Chính Lam kỳ

Chính Lam kỳ

Chính Lam kỳ (tiếng Mãn: ᡤᡠᠯᡠ
ᠯᠠᠮᡠᠨ
ᡤᡡᠰᠠ
, Möllendorff: gulu lamun gūsa, Abkai: gulu lamun gvsa, chữ Hán: 正藍旗, tiếng Anh: Plain Blue Banner) là một kỳ trong chế độ Bát Kỳ của Thanh triều, lấy cờ sắc xanh thuần làm tên gọi và được thống lĩnh bởi Kỳ chủ, cùng với Chính Hồng kỳ, Tương Bạch kỳ, Tương Hồng kỳTương Lam kỳ được xưng Hạ Ngũ kỳ. Trước thời Thuận Trị, Chính Lam kỳ thuộc Thượng Tam kỳ, sau đó do Đa Nhĩ Cổn thống lĩnh Chính Bạch kỳ nên Chính Bạch kỳ chuyển lên Thượng Tam kỳ, còn Chính Lam kỳ chuyển xuống Hạ Ngũ kỳ.

Thông tin

[sửa | sửa mã nguồn]
Thanh Cao Tông Càn Long Đế kiểm duyệt tướng sĩ Chính Lam kỳ

Chính Lam kỳ được phân thành 3 bộ phận: Mãn Châu, Mông Cổ và Hán quân. Ban đầu, Kỳ chủ của Chính Lam kỳ chính là Mãng Cổ Nhĩ Thái - một trong Tứ đại Bối lặc là đảm nhiệm.

Năm Thiên Thông thứ 6 (1632), Mãng Cổ Nhĩ Thái bị hoạch tội cách chức, Chính Lam kỳ liền do Đại hãn Hoàng Thái Cực đích thân thống soái, trở thành một trong Thượng Tam kỳ.

Thẳng đến khi Thuận Trị kế vị, Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn nhiếp chính, ông liền đem Chính Bạch kỳ do mình quản lý chuyển lên Thượng Tam kỳ, còn Chính Lam kỳ chuyển xuống Hạ Ngũ kỳ. Đa Nhĩ Cổn giao vị trí Kỳ chủ Chính Lam kỳ cho em trai là Đa Đạc. Đa Đạc làm Kỳ chủ được 1 năm thì qua đời, do con trai là Đa Ni thừa kế vị trí Kỳ chủ.

Chính Lam kỳ
Binh lực Tổng nhân khẩu Kỳ chủ Lĩnh chủ
83 Tá lĩnh, 11 bán phân Tá lĩnh, binh lực ước chừng 38,000 tả hữu Khoảng 250,000 Dự Thân vương Duệ Thân vương

Di Thân vương

Danh nhân thuộc Chính Lam kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Mãn Châu

Mông Cổ

Hán Quân

Trung Hoa Dân Quốc

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kim Thụ Thân (1999). Bắc Kinh thông. Nhà xuất bản Văn nghệ quần chúng. ISBN 9787800946578.
  • “Bát kỳ Sử thoại”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2020.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đại hiền triết Ratna Taisei: Tao Fa - Jigokuraku
Đại hiền triết Ratna Taisei: Tao Fa - Jigokuraku
Tao Fa (Đào Hoa Pháp, bính âm: Táo Huā) là một nhân vật phản diện chính của Thiên đường địa ngục: Jigokuraku. Cô ấy là thành viên của Lord Tensen và là người cai trị một phần của Kotaku, người có biệt danh là Đại hiền triết Ratna Ratna Taisei).
[Chongyun] Thuần Dương Chi Thể - Trường sinh bất lão
[Chongyun] Thuần Dương Chi Thể - Trường sinh bất lão
Nếu ai đã từng đọc những tiểu thuyết tiên hiệp, thì hẳn là không còn xa lạ
Sơ lược lịch sử đầy chính trị của Phở
Sơ lược lịch sử đầy chính trị của Phở
Phở đã trở nên gần gũi với Văn hóa Việt Nam tới mức người ta đã dùng nó như một ẩn dụ trong các mối quan hệ tình cảm
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Tất cả những thông tin mà ta đã biết về The Primordial One - Vị Đầu Tiên và The Second Who Came - Vị Thứ 2