Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh | |
---|---|
Ho Chi Minh City University of Technology and Education | |
Địa chỉ | |
1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức , Thành phố Hồ Chí Minh , Việt Nam | |
Thông tin | |
Tên khác | HCMUTE |
Loại | Đại học công lập, tự chủ về tài chính |
Khẩu hiệu | Nhân bản - Sáng tạo - Hội nhập |
Thành lập | 1962 |
Mã trường | SPK |
Hiệu trưởng | Không có |
Website | http://hcmute.edu.vn/ |
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Ho Chi Minh City University of Technology and Education) là một trường đại học đa ngành tại Việt Nam, với thế mạnh về đào tạo kỹ thuật, được đánh giá là trường hàng đầu về đào tạo khối ngành kỹ thuật tại miền Nam.[1]
Trường là một trong 6 Đại học Sư phạm Kỹ thuật của cả nước – đào tạo kỹ thuật lấy ứng dụng làm trọng tâm để giảng dạy, có chức năng đào tạo kỹ sư công nghệ và giáo viên kỹ thuật. Đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của miền Nam Việt Nam.[2]
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trên cơ sở Ban Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ thành lập ngày 05/10/1962 theo quyết định số 1082/GD của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ngày 21/09/1972, theo công lệnh số 2826/GD/TTH/CL trường được đổi tên thành Trung tâm Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ - Thủ Đức.[3]
Năm 1974, cùng với việc thành lập Viện đại học Bách khoa Thủ Đức, trường được đổi tên thành Đại học Giáo dục Thủ Đức là một trong 7 thành viên của Viện, gồm:
Ngày 8/11/1975, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thành lập Viện đại học Sài Gòn (VĐHSG) gồm 11 trường Đại học trên địa bàn (Khoa học, Văn khoa, Luật khoa, Y khoa, Nha khoa, Dược khoa, Sư phạm, Kiến trúc, Kỹ thuật Phú Thọ, Giáo dục Thủ Đức, Nông nghiệp). Ngày 24/3/1976, Ban Dân chính Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập Đảng bộ Viện Đại học Sài Gòn. Viện Đại học Sài Gòn là sự sáp nhập Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức và Viện Đại học Sài Gòn cũ cho phù hợp với điều kiện mới.
Ngày 27/10/1976, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 426/TTg, tổ chức lại 11 trường đại học trực thuộc VĐHSG còn 8 trường.
Hiện nay trường có 15 khoa và viện, đào tạo các ngành Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ, Mỹ thuật công nghiệp, Kinh tế, Giáo dục:[6]
Danh sách các phòng ban của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh:
Danh sách các trung tâm của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh:
Đi cùng với sự vận động và phát triển của nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh đã tiếp cận thực tế để mở rộng đào tạo gần 30 ngành đào tạo trình độ đại học:[7]
Đào tạo Kỹ sư (4 năm)
Đào tạo Cử nhân (4 năm)
Đào tạo trình độ đại học, các ngành sư phạm kỹ thuật (4.5 năm) (Học ngành sư phạm kỹ thuật được miễn học phí theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi ra trường được cấp 1 bằng Kỹ sư đúng chuyên ngành và 1 chứng chỉ sư phạm bậc 2)[8]
Sinh viên có thể đăng ký chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến cũng như chương trình liên kết Đại học Quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh hiện có diện tích khuôn viên đất cơ sở I (cơ sở chính) là 174.247 m², cơ sở II là 44.408 m².
Tòa nhà trung tâm 12 tầng, có 1 tầng hầm. Trường có 16 phòng học máy tính với tổng diện tích 1.164 m².
Hệ thống Phòng Thí nghiệm và xưởng Thực hành: 58 phòng thí nghiệm và 98 xưởng thực hành với tổng diện tích là 27.342 m².[10]
Hiện nay, trường đang có mối quan hệ đối ngoại thân thiết với các trường đại học và các tổ chức quốc tế, như:
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam tặng cho những phần thưởng sau:
Ngày 17 tháng 9 năm 2021, mạng xã hội tại Việt Nam đã lan truyền một video học trực tuyến được cho là do một giảng viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì.[15][16] Nội dung chính của đoạn video cho thấy sự việc một thầy giáo "đuổi" một sinh viên ra khỏi lớp học trực tuyến ngay sau khi sinh viên đề nghị ông giảng lại nội dung bài học. Lý do của sinh viên đưa ra là "mưa to, chưa nghe rõ". Sau đó, ông còn nói nhiều lời không đúng mực trong tiết học.[17][18] Video nhanh chóng được chia sẻ khắp các trang mạng xã hội và nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Ngày 19 tháng 9 năm 2021, đại diện nhà trường đã lên tiếng cho rằng đoạn video bị "cắt ghép" và "chưa phản ánh đúng toàn bộ bối cảnh sự việc" đồng thời đang trong quá trình xác minh, tìm hiểu vụ việc.[19][20]
Ngày 20 tháng 9 năm 2021, nhà trường tổ chức buổi họp liên quan tới vụ việc và đã lên tiếng xin lỗi cộng đồng. Giảng viên trong đoạn video, ông Lê Minh Thành, đã nhận lỗi vì "nóng tính và thiếu cẩn trọng"; ông xin lỗi sinh viên và những người xem video trên.[21]
Theo kết luận thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều thiếu sót, sai phạm trong việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí cấp bù, miễn giảm học phí sư phạm do Bộ Giáo dục cấp lên đến hàng tỷ đồng. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính trong sai phạm này.[22][23][24][25][26][27]
Bộ kết luận Trường chưa có văn bản quy định cụ thể trong một số quy trình quản lý. Một số văn bản, biên bản của Trường là không đúng quy định. Bên cạnh đó, còn tổ chức thu nhiều khoản tiền khác không đúng quy định.[28][29] Thanh tra Bộ cũng kết luận Trường có sai sót trong quy trình tuyển dụng viên chức, bổ nhiệm trưởng khoa, trưởng bộ môn. Trường còn có sai phạm trong việc mua sắm trang thiết bị, cho thuê cơ sở vật chất, tiếp nhận tài trợ.[27][30]
Trường còn có liên quan tới sự việc Bộ Giáo dục và Đào tạo không công nhận Hiệu trưởng do trường đề nghị vì quy trình bầu Hiệu trưởng không đúng quy định[31][32][33][34][35] và yêu cầu rút lại văn bản thu hồi quyền Phó Hiệu trưởng Trương Thị Hiền.[36][37] Vụ việc được cho khiến hơn 4000 sinh viên dù đã ra trường không thể nhận bằng vì không có hiệu trưởng để ký bằng tính đến năm 2022, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu trường phải sắp xếp nhân sự phụ trách trường.[38][39]