi hiểu đề nghị rút sao là một cách nói về việc đề cử bình chọn bài chọn lọc của bài đã từng được bầu chọn thành công. Đây là một việc bình thường. Một bài đã từng được bầu chọn gắn sao chọn lọc có thể được phát triển hoặc bỏ quên.

  1. Nếu sự phát triển làm bài mất cân đối, xa rời phiên bản cũ, thêm nhiều thông tin làm mất tính trung lập vốn có, văn phong các câu thêm vào dù có chú thích nhưng tạo ra sự lộn xôn, rối rắm thì khi nó được đề cử bình chọn lại có thể dẫn tới việc mất sao chọn lọc.
  2. Nếu nó bị bỏ quên và hiện tại so với các bài được chọn lọc khác có một khoảng cách khá xa về chất lượng thì nó có thể không vượt qua sự bình chọn ---> mất sao chọn lọc.

Việc xét lại chất lượng bằng việc tái đề cử bình chọn có thể bị xem là việc làm thiếu tế nhị, bắn đại bác vào quá khứ... là do cách dùng từ "rút sao" vì vậy tôi đề nghị dùng cụm từ "tái đề cử bình chọn" cho nhẹ nhàng hơn và cũng đúng với nội dung "bài chọn lọc được gắn sao" vì bài chọn lọc là bài mà trong quá khứ và hiện tại đều đạt chất lượng theo yêu cầu, tiêu chí đã đề ra, khác với bài đã từng được gắn sao chọn lọc.Bánh Ướt (thảo luận) 10:00, ngày 16 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Interwiki

[sửa mã nguồn]

Xin cho hỏi trong Wikipedia tiếng Anh có đề nghị rút sao bài chọn lọc không mà không thấy có interwiki.203.160.1.72 (thảo luận) 06:23, ngày 1 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

en:Wikipedia:Former featured articles. 217.128.111.74 (thảo luận) 06:26, ngày 1 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Làm trang này nổi bật

[sửa mã nguồn]

Hiện giờ trang biểu quyết sao chọn lọc được xuất hiện ở rất nhiều vị trí: Trang chủ, trang Thay đổi gần đây và các chỗ khác mà tôi chưa biết. Tuy nhiên, phần biểu quyết rút sao lại chưa được quan tâm ngang ngửa. Kết quả là nhiều bài viết đáng được rút sao từ lâu vẫn tồn tại, hủy hoại vị thế các bài viết có gắn sao nói chung. Vì thế, rất mong cac sysop có thể đưa phần biểu quyết rút sao này lên các vị trí sao cho nổi bật hơn, để các thành viên có thể tham gia vào mục này một cách tích cực.Tran Quoc123 (thảo luận) 12:06, ngày 8 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đề nghị rút sao không thể quan trọng bằng gắn sao được. Hiện nay từ Ứng cử viên bài viết chọn lọc chỉ cần một click chuột là tới Đề nghị rút sao. Từ Trang Chính, Thay đổi gần đây hay các nội dung chọn lọc khác cũng chỉ cần hai click chuột. Như vậy vị trí mục này không phải không dễ thấy. Còn tại sao ít người tham gia, tôi nghĩ vì những lý do khác chứ không phải họ không nhìn thấy.--Paris (thảo luận) 12:34, ngày 8 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tại sao rút sao lại không quan trọng bằng gắn sao? Sao có cái giá trị chính là ở chỗ nó đánh dấu những bài viết đáng được học hỏi. Để những bài không đủ chất lượng được gắn sao nằm chềnh ềnh ra đấy, liệu sao có còn giá trị không? Lúc đấy gắn bấy nhiêu sao phỏng có ích gì?
Có thể như Paris nói là vị trí trang rút sao không quá hẻo lánh, nhưng rõ ràng là chúng ta cần sự tham gia tích cực hơn vào việc rút sao. Vì thế, tôi mong trang này có thể được làm nổi bật hơn.Tran Quoc123 (thảo luận) 14:11, ngày 20 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi thấy một điều rằng, việc đề nghị rút sao hay nói cách khác là tái đề cửa bình chọn (giống như Bánh Ướt nói ở trên), đó là việc xem xét lại theo tiêu chuẩn hiện tại và thông qua đó các thành viên quan tâm có thể bổ sung thêm nội dung cũng như theo ý kiến của người bỏ phiếu. Mục đích này nhằm tạo sự cân bằng giữa các bài chọn lọc, chứ nhiều khi độc giả đâu để ý nó được bình chọn khi nào.--Heathrow/London (thảo luận) 04:29, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lý do biểu quyết rút sao

[sửa mã nguồn]

Theo tôi, đa số các thành viên ngại và "lười" vào đây bq rút sao vì danh sách đề cử rút sao thì nhiều mà bài nào cũng chủ yếu là thiếu chú thích. Mà các thành viên muốn bq thì lại nghĩ đến chuyện ghi lý do dài lê thê ra rồi ở đề cử khác cũng phải viết lại với nội dung bq đó. Thành ra rất mất công. Tôi nghĩ ở chỗ bq rút sao này chúng ta chỉ cần đưa ra phiếu đồng ý hay không mà không cần kèm lý do. Bởi ai cũng biết lý do là gì (người đề cử đã nêu). Nếu muốn giữ sao thì chỉ cần nêu lý do giữ. Theo tôi được biết bên en wiki hay commons người ta bq cái gì cũng không cần phải nêu lý do, như thế sẽ gọn và nhanh hơn. Mời cho ý kiến! --Thick thi sock 12:18, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Không có ý kiến (từ từ suy nghĩ), nhưng commons biểu quyết có ý kiến đàng hoàng chứ --عبقور*=talk-butions 12:28, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bên Commons tôi thấy ai thích thì ghi lý do, ko thích thì thôi. qua đây mà xem nè!. --Thick thi sock 12:31, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời
Giời ạ, dĩ nhiên bình chọn hay tước bỏ hình chọn lọc thì không cần ý kiến (hình mà, đẹp giữ xấu bỏ), vì bạn nói "người ta bq cái gì cũng không cần nêu lý do" nên tôi mới nghĩ tới biểu quyết xóa hình --عبقور*=talk-butions 12:38, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Số lượng người tham gia bỏ phiếu ở đây ko nhiều, 3 thành viên là được. Vì thế cần có lý do (ngắn gọn) sau quyết định của mình, đó cũng là cách thể hiện thành viên đó đã đọc và có nhận định về bài, tránh các trường hợp bỏ phiếu một cách vô trách nhiệm. ASM (thảo luận) 13:03, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ko cần đọc bài thì thành viên vô trách nhiệm vẫn có thể đưa lý do dễ dàng như "Đồng ý với XX" hay "Bài thiếu nguồn". --Thick thi sock 13:57, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đang có thảo luận về FA, GA, A tại đây. Chỉ đến khi nào giải quyết xong thủ tục chọn FA, GA, A thì mới có thể vận dụng để giải quyết vấn đề rút sao theo trình tự nghịch đảo. Trình tự rút sao hiện nay lạc hậu và không phản ánh đúng thực chất. Tôi đã có một số ý kiến về việc nên để lại những bài mà các tác giả tiền bối của chúng ta đã viết rất công phu nhưng vì tại thời điểm 2005 trở về trước, quy định về nguồn chưa áp dụng chặt chẽ (để chiêu mộ thành viên). Vì vậy, cần có thảo luận cho kỹ trước khi đưa ra rút sau. Đồng ý với Thick thi sock rằng có không ít nick bỏ phiếu theo kiểu phong trào hoặc theo cảm tính mà hầu như không đọc kỹ bài viết. Điều đó chắc chắn gây tổn hại cho wiki. --Двина-C75MT 15:14, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Bác có nói từ 2005 về trước quy định nguồn chưa chặt chẽ nên các bài viết sao vẫn nên giữ? Theo sock biết ở phần giới thiệu dự án rút sao này có nói Không có gì đổi thay nhanh hơn quá khứ vốn không hề thay đổi, việc dỡ sao chọn lọc thể hiện sự tái nhìn nhận lại những giá trị quá khứ theo những yêu cầu và tiêu chuẩn mới. cho nên chúng ta phải chấp nhận "sự thay đổi của thời gian". Vì thế vẫn nên rút sao những bài thiếu nguồn bởi tiêu chuẩn hiện nay đã khác so với trước. --Thick thi sock 04:03, ngày 24 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi hoàn toàn đồng ý với việc cần rút sao những bài chưa đủ tiêu chuẩn, nhưng không nên dùng liệu pháp "sock", đem bài ra rút sao ồ ạt mà cần có một lộ trình: tham khảo ý kiến, thảo luận trước đi đã thì "phiếu" mới đủ chất lượng. Chính Thick thi sock cũng đưa ra luận điểm "sự thay đổi của thời gian", mà thời gian thì có các "khoảng thời gian" chứ không phải thời gian chung chung. Ngay cả việc áp dụng luận điểm: "Không có gì đổi thay nhanh hơn quá khứ vốn không hề thay đổi, việc dỡ sao chọn lọc thể hiện sự tái nhìn nhận lại những giá trị quá khứ theo những yêu cầu và tiêu chuẩn mới cũng cần phải có quá trình. Xây khó, phá dễ. Sự đời xưa nay vẫn vậy. Tôi chẳng một chữ nào trên wiki trước 26 tháng 4 năm 2009 nên chẳng có gì liên quan trực tiếp đến quá khứ đó. Chỉ thấy như vậy chưa hợp lý thôi. --Двина-C75MT 05:22, ngày 24 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Vấn đề Thick thi sock đặt ra: người mang bài ra biểu quyết nêu lý do, vì vậy những người bỏ phiếu không cần nêu lý do. Nhưng như vậy chưa đủ. Người thuận theo có thể bỏ phiếu đồng ý với lý do đó; nhưng người không đồng tình không thể chỉ nói "phản đối" mà cần nêu lý do tại sao không đồng tình (bằng cách chứng minh nhược điểm không có trong bài viết). Hơn nữa, để những người bỏ phiếu thuận chỉ cần ghi "đồng ý", lý do của người đưa bài ra biểu quyết cần rõ và khá cụ thể mới tránh được "gật bừa".--Trungda (thảo luận) 07:57, ngày 24 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

' "Các bài viết này cần được nâng cấp, đặc biệt là thêm thông tin và chú thích. Lưu ý rằng những bài dưới đây có thể được đề cử hoặc tái đề cử." - Thế này là tát vào mặt những người vừa bỏ phiếu giữ sao của mấy bài như Kant và Long Thụ? Pq tự cho mình cái quyền bỏ qua đồng thuận lập quy tắc riêng từ bao giờ thế? Bài bị biểu quyết xóa mà được giữ thì không được phép đưa ra biểu quyết xóa lại, bài chọn lọc cũng cần được áp dụng luật bất hồi tố này. GV (thảo luận) 10:24, ngày 6 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xin lỗi GV, nhưng đây không phải quy tắc riêng. Việc có người đề cử nhiều lần không vi phạm vi định của Wiki hiện tại, xin đưa vào trang thảo luận cho đúng không gian.pq (thảo luận) 10:34, ngày 6 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cứ lẳng lặng làm không đếm xỉa gì đến ý kiến của mọi người (vừa mới biểu quyết cho ý kiến chứ đâu!), Pq cứ ngồi rao giảng về quy tắc, quy luật trong khi cái quy tắc cơ bản nhất là đồng thuận thì bỏ qua, thế là thế nào? Không có đồng thuận đã vác ngay những ý tưởng của mình ném vào trang chính của dự án thì khác gì một cái thảo luận như của tôi mà đòi tôi "xin đưa vào trang thảo luận cho đúng không gian"? GV (thảo luận) 10:47, ngày 6 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi không rao giảng gì cả, mọi việc tôi làm chỉ mong wiki ngày càng tốt đẹp hơn theo tinh thần Wikipedia:Táo bạo, GV cũng hiểu rõ là trước đây trang này hầu như không được quan tâm, nếu đợi đồng thuận có lẽ đến tết cũng chưa thấy có. Còn việc đem thảo luận vào đây thì tôi không làm cũng sẽ có thành viên khác làm. Bạn không nên nói như tát nước như thế.pq (thảo luận) 11:15, ngày 6 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tái đề cử lại không sai nhưng phải đợi trong vòng từ 6-12 tháng mới được đưa ra tái đề cử, chứ bài Kinh điển Phật giáo mới đưa ra tháng trước tháng này lại bị mang ra, trông giống như cố sát cho được chứ không phải là muốn rút sao vì kém chất lượng, chí ít cũng phải để trong đây một thời gian để có người quan tâm sửa chữa chứ.Tnt1984 (thảo luận) 10:30, ngày 6 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đã hoãn 6 tháng. Rất mong một quy định cụ thể.pq (thảo luận) 11:16, ngày 6 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thế bạn xem như thế này có ổn không. Tức là một bài bị đề nghị rút sao thất bại nhưng theo quy định thì rõ ràng nó không đủ chất lượng để gắn sao và số người bỏ phiếu đồng ý rút gần ngang với số người bỏ phiếu chống thì sẽ bảo lưu bài đó trong 6 tháng và để thông tin là bài cần nâng cấp gấp và nên nâng cấp thế nào trong bài đó nếu sáu tháng sau bài được đưa ra biểu quyết với "cùng lý do" đó và cũng chừng đó người vô bỏ phiếu thì tự ắt nó "sẽ có thêm một phiếu đồng thuận rút sao" do không có ai quan tâm sửa bài. Còn nếu do luật thay đổi thì và bài không đáp ứng tiêu chuẩn mới thì sẽ không thêm phiếu đó vào. Còn nếu rút sao tiếp tục thất bại mà sáu tháng sau lại mang nó ra với "cùng lý do" đó thì tự ắt "có thêm 3 phiếu" giống như cứ nhân đôi phiếu đồng ý rút sao có sẵn lên vậy như thế nếu bài không sửa thì trước sau cũng sẽ rút sao.Tnt1984 (thảo luận) 12:03, ngày 6 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Rất thú vị, nhưng phải đưa ra quy định mới rồi lại "đồng thuận" thì....pq (thảo luận) 12:41, ngày 6 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Mọi việc đều phải cứ thử mới biết.Tnt1984 (thảo luận) 12:47, ngày 6 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quy trình thế nào? gắn sao khó sao rút sao dễ thế?

[sửa mã nguồn]

Xin lỗi lâu tôi không vào Wiki nên không biết diễn biến ra sao mà bây giờ chỉ cần 3 phiếu dạng "thiếu chú thích" là đủ để rút sao của một bài chọn lọc trong khi để gắn sao thì cần rất nhiều phiếu và nhiều thời gian. Xem qua danh sách các biểu quyết thì thấy chủ yếu chỉ có phiếu của 3 tài khoản.

Tôi thấy việc rút sao chóng vánh như vậy rất không ổn.

Về quy trình, tôi có các câu hỏi sau:

  1. Tại sao biểu quyết này chỉ cần 3 phiếu? trong khi các biểu quyết khác tối thiểu 5?
  2. Quyết định rằng biểu quyết được đóng sau tối thiểu 3 phiếu được đưa ra do thảo luận nào của cộng đồng? có bao nhiêu người tham gia?

Ctmt (thảo luận) 10:26, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quy định 3 phiếu và tối thiểu 2 tuần là lấy từ trang Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc. Anh có thể liên lạc với thành viên Paris về số lượng phiếu hoặc vào trang WP:TL. Hiện nay, tôi không làm khoản này nữa, anh thông cảm (đã rút trang biểu quyết này ra khỏi Wikipedia:Thay đổi gần đây).pq (thảo luận) 10:35, ngày 22 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Pq đã trả lời. Quy định mà Pq dẫn là cho việc gắn sao chứ không phải cho rút sao, khó có thể hiển nhiên áp dụng. Ngoài ra, giới hạn 3 phiếu hầu như chưa bao giờ phải dùng cho biểu quyết gắn sao. Trong khi đó, nếu nhìn bằng con mắt của Magnifier thì các biểu quyết rút sao hàng loạt này rất có vấn đề.

Việc đã rồi tôi không muốn xới lại. Nhưng vì các lí do trên, tôi đề nghị ngừng áp dụng giới hạn 3 phiếu nếu có ai đó tiếp tục muốn rút sao. Ctmt (thảo luận) 14:47, ngày 23 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vâng, anh cứ sửa đổi một số hạng mục nếu thấy cần thiết. Cũng nói thêm là nhiều bài bài viết được gắn sao cũng đã "lỡ" theo giới hạn (dưới) ba phiếu rồi (có lẽ do đã ít người ý kiến + ít người cho phiếu). Bên cạnh đó, trang rút sao này còn ít được chú ý hơn cả mấy lần, toàn phải đi vận động thủ công.Pq (thảo luận) 13:32, ngày 29 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cũng nói thêm với anh là các biểu quyết gần đây chỉ "trị" những bài viết được chọn lọc trong thời kỳ sơ khai của Wikipedia tiếng Việt (khi đó việc gắn sao là tùy thích chứ không khó như bây giờ), việc biểu quyết rút sao này (trong điều kiện quá ít người tham gia) cũng là khó khăn so với gắn sao hồi đó.pq (thảo luận) 13:26, ngày 1 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Kinh điển Phật giáo

[sửa mã nguồn]

Bài này đã 2 lần bị đưa ra bỏ phiếu tước sao chọn lọc nhưng đều giữ được. Sau khi xem các ý kiến trong 2 lần bỏ phiếu tôi thấy việc giữ sao không phải là không có lý, nhưng chẳng lẽ một bài chọn lọc lại có thể gắn chình ình cái biển {{chú thích không rõ}} ngay đầu bài như thế? Hoặc là gỡ cái biển đó đi, hoặc là bây giờ đem ra bỏ phiếu rút sao lại.FateAverruncus (thảo luận) 07:59, ngày 10 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review phim] Người Vợ Cuối Cùng - Liệu có đáng xem hay không?
[Review phim] Người Vợ Cuối Cùng - Liệu có đáng xem hay không?
Điểm cộng của phim rơi hết vào phần hình ảnh, âm thanh và diễn xuất của hầu hết dàn diễn viên.
Ác Ma Nguyên Thủy Tensei Shitara Slime Datta Ken
Ác Ma Nguyên Thủy Tensei Shitara Slime Datta Ken
Bảy Ác Ma Nguyên Thủy này đều sở hữu cho mình một màu sắc đặc trưng và được gọi tên theo những màu đó
Câu chuyện về Sal Vindagnyr và các mốc nối đằng sau nó
Câu chuyện về Sal Vindagnyr và các mốc nối đằng sau nó
Trong tình trạng "tiến thoái lưỡ.ng nan" , một tia sáng mang niềm hy vọng của cả vương quốc đã xuất hiện , Dũng sĩ ngoại bang - Imunlaurk
Xilonen – Lối chơi, hướng build và đội hình
Xilonen – Lối chơi, hướng build và đội hình
Là một support với nhiều tiềm năng và liên tục được buff, Xilonen đã thu hút nhiều chú ý từ những ngày đầu beta