Thanh Hồng

Thanh Hồng
Xã Thanh Hồng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHải Dương
HuyệnThanh Hà
Địa lý
Tọa độ: 20°49′52″B 106°27′23″Đ / 20,83111°B 106,45639°Đ / 20.83111; 106.45639
Thanh Hồng trên bản đồ Việt Nam
Thanh Hồng
Thanh Hồng
Vị trí xã Thanh Hồng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích8,15 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng7.263 người[1]
Mật độ891 người/km²
Khác
Mã hành chính10879[2]

Thanh Hồng là một thuộc huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Xã có diện tích 8,15 km², dân số năm 1999 là 7.263 người,[1] mật độ dân số đạt 891 người/km². Xã Thanh Hồng đã đạt tiêu chí Nông thôn mới vào năm 2019

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh Hồng trước cách mạng tháng 8-1945 thuộc tổng Lập Lễ, huyện Thanh Hà, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trước đây Thanh Hồng có 5 thôn đó là Thiều, Bửa, Nhan Biều (Bầu), Lập Lễ, An Lương. Sau khi phân lại địa giới hành chính, sáp nhập thôn Bửa với Nhan Biều thành Nhan Bầu, sáp nhập An Lương với Lập Lễ thành thôn Lập Lễ, thôn Thiều tức Tiên Kiều ngày nay vẫn giữ nguyên. Hiện nay xã Thanh Hồng có 3 thôn là Nhan Bầu, Tiên Kiều và Lập Lễ.

Bưởi đào

Cây bưởi đào trồng tại địa phương thường được gọi tên là bưởi đào Thanh Hồng (chủ yếu được trồng tại thôn Lập Lễ), có sức sống tốt, cho năng suất rất cao (mỗi cây có thể trên 1000 trái mỗi năm đối với những cây sống trên 50 năm).[3] Tới thời điểm năm 2015, toàn xã đã có 120 ha trồng bưởi đào[4], cho thu nhập trên 18 tỷ đồng mỗi năm.[5]. Trong đó, có trên 50 cây tuổi đời trên 50 năm.[3]

Hiện nay, các cơ quan chức năng ở tỉnh Hải Dương đang triển khai xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm bưởi đào ở Thanh Hồng.[6]

Nghề dệt chiếu cói

Nghề dệt chiếu cói có từ lâu đời, chủ yếu tập trung tại thôn Tiên Kiều. Trong những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng chiếu cói ít dần nên người dân không còn làm nghề nhiều như trước, thay vào đó là trồng các loại cây ăn quả, rau màu để cung ứng cho người dân.

Công trình tín ngưỡng, tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chùa

Hiện xã Thanh Hồng có 4 ngôi chùa là chùa Thiều (Quang Khánh Tự) thôn Tiên Kiều, chùa Bửa (An Linh Tự), chùa Bầu (Khánh Linh Tự) thôn Nhan Bầu, chùa Lập Linh (Tăng Long Tự) thôn Lập Lễ. Đa phần các chùa được khởi dựng vào khoảng thế kỷ XVII-XVIII, riêng có ngôi chùa Đông làng Lập Lễ được khởi dựng sớm nhất vào khoảng thế kỷ XIII thời nhà Trần do Quốc sư Vương Thiên Huệ (Thánh Tổ Đông Sơn) khai sơn trụ trì.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự phát tâm công đức của nhân dân, phật tử nên chùa chiền các thôn đã dần có nét khởi sắc. Chùa An Linh đã xây dựng được ngôi Tam Bảo khang trang, chùa Thiều cũng đã xây chùa, niệm Phật đường rộng lớn, chùa Bầu xây dựng được quần thể chùa, nhà Tổ, phủ mẫu đầy đủ, chùa Lập Lễ hiện còn đang trong giai đoạn trùng tu, sửa chữa, đã xây nhà Tổ, cổng Tam quan chùa, đúc chuông. Tổng kinh phí xây dựng các ngôi chùa trong xã đã lên đến hàng tỷ đồng từ tiền công đức của nhân dân, phật tử thập phương và nguồn vốn xã hội hoá.

Kiến trúc cơ bản của các chùa trong địa bàn xã là mái đao chồng diêm, bít đốc mang dáng dấp cổ kính của chùa Việt.

Các chùa trong xã đều giữ được các ngôi tháp Tổ thờ Lịch đại Tổ sư trụ trì. Ngôi tháp cổ nhất tại chùa thôn Lập Lễ thờ Tổ sư Tự Thông Khương có niên đại khoảng hơn 130 năm.

Đình làng

Các thôn đều có đình làng để thờ Thành Hoàng, có thể kể đến Đình Tiên Kiều thờ Đức Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng, đình Phúc Khê làng Lập Lễ thờ Đức Vua Hùng Duệ Vương, Thánh Quý Minh và Thánh Triệu Việt.

Nhà thờ Thiên chúa giáo

Trên địa bàn xã có hai nhà thờ Thiên chúa giáo là nhà thờ giáo họ Nhan Bầu và giáo họ Lập Lễ.

Nhà thờ họ

Các dòng họ trong xã đều xây dựng nhà thờ họ để phụng thờ Tổ Tiên. Đây là nơi con cháu thường lui về thắp hương khấn vái tổ tiên vào các dịp Lễ, Tết, giỗ Tổ họ.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ a b Thu Hằng (23 tháng 9 năm 2015). “Phục tráng và phát triển cây bưởi đào Thanh Hồng”. http://www.vnua.edu.vn. Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập 11 tháng 3 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  4. ^ Anh Nguyên (26 tháng 3 năm 2015). “Bưởi đào Lập Lễ có nguy cơ mất mùa cao”. http://www.haiduongdost.gov.vn. Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2016. Truy cập 11 tháng 3 năm 2015. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  5. ^ Minh Nguyên. “Thanh Hồng lại mất mùa bưởi đào”. http://www.tintucnongnghiep.com. Báo Hải Dương. Truy cập 11 tháng 3 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  6. ^ Hải Ninh (14 tháng 10 năm 2015). “Hoàn thiện văn bản phục vụ công tác quản lý nhãn hiệu tập thể bưởi Thanh Hồng (Thanh Hà)”. http://www.haiduongdost.gov.vn. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2016. Truy cập 11 tháng 3 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Arisu Sakayanagi - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vật Arisu Sakayanagi - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Arisu Sakayanagi (坂さか柳やなぎ 有あり栖す, Sakayanagi Arisu) là một trong những lớp trưởng của lớp 2-A.
Pricing Strategy: Học cách định giá sản phẩm có 1-0-2 của Wine List
Pricing Strategy: Học cách định giá sản phẩm có 1-0-2 của Wine List
Hôm nay mình đọc được 2 case study thú vị về định giá sản phẩm. Cả hai đều dựa trên hiệu ứng mỏ neo (Price Anchoring Effect).
Vì sao Harry Potter lại được chiếc nón phân loại đánh giá là thích hợp ở nhà Gryffindor lẫn Slytherin?
Vì sao Harry Potter lại được chiếc nón phân loại đánh giá là thích hợp ở nhà Gryffindor lẫn Slytherin?
Hình như mọi người đều nghĩ Harry Potter thích hợp nhất ở nhà Gry và cảm thấy tất cả mọi yếu tố tính cách của Harry đều chính minh cho một Gry thực thụ
Tổng quan về vị trí Event Planner trong một sự kiện
Tổng quan về vị trí Event Planner trong một sự kiện
Event Planner là một vị trí không thể thiếu để một sự kiện có thể được tổ chức suôn sẻ và diễn ra thành công