Murrinh-patha (nghĩa đen là "ngôn ngữ-tốt") là một ngôn ngữ thổ dân Úc được hơn 1.500 người nói, đa số sống tại Wadeye (Lãnh thổ Bắc Úc), nơi nó là ngôn ngữ chính của cộng đồng. Đây là ngôn ngữ của người Murrinh-Patha, cũng như một số bộ tộc mà ngôn ngữ đã tuyệt chủng hoặc gần tuyệt chủng, như Mati Ke và Marri-Djabin.
Murrinh-patha cũng có thể được viết là Murrinh Patha, Murrinh-Patha, Murinbada, Murinbata.[3]Garama là tên mà người Jaminjung gọi ngôn ngữ này. Murrinh-patha nghĩa đen là "ngôn ngữ-tốt."
Vì có vai trò lingua franca trong khu vực, tiếng Murrinh-patha là một trong số ít ngôn ngữ thổ dân Úc mà số người nói đang tăng lên và dần được sử dụng rộng rãi hơn trong thế kỷ qua.[5] Khác nhiều ngôn ngữ bản địa khác (đặc biệt tại đông Úc), trẻ em vẫn học ngôn ngữ này[6][7], một từ điển và sách ngữ pháp tiếng Murrinh-patha đã được phát hành, và một số phân đoạn Kinh Thánh đã được dịch ra tiếng Murrinh-patha trong thời gian 1982-1990.[4] Những điều này giúp tiếng Murrinh-patha trở thành một trong số các ngôn ngữ bản xứ không bị đe dọa. Thêm vào đó, tiếng Murrinh-patha được dạy trong trường học và tất cả người dân địa phương được khuyến khích học nó do sự hữu dụng và phổ biến của nó trong khu vực.[8]
Tiếng Murrinh-patha từng được xem là một ngôn ngữ tách biệt, dựa trên khối từ vựng khác biệt của nó.[9] Tuy nhiên, sự biến tố động từ lại tương quan chặt chẽ với một ngôn ngữ khác, tiếng Ngan’gityemerri (Ngan’gi). Hai ngôn ngữ này hiện được xếp chung với nhau để tạo nên hệ ngôn ngữ Nam Daly.[10] Trừ hình thái động từ hạn định và một ít từ cùng gốc như 'bạn' (số ít) (nhinhi và nyinyi) và 'đây, cái này' (kanhi và kinyi),[11] chúng có rất ít điểm chung về từ vựng, dù cấu trúc ngữ pháp vẫn tương tự nhau.
Cũng như vậy, dù khác biệt từ vựng, tiếng Murrinh-patha và tiếng Mati Ke có cấu trúc cú pháp tương đồng.[12]
Tiếng Murrinh-patha có cấu trúc động từ phức tạp, và thường được xem là ngôn ngữ hỗn nhập.[13] Sự sắp xếp hình vị trong động từ được cấu trúc rõ ràng, nhưng thứ tự từ ngữ trong câu tương đối tự do.[14]
Trong tiếng Murrinh-patha, có 31 đại từ được phân loại vào bốn nhóm. Bốn nhóm này là: số ít, số kép, số nhỏ (từ 3 tới 15 cá nhân) và số nhiều (hơn 15).[12]
Động từ được chia theo 38 kiểu khác nhau. Mỗi động từ đều có hình thái phức tạp; gốc động từ được thêm vào tiền tố và phụ tố để xác định chủ ngữ, tân ngữ, thì và trạng.
Walsh, M. (1976). “Ergative, locative and instrumental case inflections: Murinjpata”. Trong R. M. W. Dixon (biên tập). Grammatical categories in Australian languages. Canberra: Australian Institute of Aboriginal Studies. tr. 405–408.
Walsh, M. (1995). “Body parts in Murrinh-Patha: incorporation, grammar and metaphor”. Trong H. Chappell and W. B. McGregor (biên tập). The Grammar of Inalienability: A Typological Perspective on Body Part Terms and the Part-Whole Relation. Berlin and New York: Mouton de Gruyter. tr. 327–380.
Walsh, M. (1996). “Vouns and nerbs: a category squish in Murrinh-Patha (Northern Australia)”. Trong W. B. McGregor (biên tập). Studies in Kimberley Languages in Honour of Howard Coate. Munich and Newcastle: Lincom Europa. tr. 227–252.
Walsh, M. (1997). “Noun classes, nominal classification and generics in Murrinhpatha”. Trong M. Harvey and N. Reid (biên tập). Nominal Classification in Aboriginal Australia. Amsterdam/Philadelphia: John Benjamins Publishing Company. tr. 255–292.
^Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Murrinh-Patha”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
^Joe Blythe. “Language and Cognition - Murrinh-Patha”. Max Planck Institute for Psycholinguistics. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2017. line feed character trong |title= tại ký tự số 25 (trợ giúp)
^Reid, N.J. Ngan’gityemerri. Unpublished PhD thesis, Australian National University, Canberra, 1990.
^Green, I. "The Genetic Status of Murrinh-patha" in Evans, N., ed. "The Non-Pama-Nyungan Languages of Northern Australia: comparative studies of the continent’s most linguistically complex region". Studies in Language Change, 552. Canberra: Pacific Linguistics, 2003.
^Tiếng Ngan’gityemerri không có âm nh, nên ny thay thế cho nh. trong các trường hợp
Tira chị em sinh 3 của Tina Tia , khác vs 2 chị em bị rung động bởi người khác thì Tira luôn giữ vững lập trường và trung thành tuyệt đối đối vs tổ chức sát thủ của mình