Thủng đường tiêu hóa

Gastrointestinal perforation
Tên khácThủng ruột,[1] gastrointestinal rupture
Không khí tự do dưới bên phải màng ngực hoành từ một lỗ thủng ruột.
Khoa/NgànhKhoa tiêu hóa, Khoa cấp cứu
Triệu chứngĐau bụng, âm ỉ[2]
Biến chứngNhiễm trùng máu, áp xe[2]
Khởi phátđột ngột hoặc từ từ[2]
Nguyên nhânChấn thương, sau nội soi đại tràng, tắc ruột, ung thư đại trực tràng, viêm túi thừa, viêm loét dạ dày tá tràng, thiếu máu cục bộ, nhiễm trùng ''C. difficile''[2]
Phương pháp chẩn đoánCT scan, X quang thường[2]
Điều trịPhẫu thuật cấp cứu qua phương pháp phẫu thuật bụng thăm dò[2]
ThuốcDịch truyền tĩnh mạch, Kháng sinh[2]
Tiên lượngNguy cơ tử vong lên đến 50%[2]

Thủng đường tiêu hóa, hay thường được gọi là thủng ruột, là một lỗ xuất hiện trên thành một phần của đường tiêu hóa.[2] Đường tiêu hóa gồm có thực quản, dạ dày, ruột nonruột già.[1][2] Bao gồm triệu chứng đau bụng dữ dội và âm ỉ.[2] Khi lỗ thủng nằm ở trong dạ dày hoặc phần đầu của ruột non, khởi phát đau thường đột ngột, trong khi đó một lỗ thủng ở ruột già có thể khởi phát chậm hơn.[2] Tính chất cơn đau thường không đổi.[2] Nhiễm trùng máu, với nhịp tim nhanh, tăng nhịp thở, sốt và lú lẫn có thể xảy ra.[2]

Nguyên nhân có thể do chấn thương từ một vết dao đâm, ăn phải vật sắc nhọn hoặc thủ thuật y tế như nội soi đại tràng, tắc ruột do xoắn ruột, ung thư đại trực tràng hoặc viêm túi thừa, viêm loét dạ dày tá tràng, ruột thiếu máu cục bộ và một số bệnh nhiễm trùng bao gồm cả nhiễm trùng ruột do C. difficile.[2] Một lỗ thủng làm những gì có bên trong ruột dễ dàng xâm nhập vào khoang bụng.[2] Như sự xâm nhập của vi khuẩn dẫn đến tình trạng viêm phúc mạc hoặc hình thành một áp-xe.[2] Một lỗ thủng trong dạ dày cũng có thể gây ra viêm phúc mạc hóa học do axit dạ dày.[2] CT scan thường là phương pháp chẩn đoán tốt hơn; tuy nhiên, khí tự do từ lỗ thủng có thể nhìn thấy trên phim X quang thường.[2]

Thủng bất cứ nơi đâu dọc theo đường tiêu hóa thường đòi hỏi phải phẫu thuật khẩn cấp qua phương pháp phẫu thuật bụng thăm dò.[2] Phẫu thuật thường được tiến hành phối hợp với tiêm tĩnh mạchkháng sinh.[2] Một số loại thuốc kháng sinh khác nhau có thể được dùng như piperacillin/tazobactam hay sự kết hợp giữa ciprofloxacinmetronidazole.[3][4] Thỉnh thoảng lỗ thủng có thể được khâu lại, trong khi những trường hợp khác cần phải cắt bỏ ruột. Ngay cả với điều trị tích cực nhất, nguy cơ tử vong cũng lên đến 50%.[2] Có khoảng 1 trên 10.000 người xuất hiện một lỗ loét dạ dày mỗi năm, trong khi một lỗ viêm túi thừa mỗi năm gặp ở 0,4 trên 10.000 người.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Domino, Frank J.; Baldor, Robert A. (2013). The 5-Minute Clinical Consult 2014 (bằng tiếng Anh). Lippincott Williams & Wilkins. tr. 1086. ISBN 9781451188509. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2016.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v Langell, JT; Mulvihill, SJ (tháng 5 năm 2008). “Gastrointestinal perforation and the acute abdomen”. The Medical clinics of North America. 92 (3): 599–625, viii–ix. doi:10.1016/j.mcna.2007.12.004. PMID 18387378.
  3. ^ Wong, PF; Gilliam, AD; Kumar, S; Shenfine, J; O'Dair, GN; Leaper, DJ (ngày 18 tháng 4 năm 2005). “Antibiotic regimens for secondary peritonitis of gastrointestinal origin in adults”. The Cochrane Database of Systematic Reviews (2): CD004539. doi:10.1002/14651858.CD004539.pub2. PMID 15846719.
  4. ^ Wilson, William C.; Grande, Christopher M.; Hoyt, David B. (2007). Trauma: Resuscitation, Perioperative Management, and Critical Care (bằng tiếng Anh). CRC Press. tr. 882. ISBN 9781420015263. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2016.
  5. ^ Yeo, Charles J.; McFadden, David W.; Pemberton, John H.; Peters, Jeffrey H.; Matthews, Jeffrey B. (2012). Shackelford's Surgery of the Alimentary Tract (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 7). Elsevier Health Sciences. tr. 701. ISBN 1455738077. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2016.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan