Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc

Làm sạch trang này
Làm sạch trang này
Nội dung chọn lọc Nội dung tốt Nội dung mới
Bài viết Hình ảnh Danh sách Chủ điểm Cổng thông tin Bài viết Chủ điểm Bạn có biết
Bài viết chọn lọc Tiêu chuẩn Đề cử (2) Rút sao (1) Giáng sao (0) Thảo luận Thống kê
Tuần tới: Đại số      
Quy trình đề cử
  • Hãy xem các tiêu chuẩn của một bài viết chọn lọc và phải chắc chắn rằng bài viết mà bạn định đề cử thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đó trước khi đề cử.
  • Đặt {{UCVCL}} (viết tắt của "Ứng cử viên chọn lọc") vào đầu trang thảo luận của bài được đề cử.
  • Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho bài viết và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
    1. Bên dưới dòng === {{thế:SUBPAGENAME}} ===, hãy viết rõ lý do đề cử bài viết và ký tên bằng dấu ~~~~. Nếu thấy bài viết đã từng được đề cử, hãy lưu lại nội dung cũ đó bằng cách di chuyển chúng tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ.
    2. Chép lại dòng:{{/tên bài được đề cử}}, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên ("tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử).
    3. Để đảm bảo chất lượng bài viết chọn lọc, mỗi thành viên không được đề cử quá 2 bài trong cùng một tháng (dương lịch).[1]
  • Nhằm thu hút mọi người tham gia và cho ý kiến, bạn có thể đến trang thảo luận của các thành viên và gửi thư mời bằng đoạn mã {{thế:Thư mời tham gia biểu quyết bài viết chọn lọc|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:ctcb}} (viết tắt của Chúng tôi cần bạn, thư mời chung cho mọi biểu quyết thuộc không gian nội dung chất lượng).
Quy trình nhận xét
Các hình thức nhận xét
Ý nghĩa
 Đồng ý {{Đồng ý}} Đồng ý chọn lọc
 Chưa đồng ý {{Chưa đồng ý}} Bài viết còn vấn đề
 Ý kiến {{Ý kiến}} Bình luận, ý kiến
Xin hãy đọc bài viết được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
  • Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
    • Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[2]
    • Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 200 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[2] Không tính các sửa đổi ở không gian tên Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện bỏ phiếu, bạn vẫn được phép cho ý kiến.
  • Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề bài viết (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
  • Nếu bạn nhận thấy bài viết đủ điều kiện chọn lọc, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã  *{{Đồng ý}} kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào bài viết, hãy nói rõ điều đó.
  • Nếu bạn thấy bài viết vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn chọn lọc, hãy viết mã  *{{Chưa đồng ý}} và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng bài viết chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu bài viết đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi <s>...</s>. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành *{{Đồng ý}} hoặc *{{Ý kiến}}.
  • Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng *{{Ý kiến}}.
  • Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[3]
Kết luận
  • Một bài để được chọn lọc thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
  1. Có ít nhất 3 phiếu "Đồng ý" hợp lệ.
  2. Giải quyết hết những điểm "Chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
  3. Thời gian ứng cử đúng 30 ngày mới được gắn sao chọn lọc.[4] (Đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[5]
  • Các "Ý kiến" không có giá trị trong việc kết luận.
  • Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu "Chưa đồng ý" (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
  • Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[6] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
  • Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng bài viết đủ điều kiện để trở thành BVCL, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
    1. Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
    2. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử thành công.
    3. Thêm bản mẫu {{Sao chọn lọc}} vào bài viết. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Sao chọn lọc để biết cách điền các tham số.
    4. Xóa bản mẫu {{UCVCL}} và thêm {{Chọn lọc}} vào trang thảo luận của bài. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Chọn lọc để biết cách điền các tham số.
    5. Ở trang thảo luận bài, cập nhật tham số |chất lượng=... của các hộp dự án thành |chất lượng=CL. Sau đó, đến các trang dự án của bài viết và thực hiện công việc cập nhật, bổ sung tương tự.
    6. Cập nhật thông tin tại danh sách bài viết chọn lọccổng thông tin nội dung chọn lọc.
    7. Thêm tên bài được chọn tại Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2025/Các tựa.
    8. Đưa bài lên Trang chính bằng cách tạo trang mới: "Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2025/Tuần được đưa lên".
    9. Đề cử bài vào cuộc thi "Bài viết của năm" tại Wikipedia:Bài viết của năm/Cuộc bình chọn Bài viết của năm 2025.
    10. Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "bài viết chọn lọc" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng chọn lọc sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
    11. Cuối cùng, thông báo đến các thành viên khởi tạo hoặc mở rộng bài đáng kể bằng cách viết đoạn mã {{thế:Thông báo Bài viết chọn lọc|Tên bài}} tại trang thảo luận của họ.
  • Nếu các thành viên thấy bài viết chưa đủ điều kiện chọn lọc, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
    1. Đóng trang biểu quyết bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
    2. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công.
    3. Xóa bản mẫu {{UCVCL}} và thêm bản mẫu {{UCVTB}} vào trang thảo luận của bài.
Ghi chú

Đề cử hiện hành

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhận xét:Nhắc đến nhạc cổ điển dành cho dương cầm thì có lẽ Chopin không còn là nhân vật xa lạ đối với nhiều người. Mặc dù chỉ tập trung vào dương cầm và không có nhiều tác phẩm lớn như sonata hay concerto, nhưng âm nhạc của Chopin đã để lại nhiều dấu ấn cho người nghe và người biểu diễn, bởi mức độ biểu cảm và độ khó của những tác phẩm này. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông bao gồm: Nocturne Op. 9 số 2, Ballade số 1 Op. 23, Sonata cho dương cầm số 2, Polonaise Op. 53, Waltz Op. 64 số 1 và số 2, và nhiều bài khác. Bài viết này được dịch từ BVCL bên Wikipedia tiếng Anh và có một số thay đổi về nguồn được chọn để tận dụng những nguồn đang có (tuy nhiên nội dung trong nguồn khớp với bài). Đây là một bài viết mình đã dành nhiều thời gian để biên tập, dịch thuật và kiểm chứng nguồn (đặc biệt là với sách được dịch sang tiếng Việt của Alan Walker ). Vì đây là biểu quyết BVCL đầu tiên của mình nên mình mong được sự đánh giá khách quan từ mọi người để cải thiện bài viết.
  • Người nhận xét:ChopinTheChemistTrò chuyện 04:27, ngày 20 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phản đối

[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng ý

[sửa | sửa mã nguồn]
  1.  Đồng ý bài viết đã đọc, bạn dịch tốt á. mình ko thấy có vấn đề gì - Vô ngã (Vô thường) 03:39, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]

Phản đối

[sửa | sửa mã nguồn]
  1.  Ý kiến Bạn nên thêm nguồn cho các ghi chú trong bài. Cụm "Người Manitoba gốc Pháp", không rõ vì sao bạn lại viết hoa chữ "Người"? Đoạn "Larson sau đó thừa nhận rằng cô cảm thấy vỡ mộng với sự nghiệp âm nhạc của mình, cho biết: "Tôi muốn tự viết tất cả các bài hát..." cũng còn mang văn phong tiếng Anh lắm. Ngoài ra, bạn nên dò lại toàn bộ nguồn. Mình check qua thì thấy một số nguồn đã chết nhưng có url-status là live (vd nguồn 97), trong khi một số nguồn vẫn còn sống nhưng do thiếu url-status nên lại hiển thị link archive lên trước link gốc của bài báo (vd nguồn 96). Ctdbsclvn (thảo luận) 12:07, ngày 11 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    @Ctdbsclvn: Mình xin giải đáp:
1. Về phần ghi chú, theo mình thì không nhất thiết phải thêm nguồn vào làm gì cả bởi đây chỉ là những giải thích tóm lược và ngắn gọn các thuật ngữ được đề cập nhằm mục đích cho độc giả Việt dễ hiểu hơn thôi (cả 3 note đều dịch theo bài bên enwiki)!
2.  Xong Đã sửa lại thành "người Manitoba gốc Pháp"
3.  Xong Đã bổ sung hết tất cả |url-status= Hongkytran (thảo luận) 04:28, ngày 18 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
@Hongkytran bài viết bình thường thì có thể không cần. Nhưng đây là bài viết chọn lọc, được xem là hình mẫu cho các bài khác học tập. Bạn dịch ghi chú từ bài bên en thì nên copy nguồn của bài đó dán vào. Bên en không có nguồn thì bạn có thể kiếm định nghĩa trên các website uy tín. Ctdbsclvn (thảo luận) 03:54, ngày 20 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
  1.  Ý kiến Hongkytran vì lý do gì mà bài thiếu mất 2 chú thích so với bản en.wiki. Có phải nguồn ko cần thiết chăng? - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 11:56, ngày 14 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    @TUIBAJAVE:  Xong Đã thêm 2 nguồn 😊😊 Hongkytran (thảo luận) 04:28, ngày 18 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    đủ chú thích mới dễ kiểm tra bài, thiếu thì khó xem lắm. để từ từ đọc rồi báo lại sau nhé - Vô ngã (Vô thường) 07:05, ngày 18 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Hongkytran vấn đề dịch: "tính cách khinh thường" là tính cách gì? hình như cái từ sardonic có 1 ý nghĩa là chua chát, có thể hiểu kiểu tiếng Việt là "tính chanh chua" hay "tính chua ngoa". bạn xem lại phải ko - Vô ngã (Vô thường) 02:57, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]
    @TUIBAJAVE:  Xong Mình đã đổi thành có tính cách chua ngoa! Hongkytran (thảo luận) 14:28, ngày 19 tháng 1 năm 2025 (UTC)[trả lời]

Đề cử đã qua

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Download Anime Kyokou Suiri VietSub
Download Anime Kyokou Suiri VietSub
Năm 11 tuổi, Kotoko Iwanga bị bắt cóc bởi 1 yêu ma trong 2 tuần và được yêu cầu trở thành Thần trí tuệ
Giới thiệu nhân vật Mei - Jigokuraku
Giới thiệu nhân vật Mei - Jigokuraku
Mei là một Tensen trước đây liên kết với Lord Tensen nhưng đã trốn thoát sau khi không đồng ý với phương pháp mở khóa sự bất tử của Rien
Vì sao bạn “tiết kiệm” mãi mà vẫn không có dư?
Vì sao bạn “tiết kiệm” mãi mà vẫn không có dư?
Số tiền bạn sở hữu gồm tiền của bạn trong ngân hàng, tiền trong ví, tiền được chuyển đổi từ vật chất
Download First Man 2018 Vietsub
Download First Man 2018 Vietsub
Bước Chân Đầu Tiên tái hiện lại hành trình lịch sử đưa con người tiếp cận mặt trăng của NASA