Tại Việt Nam, người đứng đầu chính phủ được gọi là Thủ tướng Chính phủ. Trước đây còn được gọi là Nội các Tổng trưởng (1945), Thủ tướng Nội các (1945 - 1955), Thủ tướng Chính phủ (1955 - 1981, 1992 - nay), Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1992)
Tại các nước theo hệ thống bán tổng thống chế thì cả Tổng thống lẫn Thủ tướng tham dự vào việc điều hành chính sự quốc gia. Quyền hạn được phân chia như thế nào thì còn tùy theo hiến pháp, hoặc tùy theo hoàn cảnh là Tổng thống và Thủ tướng có cùng trong một đảng hay không. Ở Pháp, Nga, Hàn Quốc... thì Tổng thống nắm quyền chủ yếu (Thủ tướng do Tổng thống chỉ định). Ở Đức, Singapore... thì Thủ tướng (do Quốc hội bầu) nắm toàn quyền hành pháp, Tổng thống chỉ đóng vai trò đại diện.
Chú 1: Sau khi Minh Thái Tổ bãi miễn chức Tướng thì Hoàng đế kiêm quyền Tướng, đích thân quản lý Lục bộ. Chức quyền của các chức quan như Đại học sĩ và Quân cơ đại thần đều thua nhiều so với tể tướng ở các triều trước. Chú 2: Lúc Viên Thế Khải làm tổng thống (1914-1916) đổi thành Ngoại trưởng Chính sự đường