Ông là người Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Trong thời Khai Nguyên, đời vua Đường Huyền Tông, Trương Húc làm quan đến Thường thục úy, về sau thăng đến Hữu suất phủ trưởng Sử (右率府長史), nên còn được gọi là Trương trưởng sử.
Ngoài tài thơ, hay rượu, Trương Húc còn là một nhà thư pháp nổi tiếng. Đặc biệt ông giỏi "cuồng thảo" (狂草), là một trong nhiều hình thức viết chữ trong nghệ thuật thư pháp, do vậy ông được người đời sau xưng là "thảo thánh". Do vậy, ông và Hoài Tố [1], người cùng thời, được người đời xưng tụng là "cuồng thảo nhị tuyệt" (狂草二絕: hai bậc tuyệt đỉnh về cuồng thảo), là "Điên Trương tuý Tố" (顛張醉素: Trương Húc điên, Hoài Tố say). Tương truyền, ông đã lấy cảm hứng từ những màn múa kiếm của Công Tôn Đại Nương rồi đưa vào phong cách viết đặc biệt của mình.[2]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Trương Húc.
^Hoài Tố (懷素, khoảng 730 - 780) vốn họ Tiền (錢), tự là Tàng Chân (藏真), quê ở Trường Sa (Hồ Nam), là nhà sư xuất gia từ nhỏ và vì nghèo không tiền mua giấy, phải luyện thư pháp trên lá chuối. Nhờ xem những vết rạn nứt trên tường và những tia sấm chớp mà ông lĩnh hội được cái thần của thư pháp. Hoài Tố thích uống rượu, uống say rồi thì gào thét phóng bút trên giấy như điên cuồng hoặc nhúng cả đầu tóc vào nghiên mực, tuy có vẻ cuồng loạn nhưng lại có qui củ riêng. Vua Đường Văn Tông (唐文宗, tức Lý Ngang 李昂, ở ngôi: 827-840) sắc chiếu phong rằng đời Đường có Tam Tuyệt (三絕: ba thứ tuyệt đỉnh) là thi ca của Lý Bạch (李白), tài múa kiếm của Bùi Mân 裴旻, và cuồng thảo của Trương Húc. (Theo [1][liên kết hỏng]
^Lý Kỳ (chữ Hán: 李頎), sống trước sau 725, người Đông Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên, sau ở Hà Nam, Trung Quốc. Trong thời Khai Nguyên, đời Đường Huyền Tông, ông đỗ tiến sĩ, làm quan chức úy tại huyện Tân Hương, nhưng mãi không được thăng chức, bèn trở về ở ẩn. Ông thường đi lại với Vương Xương Linh, Vương Duy, Cao Thích. Ông học luyện đan và thường bàn đạo lý nhà Phật trong thơ. Ngoài ra, ông cũng có làm một số thơ biên tái. Phong cách của ông cũng hào phóng, khẳng khái, gần Lý Bạch.(Theo Thơ Đường tập I, Nhà xuất bản Văn học, 1987, tr. 326. Trong sách này có giới thiệu bài thơ Tống Ngụy Vạn chi kinh của ông)
Tư duy thiết kế (Design Thinking) là một hệ tư tưởng và quy trình giải quyết các vấn đề phức tạp theo cách lấy người dùng cuối (end-user) làm trung tâm