Trò đời

Trò đời
Thể loạiTâm lý xã hội
Định dạngPhim truyền hình
Dựa trên"Số đỏ", "Cơm thầy cơm cô", "Kỹ nghệ lấy Tây" của Vũ Trọng Phụng
Kịch bảnLê Anh Thúy
Trịnh Thanh Nhã
Đạo diễnNSƯT Phạm Nhuệ Giang
Diễn viênNSƯT Minh Hằng
Bảo Thanh
Việt Bắc
Thiện Tùng
Mai Chi
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữtiếng Việt
Số tập32
Sản xuất
Kỹ thuật quay phimNguyễn Hữu Tuấn
Thời lượng45 phút/tập (không bao gồm quảng cáo)
Đơn vị sản xuấtTrung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam
Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV1
Phát sóng9 tháng 8 năm 2013 – 5 tháng 12 năm 2013
Thông tin khác
Chương trình trướcNgược sóng
Chương trình sauLàng ma - 10 năm sau

Trò đời là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam cùng Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam do NSƯT Phạm Nhuệ Giang làm đạo diễn.[1][2] Phim được chuyển thể dựa trên các tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng bao gồm "Số đỏ", "Cơm thầy cơm cô" và "Kỹ nghệ lấy Tây". Phim phát sóng vào lúc 20h30 thứ 5, 6 hàng tuần bắt đầu từ ngày 9 tháng 8 năm 2013 và kết thúc vào ngày 5 tháng 12 năm 2013 trên kênh VTV1.[3][4]

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Trò đời tái hiện lại chân thật bức tranh Việt Nam trước những năm 1945, khi con người dần bị lu mờ bởi những ánh sáng đô thị của phương Tây, khiến cho xã hội trở nên tha hóa...[5][6]

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Cùng một số diễn viên khác....

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Kịch bản phim được chắp bút bởi biên kịch Trịnh Thanh Nhã,[9] dựa trên nội dung của các tác phẩm gồm "Số đỏ", "Cơm thầy cơm cô" và "Kỹ nghệ lấy Tây".[10][11] Đây cũng là một trong những dự án hiếm hoi của VFC hợp tác với các đơn vị làm phim khác và là bộ phim đầu tiên lấy ý tưởng từ các tác phẩm văn học hiện thực những năm 1930–1945 của đơn vị sản xuất.[10][12] Quá trình thực hiện bộ phim diễn ra trong gần một năm, với hơn 200 bộ quần áo được thiết kế riêng cho các nhân vật và nhiều bối cảnh nhà cổ khác nhau.[10] Chiến Thắng từng cho biết để vào vai, ông đã phải giảm 5 đến 6 kg chỉ trong vòng nửa tháng.[13] Trước khi nhận vai Kiểm trong phim, NSƯT Minh Hằng cũng đã suýt từ chối vai diễn vì có nhiều cảnh "nóng" của nhân vật.[7]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Là tác phẩm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố nhà văn Vũ Trọng Phụng, tại thời điểm công bố kế hoạch sản xuất, Trò đời được kỳ vọng sẽ là điểm nhấn của phim truyền hình Việt năm 2013.[10][14][15] Phim đã gây "sốt" suốt thời phát sóng và giúp sự nghiệp của diễn viên chính Bảo Thanh được chú ý.[16] Trò đời sau đó được đưa vào danh sách những bộ phim Việt ấn tượng nhất trong năm.[17]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Hạng mục (Người) đề cử Kết quả Tham khảo
2014 Ấn tượng VTV Phim truyền hình ấn tượng Đề cử [18]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kim Dung (7 tháng 12 năm 2012). "Số đỏ" thành "Trò đời" trên phim truyền hình”. Báo điện tử VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Phương Hà (22 tháng 1 năm 2013). “Phim truyền hình 2013: Đa dạng thể loại để hút khách”. Tin Tức. Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Thanh Hằng (9 tháng 8 năm 2013). “Có một Xuân "tóc đỏ" mới trong bộ phim truyền hình "Trò đời". Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ Thu Hà (11 tháng 8 năm 2013). “Trò đời: Vũ Trọng Phụng vừa được làm mới”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ K.G (3 tháng 1 năm 2013). "Trò đời": Tái hiện không khí giai đoạn 30 – 45”. Báo Thế giới & Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
  6. ^ T.Minh (11 tháng 12 năm 2012). “Tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng được dựng phim truyền hình”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
  7. ^ a b c d e f Huy Phạm (3 tháng 8 năm 2013). “NSƯT Minh Hằng suýt từ chối 'Trò đời' vì cảnh nhạy cảm”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
  8. ^ Đoàn Hòa (20 tháng 2 năm 2020). “Sao nữ kể chuyện được gả cho nhà giàu, đêm tân hôn bị sốc với chồng đại gia”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
  9. ^ Đỗ Ngọc Yên (4 tháng 9 năm 2013). “Tinh hoa văn chương làm nên khác biệt...”. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
  10. ^ a b c d Tuyết Loan (5 tháng 8 năm 2013). "Trò đời" chính thức lên sóng”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
  11. ^ H.Thúy (4 tháng 8 năm 2013). “Phim chuyển thể 3 tác phẩm của Vũ Trọng Phụng lên sóng”. infonet.vietnamnet.vn. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
  12. ^ Kim Ngân (17 tháng 9 năm 2013). “Trò đời – Khởi đầu phương thức làm phim mới của VFC”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
  13. ^ Dương Cầm (24 tháng 8 năm 2013). “Phim "Trò đời": Đạo diễn khó tính đến...phát ghét!”. An ninh thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
  14. ^ Vũ Thược (2 tháng 8 năm 2013). "Trò đời" - điểm nhấn phim Việt năm 2013 lên sóng VTV1”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
  15. ^ NT (15 tháng 6 năm 2013). "Trò đời": Bức tranh sinh động về xã hội cũ”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
  16. ^ “Phim truyền hình Việt: Không thiếu dấu ấn của Bảo Thanh, Lan Phương”. Báo Quảng Ninh điện tử. Lao Động. 23 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
  17. ^ “Những bộ phim Việt ấn tượng nhất năm 2013”. sovhtt.hanoi.gov.vn. Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội. 17 tháng 12 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
  18. ^ Lan Chi (14 tháng 9 năm 2014). “Phim Việt "giờ vàng" thắng thế ở "Ấn tượng VTV". Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
VTV1: Phim truyền hình
20:35 thứ Năm, Sáu (9/8 - 5/12/2013)
Chương trình trước Trò đời
(9/8 - 5/12/2013)
Chương trình kế tiếp
Ngược sóng
(21/3- 3/8/2013)
Làng ma - 10 năm sau
(6/12/2013 - 18/4/2014)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan