|
Trạng thái bảo trì cổng thông tin: (Tháng mười 2020)
Hecato (thành viên) khi bạn dự định thực hiện những thay đổi quan trọng.
|
Hệ Mặt Trời là hệ hành tinh của Mặt Trời, bao gồm Mặt Trời và các thiên thể xung quanh. Các thiên thể nằm trong hệ Mặt Trời có thể kể đến như hành tinh, hành tinh lùn, vệ tinh, sao chổi, vân vân. Hệ Mặt Trời chỉ là một hệ hành tinh trong số vô vàn các hệ hành tinh quanh vì sao khác.
Mặt Trời là ngôi sao loại dãy chính nằm ở chính giữa hệ Mặt Trời. Các nhà thiên văn học thường chia hệ Mặt Trời thành ba vùng. Vùng trong cùng bao gồm 4 hành tinh đất đá (Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa) và vành đai tiểu hành tinh nằm giữa quỹ đạo của Sao Hỏa và Sao Mộc. Vùng phía giữa chứa 2 hành tinh khí (Sao Mộc và Sao Thổ), 2 hành tinh băng (Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương), và vành đai Kuiper nằm ngay bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương. Vùng ngoài cùng của hệ Mặt Trời hiện tại còn nhiều điều bí ẩn, được cho là chứa rất nhiều hành tinh lùn và thiên thể nhỏ băng giá chưa được tìm thấy.
Qua nhiều thế kỷ nghiên cứu thiên văn, thuyết nhật tâm Copernicus của Nicolaus Copernicus đã được cải tiến thành thuyết hệ Mặt Trời hiện đại. Theo hiểu biết hiện nay của các nhà thiên văn, hệ Mặt Trời của chúng ta chỉ là một trong rất nhiều hệ hành tinh nằm quanh các ngôi sao khác, cùng nhau chuyển động trong Ngân Hà. Bằng chứng từ các bao thể trong thiên thạch cho thấy hệ Mặt Trời được hình thành khoảng 4,55 tỷ năm trước, khi một phần của đám mây phân tử sụp vào, tạo thành Mặt Trời sơ khai và đĩa tiền hành tinh. Các nghiên cứu về hệ Mặt Trời giúp con người hiểu rõ ảnh hưởng của thiên thạch đâm vào Trái Đất, điều kiện phát triển sự sống ngoài Trái Đất, phát triển ngành du hành vũ trụ, và có thêm hiểu biết vị thế của con người trong vũ trụ. (Đọc thêm...)
Mặt Trời • Sao Thủy • Sao Kim • Trái Đất • Sao Hỏa • Sao Mộc (Khí quyển) • Sao Thổ • Sao Thiên Vương • Sao Hải Vương
Mặt Trăng • (Nhật thực) • Vệ tinh Callisto • Vệ tinh Enceladus • Vệ tinh Europa • Vệ tinh Ganymede • Vệ tinh Io • Vệ tinh Titan • Vệ tinh tự nhiên của Sao Thiên Vương • Vệ tinh Oberon
Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên "thế giới", "hành tinh xanh" hay "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật, và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyển của Trái Đất đã có thay đổi đáng kể bầu khí quyển và các điều kiện vô cơ khác, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành của tầng ôzôn-lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống. Các đặc điểm vật lí của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quĩ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta hy vọng rằng Trái Đất còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống.
Vết Đỏ Lớn là một cơn bão với xoáy nghịch trên Mộc Tinh, nằm ở khoảng 22° phía nam xích đạo, đã kéo dài 340 năm. Cơn bão này lớn đến mức có thể thấy từ Trái Đất qua kính viễn vọng. Nó được quan sát thấy lần đầu bởi Giovanni Domenico Cassini hoặc Robert Hooke khoảng năm 1665.
…quang cầu của Mặt Trời có nhiệt độ từ 4.500 đến 6.000 K?
…sự kiện phóng vệ tinh nhân tạo Sputnik 1 được xem là mở ra kỷ nguyên mới cho Thời đại Không gian của nhân loại?
...sự đi qua của Sao Kim là một trong những hiện tượng thiên văn hiếm gặp nhất và diễn ra theo cặp, mỗi lần trong một cặp cách nhau 8 năm và thời gian giãn cách giữa các cặp lên đến hơn một thế kỷ?
Theo dõi phần này tại trang tiếng Anh sau đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Portal:Solar_System
Theo dõi phần này tại trang tiếng Anh sau đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Portal:Solar_System
Theo dõi phần này tại trang tiếng Anh sau đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Portal:Solar_System
Theo dõi phần này tại trang tiếng Anh sau đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Portal:Solar_System
Theo dõi phần này tại trang tiếng Anh sau đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Portal:Solar_System
Theo dõi phần này tại trang tiếng Anh sau đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Portal:Solar_System
Theo dõi phần này tại trang tiếng Anh sau đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Portal:Solar_System
Theo dõi phần này tại trang tiếng Anh sau đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Portal:Solar_System
Theo dõi phần này tại trang tiếng Anh sau đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Portal:Solar_System
Theo dõi phần này tại trang tiếng Anh sau đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Portal:Solar_System
Các cổng thông tin