Thời đại Không gian

Sự kiện phóng vệ tinh Sputnik 1 đã đánh dấu sự mở đầu của Thời đại Không gian.[1]
Các tín hiệu của Sputnik 1 vẫn tiếp tục trong 22 ngày nữa.
Tàu con thoi cất cánh trong một sứ mệnh vũ trụ có người lái.

Thời đại Không gian là khoảng thời gian bao gồm các hoạt động liên quan đến cuộc Chạy đua vào không gian, thăm dò không gian, công nghệ vũ trụ, và sự phát triển văn hoá chịu ảnh hưởng bởi những sự kiện này. Thời đại Không gian thường được xem là đã được bắt đầu với sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới mang tên Sputnik vào ngày 4 tháng 10 năm 1957.

Khởi đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời đại Không gian khởi đầu bằng sự phát triển một số công nghệ mà đỉnh điểm là việc Liên Xô phóng Sputnik 1 vào ngày 4 tháng 10 năm 1957. Đây là vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới, bay quanh Trái Đất trong 98,1 phút và nặng 83 kg (183 lb). Vụ phóng Sputnik 1 đã mở ra một kỷ nguyên mới về những thành tựu khoa học và công nghệ trong công cuộc chinh phục vũ trụ của loài người.[2]

Kỷ nguyên này được đặc trưng bởi sự phát triển nhanh chóng của loại công nghệ mới trong cuộc chạy đua sít sao chủ yếu giữa Mỹ và Liên Xô. Những tiến bộ nhanh chóng đã diễn ra trong ngành chế tạo tên lửa, khoa học vật liệu, máy tính và các lĩnh vực khác. Phần lớn công nghệ ban đầu được phát triển dành cho các ứng dụng không gian đã được tách ra và tạo nên các ứng dụng bổ sung.

Thời đại Không gian lên đến đỉnh cao với chương trình Apollo, thu hút được trí tưởng tượng của phần lớn dân số thế giới. Quá trình hạ cánh lên Mặt Trăng của Apollo 11 đã được hơn 500 triệu người trên khắp thế giới theo dõi và được đa số công nhận là một trong những khoảnh khắc ấn tượng của thế kỷ 20. Kể từ đó, sự chú ý của công chúng phần lớn đã chuyển sang các lĩnh vực khác.[3]

Trong những năm 1990 kinh phí cho các chương trình liên quan đến không gian giảm mạnh khi các công trình còn lại của Liên Xô đã tan rã và NASA không còn đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Kể từ đó, sự tham gia vào các hoạt động vũ trụ ngày càng mở rộng cho nhiều chính phủ và các lợi ích thương mại. Kể từ thập niên 1990, các công nghệ thăm dò không gian và công nghệ liên quan đến vũ trụ đã được nhiều người nhận thức về mức độ phổ biến của chúng.

Hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào đầu thế kỷ 21, cuộc thi Ansari X Prize được thành lập để giúp khởi động du hành không gian tư nhân, và Space Ship One đã thắng giải vào năm 2004, trở thành tàu vũ trụ đầu tiên được một cơ quan chính phủ tài trợ.[4] Một số nước hiện có các chương trình không gian riêng; từ những vụ mua bán công nghệ có liên quan cho đến các chương trình không gian đầy đủ hình hài với các bãi phóng.[5] Có rất nhiều vệ tinh khoa học và thương mại được sử dụng ngày nay, với hàng ngàn vệ tinh trên quỹ đạo,[6] và một số quốc gia đã lên kế hoạch đưa con người vào vũ trụ.[7][8]

Niên đại

[sửa | sửa mã nguồn]
Thời gian Sự kiện Sứ mệnh Phi hành gia Quốc gia Tên lửa Tư nhân Chính phủ
20/6/1944 Vật thể nhân tạo đầu tiên trong không gian ngoài thiên thể, tức là ngoài đường Kármán Tên lửa V-2, kiểm tra chuyến bay – N/A Đức V-2 - N/A Trung tâm Nghiên cứu Quân đội Peenemünde
24/10/1946 Hình ảnh đầu tiên nhìn từ không gian (105 km)[9][10][11] Tên lửa V-2 do Mỹ phóng từ căn cứ White Sands Missile Range, New Mexico. – N/A Mỹ V-2 - N/A Cơ quan Mục tiêu Tình báo Liên quân
20/2/1947 Động vật đầu tiên bay vào vũ trụ Tên lửa V-2 do Mỹ phóng vào ngày 20 tháng 2 năm 1947 từ căn cứ White Sands Missile Range, New Mexico.[12][13][14] - Ruồi giấm thường Mỹ V-2 - N/A Cơ quan Mục tiêu Tình báo Liên quân
4/10/1957 Vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik 1 – N/A Liên Xô
3/11/1957 Động vật đầu tiên bay quanh quỹ đạo Trái Đất Sputnik 2 chó Laika Liên Xô
2/1/1959 Tàu thăm dò không người lái đầu tiên tiếp cận được Mặt Trăng và là tàu vũ trụ đầu tiên đạt tới quỹ đạo nhật tâm Luna 1 – N/A Liên Xô
12/9/1959 Tàu thăm dò đầu tiên đâm xuống bề mặt Mặt Trăng; do đó trở thành vật thể nhân tạo đầu tiên tới được một thiên thể khác Luna 2 – N/A Liên Xô
7/10/1959 Hình ảnh đầu tiên về bề mặt che khuất của Mặt Trăng Luna 3 – N/A Liên Xô
12/4/1961 Người đầu tiên bay vào vũ trụ Vostok 1 Yuri Gagarin Liên Xô
5/5/1961 Tàu vũ trụ có người lái được điều khiển bằng tay và là sứ mệnh không gian đầu tiên của nhân loại hạ cánh mà phi công vẫn còn bên trong tàu, do đó xét về mặt kỹ thuật đã được công nhận là chuyến du hành không gian hoàn chỉnh đầu tiên của con người theo các định nghĩa của FAI[15][16] Freedom 7 Alan Shepard Mỹ
14/12/1962 Lần đầu tiên thực hiện thành công chuyến bay đến một hành tinh khác (tiếp cận Sao Kim gần nhất cách khoảng 34.773 kilômét) Mariner 2 – N/A Mỹ
18/3/1965 Lần đầu tiên đi bộ trong không gian bên ngoài con tàu vũ trụ Voskhod 2 Alexey Leonov Liên Xô
15/12/1965 Điểm hẹn không gian đầu tiên trong quỹ đạo giữa hai tàu vũ trụ Gemini 6A & Gemini 7 Schirra, Stafford, Borman, Lovell Mỹ
16/3/1966 Lần đầu tiên đóng quỹ đạo giữa hai tàu vũ trụ Gemini 8 & Agena Target Vehicle Neil Armstrong, David Scott Mỹ
3/4/1966 Vệ tinh nhân tạo của một thiên thể khác (trừ Mặt Trời) Luna 10 – N/A Liên Xô
21–27/12/1968 Con người rời khỏi quỹ đạo Trái Đất, quay quanh Mặt Trăng Apollo 8 Borman, Lovell, Anders Mỹ
20/7/1969 Con người hạ cánh và bước chân lên bề mặt của một thiên thể khác (Mặt Trăng) Apollo 11 Neil Armstrong, Buzz Aldrin Mỹ
19/4/1971 Trạm không gian đầu tiên của nhân loại Salyut 1 – N/A Liên Xô
7/6/1971 Phi hành đoàn đầu tiên làm việc trên một trạm không gian Soyuz 11 (Salyut 1) Georgy Dobrovolsky, Vladislav Volkov, Viktor Patsayev Liên Xô
20/7/1976 Những hình ảnh đầu tiên chụp bề mặt Sao Hỏa Viking 1 – N/A Mỹ
12/4/1981 Tàu vũ trụ có thể tái sử dụng đầu tiên STS-1 Young, Crippen Mỹ
19/2/1986 Trạm không gian có thời gian hoạt động lâu nhất Mir – N/A Liên Xô
14/2/1990 Lần đầu tiên chụp được Hình ảnh toàn bộ Hệ Mặt Trời[17] Voyager 1 – N/A Mỹ
25/8/2012 Tàu thăm dò đầu tiên bay vào vùng không gian liên sao Voyager 1 – N/A Mỹ
12/11/2014 Tàu thăm dò đầu tiên hạ cánh xuống bề mặt sao chổi (67P/Churyumov–Gerasimenko)[18] Rosetta – N/A Liên minh châu Âu
14/7/2015 Tàu thăm dò đầu tiên tới gần và ghi hình hành tinh lớn thứ 9 đã được công nhận vào năm 1981[19] New Horizons – N/A Mỹ
20/12/2015 Tên lửa đẩy quỹ đạo đầu tiên hạ cánh theo phương thẳng đứng xuống bãi phóng trên mặt đất.[20] Falcon 9 flight 20 – N/A Mỹ
8/4/2016 Tên lửa đẩy quỹ đạo đầu tiên hạ cánh theo phương thẳng đứng xuống xà lan không người lái trên biển.[21] SpaceX CRS-8 – N/A Mỹ
22/3/2016 Thiết bị sản xuất thương mại đầu tiên được tối ưu với trọng lượng nhỏ.[22] Cygnus CRS OA-6 – N/A Mỹ
30/3/2017 Phóng lại và hạ cánh lần thứ hai tên lửa đẩy đã qua sử dụng.[23] SES-10 – N/A Mỹ

Những chuyến bay đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời đại Không gian cũng có thể được xem là bắt đầu sớm hơn trước ngày 4 tháng 10 năm 1957, bởi vì vào tháng 6 năm 1944, một quả tên lửa V-2 của Đức trở thành vật thể nhân tạo đầu tiên bước vào không gian, dù chỉ trong thời gian ngắn.[24] Một số thậm chí cho rằng kỷ nguyên này bắt đầu vào tháng 3 năm 1926, khi nhà tiên phong tên lửa người Mỹ Robert H. Goddard đã phóng quả tên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên trên thế giới, mặc dù tên lửa của ông đã không đến được vùng không gian bên ngoài.[25]

Kể từ chuyến bay tên lửa V-2 nói trên được thực hiện một cách bí mật, trong nhiều năm sau đó nó đã không được biết đến công khai. Hơn nữa, các vụ phóng tên lửa của người Đức, cũng như các cuộc thử nghiệm tên lửa khí tượng tiếp theo được thực hiện ở cả Mỹ và Liên Xô vào cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950, không được coi là đủ lớn để bắt đầu một thời đại mới bởi vì chúng không tới được quỹ đạo. Việc sở hữu một tên lửa đủ mạnh để bay tới quỹ đạo có nghĩa là quốc gia đó có khả năng lắp đặt một bãi phóng ở bất kỳ nơi nào trên hành tinh này, hoặc sử dụng một thuật ngữ khác, sở hữu một tên lửa đạn đạo liên lục địa. Thực tế là sau quá trình phát triển như vậy ở bất kỳ nơi nào trên hành tinh này được an toàn khỏi đầu đạn hạt nhân là lý do tại sao tiêu chuẩn quỹ đạo được sử dụng để xác định khi thời đại không gian được bắt đầu.[24]

Nghệ thuật và kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Đèn sau và rìa xe kiểu tên lửa trên chiếc Cadillac Coupe de Ville năm 1959.
Biển báo chịu ảnh hưởng phong cách vệ tinh tại Town Motel ở Birmingham, Alabama
Bản sao TWA Moonliner II trên đỉnh trụ sở Tập đoàn TWA ở Kansas City, MO, 2007

Thời đại Không gian được xem là có ảnh hưởng đến các lĩnh vực:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ McDougall, Walter A (Winter 2010), “Shooting the Moon”, American Heritage.
  2. ^ Garber, Steve. “Sputnik and The Dawn of the Space Age”. History. NASA. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2013.
  3. ^ “National Aeronautics and Space Administration”. NASA. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2015.
  4. ^ “SpaceShipOne: The First Private Spacecraft | The Most Amazing Flying Machines Ever”. Space.com. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2015.
  5. ^ “Global Space Programs | Space Foundation”. www.spacefoundation.org. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2015.
  6. ^ “Satellites - Active Satellites in Earth's Orbit”. satellites.findthedata.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2015.
  7. ^ “Japan Wants Space Plane or Capsule by 2022”. Space.com. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2015.
  8. ^ “India takes giant step to manned space mission”. Telegraph.co.uk. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2015.
  9. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2017.
  10. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2017.
  11. ^ “First Photo From Space”. Air & Space Magazine. Truy cập 7 tháng 10 năm 2017.
  12. ^ UPPER AIR ROCKET SUMMARY V-2 NO. 20. postwarv2.com
  13. ^ “The Beginnings of Research in Space Biology at the Air Force Missile Development Center, 1946–1952”. History of Research in Space Biology and Biodynamics. NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  14. ^ “V-2 Firing Tables”. White Sands Missile Range. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  15. ^ “Geek Trivia: A leap of fakes”. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2016.
  16. ^ “Manned Space Firsts”. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2016.
  17. ^ See [1] Lưu trữ 2009-03-31 tại Wayback Machine under "Extended Mission"
  18. ^ Chang, Kenneth (12 tháng 11 năm 2014). “European Space Agency's Spacecraft Lands on Comet's Surface”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ Tháng 11 12, 2014. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2014. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  19. ^ “New Horizons: The First Mission to the Pluto System and the Kuiper Belt”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2017. Truy cập 7 tháng 10 năm 2017.
  20. ^ Chang, Kenneth (ngày 21 tháng 12 năm 2015). “SpaceX Successfully Lands Rocket after Launch of Satellites into Orbit”. The New York Times. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2015.
  21. ^ Drake, Nadia (ngày 8 tháng 4 năm 2016). “SpaceX Rocket Makes Spectacular Landing on Drone Ship”. National Geographic. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2016. To space and back, in less than nine minutes? Hello, future.
  22. ^ Kotack, Madison (ngày 22 tháng 3 năm 2016). “A little printer 3-d printer on the iss is a huge step for space exploration”. Wired. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2016.
  23. ^ Grush, Loren (ngày 30 tháng 3 năm 2017). “SpaceX makes aerospace history with successful landing of a used rocket”. The Verge. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2017.
  24. ^ a b Schefter, James (1999), The Race: The Uncensored Story of How America Beat Russia to the Moon, New York, New York: Doubleday, tr. 3–49, ISBN 0-385-49253-7
  25. ^ “Goddard launches space age with historic first 85 years ago today”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan