Trò lừa bịp Alan MacMasters

Hình ảnh giả của Alan MacMasters do Alex chỉnh sửa

Trò lừa bịp Alan MacMasters liên quan đến một bài viết xuất hiện trên Wikipedia trong hơn mười năm. Tháng 2 năm 2012, một nhóm học sinh người Anh đã chỉnh sửa bài viết trên Wikipedia tiếng Anh về máy nướng bánh mì điện và chèn thông tin sai rằng một người đàn ông tên là Alan MacMasters đã phát minh ra lò nướng bánh mì vào năm 1893. Một người trong số những học sinh trên đã tạo một bài viết riêng về Alan MacMasters vào tháng 2 năm 2013 và bổ sung thêm nhiều chi tiết hư cấu khác trong những năm sau đó. Bài viết giả này đã được một số tờ báo và tổ chức trích dẫn cho đến khi trò lừa bịp này bị phơi bày vào tháng 7 năm 2022.

Trên thực tế, lò nướng bánh mì tự động được nhiều cá nhân và tổ chức phát minh trong khoảng từ năm 1890 đến 1920.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 6 tháng 2 năm 2012, Alan MacMasters, sinh viên ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ của Đại học Surrey, tham dự một tiết học về động lực học, tại buổi học này, giảng viên cảnh báo lớp không sử dụng Wikipedia làm nguồn. Giảng viên còn chỉ ra một người bạn của mình tên là Maddy Kennedy đã chỉnh sửa bài viết trên Wikipedia về lò nướng bánh mì với thông tin sai lệch rằng người bạn này là người phát minh ra nó.[1][2][3][4]

Sau buổi học, Alan và bạn bè đã truy cập bài viết về lò nướng bánh mì trên Wikipedia. Alex, một người bạn của Alan, đã chỉnh sửa bài viết để thay thế tên của người bạn của giảng viên bằng tên Alan MacMasters, tuyên bố rằng Alan đã phát minh ra máy nướng bánh mì tại Edinburgh, Scotland, vào năm 1893.[1][2][4][5][6]

Một năm sau, Alex suy tính về việc nâng tầm trò đùa này. Tháng 2 năm 2013, anh đã tạo một bài viết về Alan MacMasters, trong đó có chứa một hình ảnh của chính mình và chỉnh sửa nó để cho giống với một bức ảnh ở thế kỷ 19. Alex và các biên tập viên khác đã mở rộng và thêu dệt thêm cho tiểu sử giả này trong một khoảng thời gian.[1][2][6]

Trong bài viết, Alex đề cập rằng sản phẩm này không thành công về mặt thương mại.[5] Anh cũng quy việc phát minh ra ấm nước siêu tốc cho MacMasters và cho rằng lò nướng bánh đã gây ra một trong những vụ cháy thiết bị gia dụng gây tử vong sớm nhất nước Anh.[2][5] Một câu chuyện bịa đặt về một người phụ nữ có bàn bếp bị cháy sau khi bộ phận làm nóng của lò nướng bánh bị tan chảy.[2][5] Một thông tin sai lệch khác mà Alex đã thêm vào là MacMasters đã hỗ trợ phát triển hệ thống chiếu sáng cho tàu điện ngầm Luân Đôn.[1]

Tác động

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù bài viết ban đầu chỉ là một trò đùa, nhưng nhiều người đã tin rằng các thông tin của nó là sự thật và tiếp tục lan truyền câu chuyện sai lệch này.[1][3][2] Alex sau đó đã sử dụng các bài viết này, trong đó trích dẫn MacMasters là người phát minh ra máy nướng bánh, để tiếp tục lan truyền thông tin sai lệch.[3]

Nhiều tổ chức đã sử dụng thông tin này như các trang bách khoa toàn thư, cơ quan chính phủ, các tờ báo như The Scotsman, The Mirror,[2] Bảo tàng Lịch sử Chicago,[7] Đại học Purdue,[8] Bảo tàng và Thư viện Hagley tại Delaware.[1][9]

Hơn mười hai cuốn sách bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau đã ghi nhận MacMasters là nhà phát minh của lò nướng bánh mỳ.[1]trường tiểu học ở Scotland còn dành ra một ngày để tôn vinh MacMasters.[1] Thậm chí, MacMasters còn là một trong những ứng viên để xuất hiện trên tờ 50 bảng Anh.[1][10] Trong cuộc trưng cầu dân ý độc lập Scotland năm 2014, các tổ chức được chính phủ Scotland tài trợ đã trích dẫn câu chuyện của Alan như một bằng chứng về cách Scotland độc lập có thể thành công.[2][11] Trong một lần xuất hiện trên chương trình nấu ăn Great British Menu của BBC, đầu bếp Scott Smith đã tạo ra một món tráng miệng để vinh danh MacMasters.[1][4]

Phát hiện và hậu quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 2022, một học sinh 15 tuổi sống ở Kent tên là Adam bắt đầu nghi ngờ về bức ảnh trên trang Wikipedia của Alan MacMasters và sau khi kiểm tra kỹ hơn đã phát hiện rằng nó đã qua chỉnh sửa, không phải là ảnh xác thực.[1][4] Sau đó, Adam đăng các phát hiện của mình lên Reddit.[1] Adam bắt đầu tìm hiểu về chuyện này sau khi giáo viên của cậu nói về MacMasters trong lớp và Adam đã tra cứu bài viết về người này.[6] Tuy nhiên, Adam không biết rằng toàn bộ bài viết chỉ là một trò lừa bịp.[1] Một người xem bài đăng trên Reddit đã báo cáo mối lo ngại của họ trên diễn đàn trực tuyến Wikipediocracy, nơi người dùng phát hiện ra tính chất giả mạo của bài viết.[1] Không lâu sau đó, trang này đã bị gán nhãn là trò lừa bịp và bị đánh dấu để xóa.[1] Tài khoản Wikipedia của người đã để thực hiện trò lừa bịp, Alex, sau đó đã bị cấm khỏi nền tảng.[1][4]

Năm 2022, trong một cuộc phỏng vấn trên Wikipediocracy, người tạo ra trò lừa bịp cho biết rằng ban đầu họ nghĩ rằng trò đùa sẽ không gây hại nhiều, nhưng đã nhận thức được rằng bài viết là một trò lừa bịp và thực sự đã "phổ biến", sau đó nhiều chi tiết bổ sung vào bài viết là do các biên tập viên khác thực hiện.[11] Họ mô tả lần đầu tiên nhận ra trò đùa này gây hại là khi họ đọc một cuốn sách về các nhà phát minh thời đại Victoria và thấy tên Alan MacMasters được liệt kê trong đó.[11]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p Silva, Marco (ngày 18 tháng 11 năm 2022). "Alan MacMasters: How the great online toaster hoax was exposed" [Alan MacMasters: Làm thế nào trò lừa bịp máy nướng bánh mì trên mạng bị vạch trần]. BBC News. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ a b c d e f g h Felton, James (ngày 22 tháng 11 năm 2022). "15-Year-Old Uncovers Major Wikipedia Toaster Hoax That Fooled the Media for Years" [Thiếu niên 15 tuổi phát hiện trò lừa bịp về lò nướng bánh mì trên Wikipedia đã đánh lừa truyền thông trong nhiều năm]. IFLScience. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ a b c Rauwerda, Annie (ngày 12 tháng 8 năm 2022). "A long-running Wikipedia hoax and the problem of circular reporting" [Một trò lừa bịp kéo dài trên Wikipedia và vấn đề của đưa tin vòng tròn]. Input (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ a b c d e Mackie, Rachel (ngày 20 tháng 2 năm 2023). "The Edinburgh toaster conspiracy: How one man persuaded the world that the toaster was invented in Scotland's Capital" [Âm mưu máy nướng bánh mì Edinburgh: Làm thế nào một người đàn ông đã thuyết phục thế giới rằng máy nướng bánh mì được phát minh ở thủ đô của Scotland]. Edinburgh Evening News. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2025.
  5. ^ a b c d Cant, Ash (ngày 23 tháng 11 năm 2022). "Alan MacMasters, the man the world thought invented the toaster" [Alan MacMasters, người mà thế giới từng nghĩ là người phát minh ra máy nướng bánh mì]. The New Daily. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2025.
  6. ^ a b c Sicard, Sarah (ngày 28 tháng 2 năm 2025). "Who Invented the Toaster? It's Complicated" [Ai đã phát minh ra máy nướng bánh mì? Câu chuyện phức tạp]. Inc. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2025.
  7. ^ "Toasters Through Time" [Máy nướng bánh qua thời gian] (PDF). Chicago History Museum. tháng 12 năm 2022. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2025.
  8. ^ "Category to study: toasters / toaster ovens" [Chủ đề nghiên cứu: máy nướng bánh / lò nướng bánh mỳ] (PDF). Purdue Extension 4-H Youth Development. ngày 9 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2025.
  9. ^ Gross, Linda (ngày 19 tháng 6 năm 2017). "The History of Making Toast" [Lịch sử làm bánh mì nướng]. Hagley Museum and Library. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2025.
  10. ^ "£50 character selection" [Lựa chọn nhân vật trên tờ tiền £50] (PDF). Bank of England. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2025.
  11. ^ a b c Belmont, Virginia (ngày 11 tháng 8 năm 2022). "Wikipedia's Credibility Is Toast" [Độ tin cậy của Wikipedia đang tan biến]. Wikipediocracy. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
5 lọ kem dưỡng bình dân cho da dầu
5 lọ kem dưỡng bình dân cho da dầu
Nhiều người sở hữu làn da dầu không biết rằng họ vẫn cần dùng kem dưỡng ẩm, để cải thiện sức khỏe tổng thể, kết cấu và diện mạo của làn da
Một vài nét về bố đường quốc dân Nanami Kento - Jujutsu Kaisen
Một vài nét về bố đường quốc dân Nanami Kento - Jujutsu Kaisen
Lúc bạn nhận ra người khác đi làm vì đam mê là khi trên tay họ là số tiền trị giá hơn cả trăm triệu thì Sugar Daddy Nanami là một minh chứng khi bên ngoài trầm ổn, trưởng thành
Đức Phật Thích Ca trong Record of Ragnarok
Đức Phật Thích Ca trong Record of Ragnarok
Buddha là đại diện của Nhân loại trong vòng thứ sáu của Ragnarok, đối đầu với Zerofuku, và sau đó là Hajun, mặc dù ban đầu được liệt kê là đại diện cho các vị thần.
Bảng xếp hạng EP các nhân vật trong Tensura
Bảng xếp hạng EP các nhân vật trong Tensura
Bảng xếp hạng năng lực các nhân vật trong anime Lúc đó, tôi đã chuyển sinh thành Slime