Tiếng Tạng chuẩn | |
---|---|
བོད་སྐད་ Bod skad / Böké ལྷ་སའི་སྐད་ Lha-sa'i skad / Lhaséké | |
Sử dụng tại | Khu tự trị Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ |
Tổng số người nói | 1,2 triệu người bản ngữ (thống kê 1990) Khoảng 3 đến 7 triệu người nói tổng cộng.[1] |
Phân loại | Hán-Tạng
|
Ngôn ngữ tiền thân | Tiếng Tạng cổ
|
Hệ chữ viết | Chữ Tạng Hệ chữ nổi Tạng |
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ chính thức tại | Trung Quốc (Khu tự trị Tây Tạng), Nepal (Thượng Mustang) |
Quy định bởi | Ủy ban Chuẩn hóa tiếng Tạng[2] |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-1 | bo |
tib (B) bod (T) | |
ISO 639-3 | bod |
Glottolog | tibe1272 [3] |
Linguasphere | 70-AAA-ac |
Tiếng Tạng chuẩn[4] (ཚད་ལྡན་བོད་ཡིག) là dạng ngôn ngữ Tạng được nói phổ biến nhất. Nó dựa trên phương ngữ tại Lhasa, một phương ngữ Ü-Tsang (tiếng Trung Tạng). Vì lý do này, tiếng Tạng chuẩn cũng được gọi là tiếng Tạng Lhasa.[5] Tiếng Tạng là ngôn ngữ chính thức[6] của Khu tự trị Tây Tạng thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngôn ngữ này được viết bằng chữ Tạng.
Trên khắp Tây Tạng, học sinh tiểu học được giảng dạy gần như hoàn toàn bằng tiếng Tạng. Tuy nhiên, tiếng Trung Quốc trở thành ngôn ngữ giáo dục chính trong đa phần trường trung học. Những người học lên Cao đẳng – Đại học, có thể theo học môn nhân văn học bằng tiếng Tạng tại một số trường Cao đẳng – Đại học nhỏ.[7] Nạn mù chữ là vấn đề chính tại đây. Một phần lớn người trưởng thành tại Tây Tạng không biết chữ, và mặc cho chính sách giáo dục bắt buộc, nhiều người tại vùng nông thôn vẫn không thể đưa con em đến trường.