Thiếu fluor

Fluorine deficiency

Thiếu fluor hoặc fluoride là một rối loạn có thể gây sâu răng (hay hư răng, là tình trạng mô răng bị phá hỏng bởi các sản phẩm axit được tạo ra từ quá trình "lên men vi khuẩn trong chế độ ăn uống giàu carbohydrate.")[1] và cũng gây ra loãng xương[2] (một rối loạn giảm khối lượng và tăng độ độ giòn của xương),[3] nguyên nhân là do sự thiếu hụt fluoride trong chế độ ăn uống.[4][5] Nguồn fluoride tự nhiên có trong một số thực phẩm như cá và trà, và trong nước máy cũng được fluor hóa (cho chút ít flo vào nước máy).[6] Mối quan mức độ có thật về những tình trạng này với ngộ độc fluoride đã dẫn đến một số tranh cãi.[7] Fluorine không được xem xét là một chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng tầm quan trọng của fluoride trong việc ngăn ngừa sâu răng đã được thừa nhận,[8] mặc dù phần lớn tác dụng chỉ tại chỗ.[9] Trước năm 1981, tác dụng của fluoride được cho là cần cho cơ thể và để phòng trước cơn phát bệnh, đòi hỏi phải thêm bổ sung.[10] Fluoride được cho là thiết yếu trong việc phát triển và bảo vệ răng bởi Hiệp hội Vệ sinh Nha khoa Hoa Kỳ.[11] Fluoride cần thiết trong việc gắn vào răng để hình thành và làm cứng men răng, giúp cho răng có khả năng kháng axit tốt hơn cũng như chống lại vi khuẩn hình thành lỗ khoang.[12] Tác dụng ức chế sâu răng của fluoride lần đầu tiên được thấy vào năm 1902 khi fluoride ở nồng độ cao được phát hiện để nhuộm răng và ngăn ngừa sâu răng.

Các muối fluoride, đặc biệt là natri fluoride (NaF), được dùng trong điều trị và phòng ngừa loãng xương.[13] Các triệu chứng như gãy xương hông ở người già hoặc giòn và yếu xương là do thiếu hụt flo trong cơ thể.[14] Fluoride kích thích sự hình thành xương và tăng mật độ xương, tuy nhiên xương có hàm lượng fluoride dư thừa sẽ có cấu trúc bất thường dẫn đến tăng tính dễ gãy. Do đó, liệu pháp fluoride dẫn đến sự gia tăng lớn mật độ khoáng xương nhưng lại ảnh hưởng đến tỷ lệ gãy xương, trong khi ích lợi là nhỏ.

Tranh cãi về sự cần thiết của flo đã tồn tại từ thế kỷ 19, khi flo được nhận thấy có mặt ở răng và xương.[15] Vào năm 1973, một cuộc thử nghiệm đã kết luận sự suy giảm khả năng sinh sản ở chuột được quy cho là do chế độ ăn thiếu flo, nhưng một cuộc điều tra sau đó đã xác định rằng thực chất là do giảm hấp thu sắt.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Selwitz, Robert H (2007). “Dental Caries”. The Lancet. 369: 51–9. doi:10.1016/S0140-6736(07)60031-2. PMID 17208642. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ Kleerekoper, M. (1998). “The Role of Fluoride in the Prevention of Osteoporosis”. Endocrinology and Metabolism Clinics of North America. 27 (2): 441–452. doi:10.1016/S0889-8529(05)70015-3.
  3. ^ 'Vilela';'Nunes', 'Pedro'; 'Teresa' (2011). “Osteoporosis International”. Neuroradiology. 53: 185–189. doi:10.1007/s00234-011-0925-4.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ “Fluorine”. Merck. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2009.
  5. ^ Ilich, J. Z.; Kerstetter, J. E. (2000). “Nutrition in Bone Health Revisited: A Story Beyond Calcium”. Journal of the American College of Nutrition. 19 (6): 715–737. doi:10.1080/07315724.2000.10718070. PMID 11194525.
  6. ^ “Fluoride in the UK diet”. 2014. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2015. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  7. ^ Gazzano, E.; Bergandi, L.; Riganti, C.; Aldieri, E.; Doublier, S.; Costamagna, C.; Bosia, A.; Ghigo, D. (2010). “Fluoride Effects: The Two Faces of Janus”. Current Medicinal Chemistry. 17 (22): 2431–2441. doi:10.2174/092986710791698503.
  8. ^ Olivares M, Uauy R (2004). “Essential nutrients in drinking-water (Draft)” (PDF). WHO. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2008.
  9. ^ Pizzo G, Piscopo MR, Pizzo I, Giuliana G (tháng 9 năm 2007). “Community water fluoridation and caries prevention: a critical review”. Clin Oral Investig. 11 (3): 189–93. doi:10.1007/s00784-007-0111-6. PMID 17333303.
  10. ^ Aoba T, Fejerskov O (2002). “Dental fluorosis: chemistry and biology”. Crit. Rev. Oral Biol. Med. 13 (2): 155–70. doi:10.1177/154411130201300206. PMID 12097358. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2018.
  11. ^ Nutritional Factors in Tooth Development. ADHA. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2008.
  12. ^ “Effect of Inorganic Fluoride on Living Organisms of Different Phylogenetic Level”. 2010. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  13. ^ Wood, A. J. J.; Riggs, B. L.; Melton, L. J. (1992). “The Prevention and Treatment of Osteoporosis”. New England Journal of Medicine. 327 (9): 620–627. doi:10.1056/NEJM199208273270908.
  14. ^ “Health Supplements and Nutritional Guides”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2016.
  15. ^ Meiers P. Fluoride Research in the 19th and early 20th century. Truy cập 2009-1-4.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Genshin Impact - Hướng dẫn build đồ tối ưu cho newbie
Genshin Impact - Hướng dẫn build đồ tối ưu cho newbie
Sai lầm của 1 số newbie về việc build tướng như thế nào là tối ưu nhất vì chưa hiểu rõ role
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco xuất hiện và được biết đến như một kẻ độc tài máu lạnh. Là người đồng đội cũ của Vander trong công cuộc tiến công vào thành phố phồn hoa Piltover với ước mơ giải thoát dân chúng tại Zaun khỏi sự ô nhiễm
Discovery Channel - Through the Wormhole Season 8 vietsub
Discovery Channel - Through the Wormhole Season 8 vietsub
Thông qua lỗ giun mùa 8 (2017) là chương trình phim khoa học do Morgan Freeman dẫn dắt đưa chúng ta khám phá và tìm hiểu những kiến thức về lỗ sâu đục, lỗ giun hay cầu Einstein-Rosen
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)