Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2014

Thế vận hội Trẻ Mùa hè lần thứ II
Biểu trưng chính thức của Thế vận hội Trẻ Nam Kinh 2014
Thành phố chủ nhàNam Kinh, Trung Quốc
Khẩu hiệuShare the Games, Share our dreams
(分享青春, 共筑未来)
(Fēnxiǎng qīngchūn, gòng zhù wèilái)
Quốc gia tham dự203
Vận động viên tham dự3.579
Các sự kiện222 thuộc 28 môn thể thao
Lễ khai mạc16 tháng 8 năm 2014 (2014-08-16)
Lễ bế mạc28 tháng 8 năm 2014 (2014-08-28)
Tuyên bố khai mạc bởiTập Cận Bình
Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Tuyên bố bế mạc bởiThomas Bach
Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế
Vận động viên tuyên thệFan Zhendong
Trọng tài tuyên thệZhou Qiurui
Huấn luyện viên tuyên thệLi Rongxiang
Thắp đuốcChen Ruolin
Địa điểm chínhTrung tâm thể thao Olympic Nam Kinh
Singapore 2010 Buenos Aires 2018  >

Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2014 (tên gọi chính thức là Thế vận hội Trẻ Mùa hè lần thứ II) là Thế vận hội Trẻ Mùa hè lần thứ hai, một lễ hội văn hóa, giáo dục và thể thao quốc tế quốc tế dành cho thanh thiếu niên, được tổ chức từ ngày 16 tới 28 tháng 8 năm 2014 tại Nam Kinh, Trung Quốc.

Quá trình vận động đăng cai

[sửa | sửa mã nguồn]

Ủy ban Olympic quốc tế khởi xướng Thế vận hội Trẻ vào tháng 7 năm 2007.[1] Thành phố chủ nhà của kỳ năm 2014 đựa lựa chọn vào ngày 10 tháng 2 năm 2010, trong Phiên họp IOC 2010 tại Vancouver. Đây là kỳ Thế vận hội Trẻ đầu tiên được lựa chọn bởi một Phiên họp IOC. Lựa chọn chủ nhà cho Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2010Thế vận hội Trẻ Mùa đông 2012 được thông qua việc gửi phiếu bầu của các thành viên IOC.

Kết quả vận động đăng cai Thế vận hội Trẻ 2014
Thành phố Tên NOC Phiếu
Nam Kinh  Trung Quốc 47
Poznań  Ba Lan 42
  • Tháng Tư 2009 – NOCs thông báo cho IOC tên các Thành phố Ứng cử viên YOG. (Được chuyển từ tháng 2 năm 2009 sau khi một vài NOCs yêu cầu thêm thời gian chuẩn bị)[2]
  • Tháng Chín 2009 – Gửi các Tài liệu Ứng cử, Tài liệu đảm bảo, tài liệu hình ảnh và thi công
  • Tháng Mười hai 2009 – Danh sách thành phố ứng cử rút gọn được đưa ra bởi Ban chấp hành IOC
  • Tháng Hai 2010 – Bầu và thông báo thành phố chủ nhà của Thế vận hội Trẻ Mùa hè lần thứ 2 tại Phiên họp IOC thứ 122 tại Vancouver (trước Thế vận hội Mùa đông 2010)[3]
Lele, linh vật chính thức.

Biểu trưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như các sự kiện Olympic khác, Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2014 cũng có biểu trưng riêng.[4] Biểu trưng bao gồm ba phần. Chữ "NANJING" nhiều màu mô phỏng hình ảnh cổng của Nam Kinh và đặc trưng của một vài ngôi nhà Giang Nam. Những màu sắc khác nhau cũng tượng trưng cho tinh thần tràn đầy năng lượng thanh niên.

Địa điểm thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các địa điểm thi đấu nằm trong bốn khu vực thuộc Nam Kinh.[5] Tất cả các địa điểm trừ đường đua xe đạp, thuyền buồm và địa điểm ba môn phối hợp, đều là tạm thời.[6]

Trung tâm thể thao Olympic Nam Kinh là nơi diễn ra lễ khai mạc và bế mạc.

Quận Địa điểm thi đấu Hình Môn Sức chứa
Cổ Lâu Nhà thi đấu Long Giang Judo, Vật
Trung tâm thể thao Ngũ Đài sơn Bóng rổ, Bóng đá, Bóng bàn
Giang Ninh Cơ sở đào tạo thể thao Phòng Sơn Bắn cung, Bắn súng
Trung tâm thể thao Giang Ninh Bóng đá, Bóng ném
Địa điểm thuyền buồm hồ Kim Ngưu Thuyền buồm
Kiến Nghiệp Trung tâm Expo quốc tế Nam Kinh Quyền Anh, Đấu kiếm, Năm môn phối hợp hiện đại, Taekwondo, Cử tạ
Trung tâm thể thao Olympic Nam Kinh Thể thao dưới nước, Điền kinh, Thể dục dụng cụ, Năm môn phối hợp hiện đại 60,000
Phổ Khấu Công viên rừng quốc gia Lao Sơn Xe đạp
Công viên thể thao Olympic trẻ Bóng chuyền bãi biển, Xe đạp, Khúc côn cầu trên cỏ, Bóng bầu dục bảy người
Huyền Vũ Học viện thể thao Nam Kinh Cầu lông, Quần vợt
Địa điểm cưỡi ngựa Tân Trang, thường được gọi là Trung tâm triển lãm quốc tế Nam Kinh Cưỡi ngựa
Công viên hồ Huyền Vũ Ba môn phối hợp
Địa điểm đua thuyền Rowing-Canoeing hồ Huyền Vũ Canoeing, Rowing
Câu lạc bộ golf quốc tế Trung Sơn Golf

Lễ rước đuốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngọn đuốc Thế vận hội Trẻ được thiết kế bởi Vatti Corporation Ltd. Ngọn đuốc được gọi là "Cánh cổng hạnh phúc". Một cấu trúc giống như một cổng thành ở trên phần đỉnh của ngọn đuốc và màu xanh của ngọn đuốc tượng trưng cho sự yên tĩnh thanh bình của Nam Kinh. Trường Giang chảy bên cạnh Nam Kinh được tượng trưng bởi các đường sọc bên tay cầm ngọn đuốc. Ngọn đuốc được cho là có khả năng chống lại tốc độ gió 11 m/s, lượng mưa rơi 50mm/h, độ cao lên tới 4500m và mức nhiệt độ từ -15˚C tới 45˚C.[7]

Sau lễ thắp đuốc Olympic truyền thống tại Athens, Hy Lạp ngày 30 tháng 4 năm 2014 ở Sân vận động Panathenaic nơi diễn ra Thế vận hội đầu tiên. Bốn vận động viên trẻ của Hy Lạp và Trung Quốc tham gia vào một lễ rước nhỏ.

Lễ rước đuốc được chia làm hai phần. Phần thứ nhất là một lễ rước đuốc kỹ thuật số nơi mọi người tải về một ứng dụng để tham gia vào lễ rước đuốc thông qua một tương tác gọi là "Give Me Fire". Khi sử dụng tính năng này người dùng có thể truyền ngọn lửa Thế vận hội Trẻ tới bạn bè bằng việc chạm các thiết bị của họ với nhau. Lễ rước đuốc đi qua 258 địa điểm trực tuyến khác nhau từ 204 NOCs tham dự trong 98 ngày.[8]

Sau lễ rước đuốc kỹ thuật số là bắt đầu lễ rước đuốc thật ở Nam Kinh trong 10 ngày.[9] 104 người cầm đuốc, chủ yếu tập trung vào người trẻ bao gồm các cá nhân từ thể thao, văn hóa, truyền thông, tình nguyện viên và Ủy ban Olympic quốc tế. Những người cầm đuốc đáng chú ý bao gồm người hai lần vô địch Olympic Lâm Đan, huy chương vàng đấu kiếm Olympic 2008 Zhong Man, giám đốc Chen Weiya và nhạc sĩ Bian Liunian.[10]

Môn thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là danh sách dự kiến của chương trình thi đấu được lấy từ giới thiệu chung của Thế vận hội Trẻ Mùa hè lần thứ 2 năm 2014.[11] Golf và bóng bầu dục bảy người được đưa vào lần đầu tiên. Bóng chuyền bãi biển thay thế bóng chuyền trong nhà và thay đổi thể thức các môn khác như khúc côn cầu trên cỏ giới thiệu phiên bản 5 người. Cácc nội dung mới được giới thiệu như việc thêm nội dung đôi nam nữ vào.[12]

Môn biểu diễn

[sửa | sửa mã nguồn]

Các môn biểu diễn tại đại hội:[13]

Bảng tổng sắp huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]

NYOGOC không đưa ra bảng tổng sắp chính thức. Việc xếp hạng dưới đây dựa trên thông tin cung cấp bởi IOC và quy ước mà IOC sử dụng khi công bố bảng tổng sắp huy chương. Đối với bản đầy đủ, xem ở phần xem thêm.

Huy chương được giành bởi một đội có các vận động viên đến từ hơn một Ủy ban Olympic quốc gia sẽ được tính vào đội hỗn hợp. Có tám nội dung có sự tham dự của các đội hỗn hợp và có tất cả 25 huy chương ở các nội dung đó bao gồm hai huy chương đồng judo được giành bởi các đội hỗn hợp. Các huy chương khác được giành trong các nội dung có sự góp mặt của các đội hỗn hợp và các đội đại diện bởi một NOC. Đội hỗn hợp không xếp hạng

Bên cạnh đội hỗn hợp, dưới đây là mười NOC dẫn đầu. Trung Quốc (đánh dấu), là nước chủ nhà, cũng tính trong bảng.

  Đoàn chủ nhà ( Trung Quốc)
HạngNOCVàngBạcĐồngTổng số
1 Trung Quốc38131465
2 Nga27191157
 Các NOC kết hợp13121439
3 Hoa Kỳ105722
4 Pháp83920
5 Nhật Bản79521
6 Ukraina78823
7 Ý78621
8 Hungary661123
9 Brasil66113
10 Azerbaijan56112
11–87Các nước còn lại90125153368
Tổng số (87 đơn vị)224220240684
Nguồn: IOC

Lịch thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Tất cả theo giờ BJT (UTC+8)

222 nội dung được diễn ra tại Thế vận hội Trẻ 2014.[14]

 ●  Lễ khai mạc  ●  Vòng loại các nội dung  ●  Vòng chung kết các nội dung  ●  Lễ bế mạc
Tháng 8 14
Năm
15
Sáu
16
Bảy
17
CN
18
Hai
19
Ba
20
21
Năm
22
Sáu
23
Bảy
24
CN
25
Hai
26
Ba
27
28
Năm
Nội dung
Nghi lễ
Thể thao dưới nước (Nhảy cầu) 1 1 1 1 1 5
Thể thao dưới nước (Bơi) 3 8 5 7 4 9 36
Bắn cung 1 1 1 3
Điền kinh 13 12 11 1 37
Cầu lông 3 3
Bóng rổ 2 2 4
Bóng chuyền bãi biển 1 1 2
Quyền Anh 3 10 13
Canoeing 4 4 8
Xe đạp 2 1 3
Cưỡi ngựa 1 1 2
Đấu kiếm 2 2 2 1 7
Khúc côn cầu trên cỏ 1 1 2
Bóng đá 1 1 2
Golf 2 1 3
Thể dục dụng cụ 1 1 1 1 5 5 2 16
Bóng ném 2 2
Judo 3 3 2 1 9
Năm môn phối hợp hiện đại 1 1 1 3
Rowing 4 4
Bóng bầu dục bảy người 2 2
Thuyền buồm 4 4
Bắn súng 1 1 1 1 1 1 6
Bóng bàn 2 1 3
Taekwondo 2 2 2 2 2 10
Quần vợt 2 3 5
Ba môn phối hợp 1 1 1 3
Cử tạ 2 2 2 2 2 1 11
Vật 5 4 5 14
Huy chương vàng theo ngày 14 19 15 21 16 18 28 29 20 17 25 222
Tổng số huy chương vàng 14 33 48 69 85 103 131 160 180 197 222
Tháng 8 14
Năm
15
Sáu
16
Bảy
17
CN
18
Hai
19
Ba
20
21
Năm
22
Sáu
23
Bảy
24
CN
25
Hai
26
Ba
27
28
Năm
Nội dung

Các quốc gia tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]

203 trên tổng số 204 quốc gia tham dự. Cả Sierra LeoneNigeria đều dự kiến tham dự, nhưng ngày 13 tháng 8 năm 2014 cả hai quốc gia rút lui do ấp lực từ chính phủ Trung Quốc trong việc ngăn chặn Ebola từ Tây Phi xâm nhập vào nước họ.[15] Ngày 15 tháng 8 năm 2014 Liberia cũng rút lui cùng với hai vận động viên Guinea bị cấm bởi Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) do những môn họ tham gia (judo và bơi) có thể gây nguy hiểm cho các vận động viên khác.[16] Một vận động viên đến từ Nam Sudan tranh tài dưới là cờ Olympic do họ chưa có một Ủy ban Olympic quốc gia.[17] Mười quốc gia tham dự đông nhất là Trung Quốc (với 123), Brasil (97), Hoa Kỳ (92), Úc (89), Nga (88), Đức (85), Ai Cập (83), Pháp (82), Nhật Bản (78), và Mexico (78).

Chương trình văn hóa và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội Trẻ kết hợp một Chương trình Văn hóa và Giáo dục, bao gồm một loạt các hoạt động văn hóa và giáo dục cho giới trẻ. Thế vận hội Trẻ gồm kinh nghiệm giáo dục dựa trên các giá trị Olympic thúc đẩy lối sống lành mạnh và cho phép các vận động viên trẻ trở thành người làm tròn bổn phận với "tinh thần thật thể thao đích thực"."[1] Các vận động viên nổi tiếng và "các chuyên gia quốc tế" hương dẫn những người trẻ tham gia. Chương trình kết hợp "các truyền thống Olympic (như lễ rước đuốc) với các nền tảng đa văn hóa để truyền tải tinh thần Olympic."[1]

Vận động viên kiểu mẫu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 17 tháng 3 năm 2014 có 37 vận động viên từ 28 môn Olympic được IOC lựa chọn để làm hình mẫu tại Thế vận hội Trẻ 2014. Các vận động viên sẽ hỗ trợ, cố vấn và đưa ra những lời tư vấn cho các vận động viên Olympic trẻ. Là một vận động viên kiểu mẫu họ sẽ tham gia vào các hoạt động và hội thảo "trò chuyện cùng nhà vô địch".[18][19] Ngày 9 tháng 4 năm 2014 và 22 tháng 4 năm 2014 cầu thủ bóng đá Simone Farina và vận động viên bơi Patrick Murphy được bổ nhiệm là người thứ 38 và 39.[20][21]

  • a Khatuna Lorig thi đấu cho Đội tuyển Thống nhất năm 1992 và Georgia năm 1996 và 2000.
  • b Heather Moyse tham dự môn Xe trượt lòng chảo tại Thế vận hội Mùa đông 2006, 2010 và 2014.

Đại sứ trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng cộng 104 người được lựa chọn bởi Ủy ban Olympic quốc gia của họ để làm đại sứ trẻ. Đại sứ trẻ là những người có độ tuổi từ 18 tới 25 và là vận động viên, huấn luyện viên, sinh viên hoặc những chuyên gia trẻ chứng minh giá trị của Olympic và truyền cảm hứng cũng như trao quyền cho những người trẻ tuổi làm điều tương tự.[22]

Vai trò chính của Đại sứ trẻ là thúc đẩy Thế vận hội Trẻ trên quốc gia họ và khuyến khích các vận động viên của quốc gia họ với những người từ các nền văn hóa thể thao khác nhau và tham gia vào các hoạt động và hội thảo.[23]

Một buổi hội thảo từ ngày 25–28 tháng 3 năm 2014 để chuẩn bị cho đại sứ cho Thế vận hội Trẻ bằng cách giới thiệu cho họ về văn hóa và các hoạt động ở Nam Kinh.[24]

Nhà báo trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]

Có 30 nhà báo được thông báo là thành viên của chương trình Nhà bóa trẻ. Các nhà báo tuổi từ 18 đến 24 được lựa chọn bởi Hiệp hội các Ủy ban Olympic quốc gia châu lục (ANOC). Có 4 nhà báo đại diện cho mỗi châu lục, 8 từ Trung Quốc và 1 từ các đại hội tiếp theo Thế vận hội Trẻ Mùa đôngMùa hè.[25]

Như một sáng kiến để khuyến khích mọi người trên toàn thế giới tham gia của tinh thần Thế vận hội Trẻ chương trình này cung cấp cho các phóng viên trẻ một chương trình đào tạo qua nhiều nền tảng nền tảng và cơ hội về kinh nghiệm qua quá trình làm việc tại Thế vận hội Trẻ. Các nhà báo sẽ có thể làm việc với các chuyên gia có trình độ cao và nổi tiếng trong các lĩnh vực phát thanh, báo in, phương tiện truyền thông xã hội và nhiếp ảnh.[26]

Cách ly và loại bỏ các vận động viên Nigeria tại Đại hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi bùng phát dịch bệnh Ebola tại châu Phi năm 2014, các quan chức Trung Quốc kiểm dịch và cách ly tất cả các vận động viên người Nigeria tại mọi địa điểm thi đấu mặc dù tất cả đều âm tính với Ebola tới trước đại hội. Ủy ban Olympic Nigeria đã phản ứng với sự phân biệt bằng việc rút tất cả các vận động viên về nước.[27][28][29]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Nanjing 2014 World Youth Olympics”. Olympic Council of Ireland. ngày 28 tháng 8 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2014. The Youth Olympic Games (YOG) is an international multi-sport event held every four years. The event will follow the existing Olympic format of staggered summer and winter games. The idea for such an event was introduced by International Olympic Committee (IOC) president Jacques Rogge in 2001. On ngày 5 tháng 7 năm 2007, IOC members at the 119th IOC session in Guatemala City approved the creation of a youth version of the Olympic Games.
  2. ^ “IOC Extends Deadline For 2014 Youth Games Applications”. Gamesbids.com. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2014.
  3. ^ “Bidding Process For 2014 Summer Youth Games Begins”. Gamesbids.com. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2014.
  4. ^ (体坛热点)青春南京——南京青奥会会徽解读 (bằng tiếng Trung). xinhuanet.com. tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2014.
  5. ^ “2014 Nanjing YOG: Venues”. Nanjing2014.org. ngày 28 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2014.
  6. ^ Report Of The IOC Evaluation Commission For The 2nd Summer YOG in 2014 Lưu trữ 2012-02-24 tại Wayback Machine from aroundtherings.com
  7. ^ “A Brief Introduction of the YOG Torch”. Najing2014.org. ngày 19 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2014.
  8. ^ “Youth Olympic Flame Lighting Ceremony Kicks Off Nanjing 2014 Torch Relay”. Najing2014.org. ngày 30 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2014.
  9. ^ “Youth Olympic flame burns brightly for Nanjing 2014”. IOC. ngày 30 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2014.
  10. ^ “List of 104 Torchbearers for Physical Relay Announced”. Najing2014.org. ngày 6 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2014.
  11. ^ “2014 Summer Youth Olympic Games Brochure” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2010.
  12. ^ “Nanjing 2014 Youth Olympic Games- Sports Program and Summary of Qualification Systems” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2014.
  13. ^ “Nanjing 2014 Sports lab opens its doors”. Ủy ban Olympic Quốc tế. ngày 19 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2014.
  14. ^ “Competition Schedule”. Nanjing2014.org. ngày 29 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2014.
  15. ^ “Ebola crisis forces Nigeria and Sierra Leone out of Nanjing 2014”. insidethegames.biz. ngày 13 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2014.
  16. ^ “Liberia withdraw and three athletes barred from competing as Nanjing 2014 Ebola fear rises”. insidethegames.biz. ngày 15 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
  17. ^ “South Sudanese athlete to compete at Nanjing 2014 under Olympic flag”. insidethegames.biz. ngày 8 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2014.
  18. ^ “Nanjing 2014 Athlete Role Models unveiled”. insidethegames.biz. ngày 17 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2014.
  19. ^ “2014 Athlete Role Models List” (PDF). IOC. ngày 17 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2014.
  20. ^ “Farina appointed to Youth Olympic Games role”. IOC. ngày 9 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2014.
  21. ^ “Patrick Murphy to make a splash at the Youth Olympic Games”. IOC. ngày 22 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2014.
  22. ^ “Young Ambassadors – Nanjing 2014 Youth Olympic Games” (PDF). IOC. ngày 1 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2014.
  23. ^ “IOC announces impressive list of inspiring Young Ambassadors for Nanjing 2014 Youth Olympic Games”. Nanjing2014.org. ngày 1 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2014.
  24. ^ “104 Young Ambassadors Have Arrived!”. Nanjing2014.org. ngày 25 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2014.
  25. ^ “Young Reporters – Nanjing 2014 Youth Olympic Games” (PDF). IOC. ngày 5 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2014.
  26. ^ “IOC announces the Young Reporters for the Nanjing 2014 Youth Olympic Games”. IOC. ngày 5 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2014.
  27. ^ Tony Ubani (ngày 13 tháng 8 năm 2014). “Ebola: China quarantines Nigerian athletes at Youth Olympics”. Vanguard Nigeria. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
  28. ^ “Ebola: Nigeria Withdraw Athletes From Youth Olympic Games”. Information Nigeria. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
  29. ^ “African nations pull out of Youth Olympics in Ebola controversy”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm
Singapore
Thế vận hội Trẻ Mùa hè
Nam Kinh

Thế vận hội Trẻ II (2014)
Kế nhiệm
Buenos Aires

Bản mẫu:Events at the 2014 Summer Youth Olympics Bản mẫu:NOCin2014SummerYouthOlympics

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Những nhân vật Genshin Impact miễn phí sẽ phù hợp với đội hình như thế nào?
Những nhân vật Genshin Impact miễn phí sẽ phù hợp với đội hình như thế nào?
Cùng tìm hiểu cách xây dựng đội hình với các nhân vật miễn phí trong Genshin Impact
Mập và ốm: thể tạng cơ thể và chiến lược tập luyện phù hợp
Mập và ốm: thể tạng cơ thể và chiến lược tập luyện phù hợp
Bài viết này cung cấp góc nhìn tổng quát về ba loại thể tạng phổ biến nhằm giúp bạn hiểu rõ cơ thể và xây dựng lộ trình tập luyện, nghỉ ngơi và ăn uống phù hợp.
Giới thiệu Chloe Aubert: True Hero - Tensei Slime
Giới thiệu Chloe Aubert: True Hero - Tensei Slime
Chloe Aubert là một trong những đứa trẻ của Dị giới mà chúng ta gặp từ đầu trong anime nhưng sự thật đằng sau nhân vật của cô ấy là gì
Nhân vật Sakata Gintoki trong Gintama
Nhân vật Sakata Gintoki trong Gintama
Sakata Gintoki (坂田 銀時) là nhân vật chính trong bộ truyện tranh nổi tiếng Gintama ( 銀 魂 Ngân hồn )