Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 50-CP[5] về việc chia xã Nam Thái Sơn thành 5 xã lấy tên là xã Nam Thái Sơn, xã Hà Sơn, xã Thổ Sơn, xã Hải Sơn và xã Trung Sơn.
Ngày 24 tháng 5 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 92-HĐBT[1] về việc:
Sáp nhập xã Hải Sơn vào xã Thổ Sơn
Thành lập thị trấn Hòn Đất trên cơ sở 4 ấp rưỡi của xã Thổ Sơn và 1 ấp của xã Nam Thái Sơn.
Ngày 7 tháng 2 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 15/2005/NĐ-CP[6] về việc thành lập xã Lình Huỳnh trên cơ sở 2.174,83 ha diện tích tự nhiên và 6.999 nhân khẩu của xã Thổ Sơn
Sau khi thành lập xã Lình Huỳnh, xã Thổ Sơn còn lại 5.920,17 ha diện tích tự nhiên và 11.096 nhân khẩu.
Trên địa bàn xã Thổ Sơn hiện nay có ba hòn lớn là hòn Đất (đã trở thành địa danh của huyện), hòn Me, hòn Sóc và một hòn nhỏ là hòn Quéo. Gọi là hòn nhưng qua quá trình bồi lấp đã dính vào đất liền. Trước năm 1975, vùng đất này đã hứng chịu rất nhiều bom đạn. Trong quyển tiểu thuyết Hòn Đất, phần lớn viết về cuộc chiến đấu của dân và quân ở nơi đây. Dưới đây là một vài hình ảnh:
Cột mốc chủ quyền Trường sa (mô phỏng) trên đỉnh hòn Me.
^ abQuyết định 92-HĐBT năm 1988 về việc điều chỉnh địa giới huyện Châu Thành để mở rộng địa giới thị xã Rạch Giá; thành lập phường, xã, thị trấn thuộc thị xã Rạch Giá và các huyện Châu Thành, An Minh, Gò Quao, Hòn Đất; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hà Tiên và huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang