Toàn Linh

Toàn Linh
全齡
Thân vương nhà Thanh
Hòa Thạc Lễ Thân vương
Tại vị1821 – 1850
Tiền nhiệmLân Chỉ
Kế nhiệmThế Đạc
Thông tin chung
Sinh(1817-12-15)15 tháng 12, 1817
Mất9 tháng 5, 1850(1850-05-09) (32 tuổi)
Phối ngẫuxem văn bản
Hậu duệxem văn bản
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Toàn Linh
(愛新覺羅 全齡)
Thụy hiệu
Hòa Thạc Lễ Thận Thân vương (和碩禮慎親王)
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụTích Xuân
Thân mẫuTrắc Phúc tấn Vương thị

Toàn Linh (tiếng Trung: 全齡; 15 tháng 12 năm 18179 tháng 5 năm 1850) là một hoàng thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, người thừa kế 1 trong 12 tước vị Thiết mạo tử vương.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn Linh được sinh ra vào giờ Dần, ngày 8 tháng 11 (âm lịch) năm Gia Khánh thứ 22 (1817), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai trưởng của Lễ Thân vương Tích Xuân (錫春) – con trai trưởng của Lễ An Thân vương Lân Chỉ. Mẹ ông là Trắc Phúc tấn Vương thị (王氏).

Năm Gia Khánh thứ 25 (1820), tháng 2, ông được phong làm Phụng ân Tướng quân. Năm Đạo Quang nguyên niên (1821), tổ phụ của ông qua đời, ông được thế tập tước vị Lễ Thân vương đời thứ 11. Lúc ấy phụ thân ông cũng được truy phong làm Lễ Thân vương. Năm thứ 19 (1839), ông được phong làm Tổng tộc trưởng của Tương Hồng kỳ.[a]

Năm thứ 30 (1850), ngày 28 tháng 3 (âm lịch), giờ Mùi, ông qua đời, thọ 34 tuổi, được truy thụy Lễ Thận Thân vương (禮慎親王).

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Thê thiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguyên phối: Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị (博爾濟吉特氏), con gái của Khách Nhĩ Thấm Tát Khắc Đa La Quận vương Hòa Thạc Ngạch phò Sách Đặc Nạp Mộc Đa Bố Tề (索特納木多布齊) – hôn phu của Hòa Thạc Trang Kính Công chúa.
  • Kế thất: Tha Tháp Lạt thị (他塔喇氏), con gái của Tử tước Phúc Châu Long A (福珠隆阿).
  • Tam kế thất: Trương Giai thị (張佳氏), con gái của Trương Kiệm (張儉).
  • Thứ Phúc tấn:
    • Liễu thị (柳氏), con gái của Liễu Chí (柳志).
    • Lưu thị (劉氏), con gái của Lưu Khắc Mẫn (劉克敏).
  1. Dụ Côn (裕昆; 1835 – 1835), mẹ là Thứ Phúc tấn Lưu thị. Chết yểu.
  2. Thế Trạch (世澤; 1843 – 1848), mẹ là Kế Phúc tấn Tha Tháp Lạt thị. Chết yểu.
  3. Thế Đạc (世鐸; 1843 – 1914), mẹ là Tam kế Phúc tấn Trương Giai thị. Năm 1850 được thế tập tước vị Lễ Thân vương (禮親王). Sau khi qua đời được truy thụy Lễ Khác Thân vương (禮恪親王). Có một con trai.
  4. Thế Hoa (世華; 1845 – 1853), mẹ là Thứ Phúc tấn Lưu thị. Chết yểu.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Những năm Ung Chính, kỳ tịch của Tông thất (Cận chi) được chia theo "Tả dực" (gồm Tương Hoàng, Chính Bạch, Tương Bạch, Chính Lam) cùng "Hữu dực". Mỗi "dực" sẽ được chia làm 20 "Tộc" (như Tả dực có Tương Hoàng 1 tộc, Chính Bạch 3 tộc, Tương Bạch 3 tộc, Chính Lam 13 tộc). Vậy tổng cộng là 40 tộc với 40 Tộc trưởng. Đến những năm Càn Long, tất cả 40 tộc này được xếp vào "Viễn chi", thiết lập 16 "Tổng tộc trưởng". Mỗi Tổng tộc trưởng đều do đích thân Hoàng Đế bổ nhiệm, có thể không thuộc kỳ mình quản lý.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Pricing Strategy: Học cách định giá sản phẩm có 1-0-2 của Wine List
Pricing Strategy: Học cách định giá sản phẩm có 1-0-2 của Wine List
Hôm nay mình đọc được 2 case study thú vị về định giá sản phẩm. Cả hai đều dựa trên hiệu ứng mỏ neo (Price Anchoring Effect).
Rối loạn nhân cách ái kỷ - có nên được giảm nhẹ tội trong pháp lý?
Rối loạn nhân cách ái kỷ - có nên được giảm nhẹ tội trong pháp lý?
Dành cho ai thắc mắc thuật ngữ ái kỷ. Từ này là từ mượn của Hán Việt, trong đó: ái - yêu, kỷ - tự bản thân mình
SPAC là gì và vì sao Vinfast lựa chọn SPAC để niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq?
SPAC là gì và vì sao Vinfast lựa chọn SPAC để niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq?
Trong niềm tự hào vì 1 công ty Việt Nam có thể niêm yết trên 1 trong những sàn giao dịch chứng khoán nổi tiếng nhất thế giới là Nasdaq của Mỹ
7 kẻ không thể không build trong Honkai: Star Rail
7 kẻ không thể không build trong Honkai: Star Rail
Chúng ta biết đến cơ chế chính trong combat của HSR là [Phá Khiên]... Và cơ chế này thì vận hành theo nguyên tắc